Về phía các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG VIỆT NAM (Trang 35 - 116)

Các ngân hàng thương mại phải chủ động nâng cao năng lực tài chính của mình để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Việc nâng cao năng lực tài chính bằng cách tăng vốn tự có các ngân hàng cần chú trọng đến việc này tránh sự gia tăng vốn tự có dẫn đến sự dư thừa về vốn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng thương mại cần nâng cao năng lực quản lý: nâng cao hiệu quả hoạt động tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Ngân hàng nên chủ động mở lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên cấp cao học hỏi các lớp quản lý nước ngoài

Mở rộng và nâng cao chất lượng danh mục sản phẩm dịch vụ huy động vốn, nhằm tối đa hóa cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để theo kịp trình độ công nghệ của các ngân hàng trên thế giới, cũng như đáp ứng được nhu cầu hiện đại để tham gia giao

dịch liên kết ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Đồng thời hiện đại hóa về công nghệ giúp cho các sản phẩm ngân hàng hiện đại và tiện ích hơn.

Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới hoạt động còn tùy thuộc vào chiến lược công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin cho khách hàng. Ngoài ra phát triển mạng lưới cần phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Đi đôi với việc phát triển mạng lưới cũng nên rà soát lại những điểm giao dịch không hiệu quả và tiến hành cắt giảm để tiết kiệm chi phí

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tiến hành nghiên cứu các lý luận chung về cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của NHTM.

Từ các cơ sở lý luận này các ngân thương mại vận dụng vào hoạt động của mình, ngân hàng thương mại phải biết tận dụng các yếu tố hiện có phát huy năng lực cạnh tranh của mình và tìm cách khắc phục các nhược điểm của mình.

Bên cạnh đó từ các kinh nghiệm vượt qua khó khăn và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên thế giới để từ đó rút ra một số kinh nghiệm để áp dụng cho các NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NHTM CP TIÊN PHONG 2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Ngày 05/05/2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức trao giấy phép thành lập và hoạt động với tên gọi Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhongBank). TienPhongBank được thành lập bởi 3 cổ đông chiến lược: Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT, Công ty Thông Tin Di Động VMS Mobifone, và Tổng Công ty tái bảo hiểm quốc gia Vinare và một số cổ đông khác. Sự đầu tư và hợp tác chiến lược của 3 tổ chức lớn này mang lại cho TienPhongBank ưu thế về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động và tài chính.

Ngày 12/08/2009 SBI Ven Holding Pte.Ltd trở thành cổ đông của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Ngày 18/01/2012 Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI chính thức trở thành cổ đông chiến lược của TienPhongBank.

Trải qua hơn năm năm hoạt động, TPB đã cung cấp cho khách hàng hệ thống sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng toàn diện và hiện đại, gia tăng giá trị cao cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt vào tháng 07/2013 TPB là ngân hàng đâu tiên tại Việt Nam đưa ra dịch vụ mua bán vàng vật chất thông qua máy tính, thiết bị di động sử dụng hệ điều hành iOs hoặc Android, với dịch vụ này giúp giảm chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng, hạn chế rủi ro khi mua bán vàng vật chất, giúp định danh và quản lý tốt hơn các giao dịch vàng.

Tính đến tháng 12/2012 TPB đã đạt được vốn điều lệ: 5.050 tỷ đồng, cùng với 33 điểm giao dịch trên cả nước, với 833 nhân viên, trong đó trình độ thạc sỹ trở lên là 34 người, đại học là 617 người. Mỗi nhân viên TPB là một sứ mệnh thương hiệu tốt nhất mang hình ảnh ngân hàng thân thiện, tận tụy đến với khách hàng.

“Thương hiệu Việt 2012” – giải thưởng uy tín do ban biên tập và độc giả của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn.

Dịch vụ ngân hàng điện tử TPB liên tục đạt các danh hiệu “Tin&dùng Việt Nam” do độc giả Thời Báo Kinh Tế Việt Nam – Tạp chí tư vấn Tin & Dùng bình chọn

TPB nhận chứng nhận ngân hàng thanh toán đạt chuẩn cao 2009, STP Awards, do Wells Fargo trao tặng.

TPB được Bộ Công thương và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa trao tặng danh hiệu Doanh nghiệp vàng 2010.

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên TPB đã, đang và sẽ nổ lực vượt qua mọi khó khăn để xây dựng một TPB vững mạnh “Vững bước Tiên Phong”.

2.1.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.1.2.1 Sơ lược bối cảnh kinh tế Việt Nam (Phụ lục 1) (Phụ lục 1)

2.1.2.2 Sơ lược về hoạt động của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong thời gian qua

Giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn đầy sóng gió của nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Thế giới đã trãi qua nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp: khủng hoảng tài chính 2008-2010, khủng hoảng nợ công khu vực châu Âu vào cuối năm 2010, dẫn đến hạ bậc tín nhiệm nhiều tổ chức tín dụng có tên tuổi. Việt Nam chụi ảnh hưởng không nhỏ trước những biến động đó, giai đoạn 2008- 2012 tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 5-6%/năm, trong khi tỷ lệ lạm phát bị đẩy lên 10- 20%/năm, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặc. Kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến thị trường tài chính theo hướng trực tiếp và gián tiếp (trực tiếp: tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, gián tiếp: kinh tế khó khăn, thu nhập dân cư giảm do đó sản xuất và tiêu dùng đều giảm, từ đó khả năng huy động cũng như cho vay đều giảm).

Cũng như các TCTD khác, TPB trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn, đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao, thua lỗ và mất vốn. Tuy nhiên TPB đã vượt qua và nhìn chung đã đạt được nhiều thành công trong giai đoạn đầu.

Sơ lược kết quả kinh doanh của TPB trong thời gian qua được thể hiện ở bản sau:

Bảng 2.1: Quy mô hoạt động kinh doanh của TPB giai đoạn 2008-2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản 2.419 10.729 20.889 24.885 15.120

Vốn chủ sở hữu 1.000 1.489 3.000 3.000 5.550

Tổng Vốn huy động 1.368 7.982 16.545 21.569 10.785

Dư nợ cho vay 275 3.192 5.225 3.664 6.083

Lợi nhuận sau thuế 51 128 162 (1.372) 116

Nguồn: BC thường niên TPB 2007-2012 Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động kinh doanh TPB 2008-2012

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu hiệu quả 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận sau thuế 51 128 162 (1.372) 116

Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi 0,34% 27,73% 22,66% 31,81% 18,97%

ROE 4,95% 9,64% 6,69% -56,33% 4,66%

ROA 2,09% 1,95% 1,02% -5,99% 0,58%

Chỉ tiêu an toàn

Tỷ lệ dư nợ cho vay/

huy động vốn 23,51% 75,47% 69,13% 58,70% 65,62%

Tỷ lệ nợ xấu 0,00% 0,00% 0,02% 0,67% 3,66%

Hệ số an toàn vốn CAR Luôn >9% 19,00% 40,15%

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng qui mô và hiệu quả hoạt động của TPB từ 2008-2012 ĐVT: % Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tổng tài sản 344,00% 95,00% 19,00% -39,00% Vốn điều lệ 48,92% 101,47% 0% 85,00% Tổng Vốn HĐ 483,00% 107,00% 30,00% -50,00%

Dư nợ cho vay 1059,00% 64,00% -30,00% 66,00%

Lợi nhuận sau thuế 154,00% 26,00% -948,00% 108,00%

Nguồn: BC thường niên TPB 2008-2012

Qua các bảng trên cho thấy, quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của TPB nhìn chung chưa ổn định, cụ thể như sau:

Tổng tài sản của TPB năm 2011 có sự tăng trưởng thấp so với năm 2009 và 2010, vào năm 2012 tổng tài sản lại giảm mạnh (-39%) do năm 2012 TPB tiến hành xử lý các khoản nợ xấu không thu hồi được,

Vốn điều lệ của TPB luôn đáp ứng theo qui định của NHNN, vốn điều lệ TPB có sự gia tăng liên tục và kết quả đạt 5.550 tỷ đồng, TPB luôn cố gắng gia tăng vốn điều lệ để nâng cao quy mô và chất lượng tài sản sinh lời, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đợt tăng vốn năm 2012 là bước ngoặc quan trọng cuối cùng, đánh dấu sự hoàn tất phương án thành công của phương án tái cơ cấu toàn diện của TPB. Đây là nguồn lực tài chính quan trọng để TPB tập trung phát triển hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm, đạt được kỳ vọng của các nhà đầu tư trong tương lai

Hoạt động huy động vốn của TPB đạt được những bước tăng trưởng mạnh mẽ ở giai đoạn 208-2010. Từ năm 2011 cùng với tình hình chung của toàn ngành, TPB đã gặp rất nhiều khó khăn trong huy động từ thị trường I và có sự sụt giảm mạnh (giảm 17,4% so với năm 2010) và để đáp ứng nguồn vốn TPB đã huy động tích cực từ thị trường II (tiền gửi và vay của các TCTD khác). Vượt qua những khó khăn hiện

tại năm 2012 TPB đã nổ lực tái cơ cấu, tích cực đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, áp dụng các chính sách linh hoạt, hiểu quả đã đẩy mạnh khả năng huy động vốn đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng kết quả huy động từ thị trường I của năm 2012 là: 10.033 tỷ đồng, nếu tính cả giấy tờ có giá, tổng huy động vốn của TPB là 10.785 tỷ đồng,

Cùng với xu hướng huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng đạt được những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2010, dư nợ cho vay khách hàng đạt 5.225 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2009 và gấp 19 lần so với năm 2008. Trong giai đoạn khủng hoảng 2011 TPB đã chủ động giảm hoạt động cho vay, tập trung thu hồi vốn và xử lý nợ xấu kết quả cuối năm 2011 tổng dư nợ giảm 30% so với 2010. Tuy nhiên kết quả của quá trình tái cơ cấu toàn diện đã nhanh chóng đưa chỉ tiêu này tăng vượt bậc so với năm 2011 với con số tăng trưởng ấn tượng 66% so với 2011 đạt tổng dư nợ cho vay 6.083 tỷ đồng vào cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế ở mức 3,66% năm 2012,

Lợi nhuận sau thuế: giai đoạn 2008-2010 TPB hoạt động hiệu quả, tuy nhiên vào năm 2011 TPB hoạt động không hiệu quả (hoạt động lỗ 1.371 tỷ đồng), năm 2011 là năm khó khăn của TPB do nôn nóng với tăng trưởng và có sự thay đổi rất lớn về mặt nhân sự (thay hầu hết các BGD mà không đảm bảo sự kế thừa và ổn định) các nhân sự mới không những yếu về chuyên môn mà có vấn đề về đạo đức nghề nghiệp đã dẫn đến các khoản tín dụng đen, bên cạnh đó do định hướng sai trong hoạt động TPB không tập trung vào các nghiệp vụ cơ bản của một ngân hàng thương mại là huy động và cho vay. Ngược lại, TPB tập trung vào các nghiệp vụ đầu tư, vay và cho vay trên thị trường II đã dẫn đến hoạt động của TPB năm 2011 đi vào khủng hoảng trầm trọng. Năm 2012 được xem là năm khởi sắc của TPB có sự thay đổi lớn trong đường lối hoạt động, hoạt động kinh doanh năm 2012 lãi 116 tỷ đồng.

2.2 Tình hình huy động vốn tiền gửi của TPB

Nhằm ổn định sự tăng trưởng nguồn vốn, TPB đã đưa ra các chính sách huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng các công cụ lãi suất, đa dạng sản phẩm huy động và tận dụng các lợi thế riêng của TPB

Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, TPB luôn có chính sách phân khúc khách hàng để có các chính sách huy động phù hợp. Với các chiến lược cạnh tranh dựa trên sự khác biệt về công nghệ quản lý vốn, TPB đã vận dụng tối đa công nghệ vào sản phẩm của mình đem đến cho khách hàng sự đa dạng và tiện ích trong các sản phẩm huy động vốn cho khách hàng.

Trong giai đoạn 2008-2012 thị trường tài chính có nhiều biến động, NHNN liên tục giảm lãi suất huy động, cùng với các chính sách thắt chặc tiền tệ, kêu gọi cả nước cùng nhau chóng lạm phát đã có những ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của TPB. Để có thể thực hiện tốt công tác huy động vốn trong bối cảnh khó khăn đó, TPB thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng để duy trì và tìm kiếm khách hàng, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm linh hoạt…),

Hiện nay, TPB đã có nhiều sản phẩm tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và doanh nghiệp. Các sản phẩm huy động của TPB ngày càng được cải tiến, đa dạng nhu cầu khách hàng, TPB đã vận dụng công nghệ đưa vào sản phẩm tiết kiệm tự động, với sản phầm này khách hàng vẫn được hưởng lãi suất cao, đảm bảo an toàn

Bảng 2.4: Tình hình tổng nguồn vốn huy động của TPB 2008-2012

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn huy động 1.368 7.982 16.545 21.569 10.785

Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước 483,46% 107,27% 30,37% 50%

Nguồn: BC thường niên TPB 2008-2010+BC kế toán Hội sở 2011-2012 Giai đoạn 2008-2011: Tổng vốn huy động TPB có sự tăng trưởng qua hàng năm, đặc biệt năm 2011 mặc dù tổng vốn huy động tăng trưởng so với năm 2010:

30,37% nhưng cơ cấu nguồn vốn không hợp lý, tổng vốn huy động từ TT1: 28,94% còn lại huy động vốn từ TT2 cho thấy sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của TPB. Năm 2012 nhìn vào tổng huy động vốn giảm so với năm 2011 nhưng cơ cấu vốn 2012 có sự thay đổi lớn tập trung huy động vốn vào TT1, tổng vốn huy động cuối năm 2012 10.785 tỷ đồng. Trong đó: 86% vốn huy động từ TT1, tương đương: 9.270 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm của TPB 2008-2012

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi của khách hàng 1.171 4.230 7.557 6.242 9.270

Tiền gửi/tiền vay khác 196 3.752 7.205 12.882 763

Giấy tờ có giá - - 1.782 2.445 752

Tổng cộng 1.368 7.982 16.545 21.569 10.785

Nguồn: BC thường niên 2008-2010+BC Kết toán Hội Sở 2011-2012 Bảng 2.6: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của TPB từ 2008-2012

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: BC thường niên 2008-2010+BC Kết toán Hội Sở 2011-2012

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi của tổ chức 1.008 4.157 3.968 4.088 4.230

Tiền gửi của cá nhân 164 3.401 3.590 2.155 5.040

Tiền gửi khác 196 3.752 8.987 15.327 1.515

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của TPB theo kỳ hạn từ 2008-2012

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi không kỳ hạn 1.027 1.035 2.303 5.911 1.409

Tiền gửi có kỳ hạn và GTCG 342 6.947 14.242 15.657 9.377

Tổng cộng 1.368 7.982 16.545 21.569 10.785

Nguồn: BC thường niên 2008-2010+BC Kết toán Hội Sở 2011-2012 Bảng 2.8: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động TPB theo loại tiền từ 2008-2012

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn HĐ bằng VND 1.245 6.231 14.064 18.309 9.983

Vốn HĐ bằng ngoại tệ 123 1.751 2.481 3.259 802

Tổng cộng 1.368 7.982 16.545 21.567 10.785

Nguồn: BC thường niên 2008-2010+BC Kết toán Hội Sở 2011-2012

Tiền gửi của dân cư vào TPB chiếm tỷ trọng đáng kể vào năm 2012 đây là

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỌAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG VIỆT NAM (Trang 35 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)