Khái niệm “phi lớ” không phải chỉ xuất hiện trong tư tưởng triết học của chủ nghĩa hiện sinh. Nhưng kể từ chủ nghĩa hiện sinh, với những đại biểu đầu tiên như S. Kierkegaad, M. Heidegger và K. Jaspers, đặc biệt đến J.P. Sartre và A. Camus, khái niệm cái phi lÝ đã được nhận thức sâu sắc, trở thành phạm trù trung tâm của triết thuyết này, và là cơ sở triết học cho văn học phi lÝ. Cái phi lÝ, một phạm trù thẩm mĩ, cần được xem xét trước hết từ ý nghĩa triết học của nó.
Ở Kierkegaad, Heidegger và Jaspers, mặc dù khái niệm cái phi lÝ chưa được lập thuyết rõ ràng, nhưng đã có thể thấy trong tư tưởng của các nhà hiện sinh này quan điểm về sự biệt lập, mối bất hoà giữa lớ tớnh và thực tại đồng thời với nhận thức về vai trò ngự trị của cái phi lÝ.
Đến Sartre và Camus thì “cái phi lÝ trở thành khái niệm chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinh”[55;88]. Đặc biệt là trong triết học của Camus, chủ đề cái phi lÝ được biểu thị như một mối ám ảnh nghiệm sinh trĩu nặng, đạt đến độ sõu sắc phổ quát. Camus cho rằng “Thế giới này tự nó không phải là hợp lí, đó là tất cả những gì có thể nói được về nó. Nhưng cái tỏ ra phi lÝ là sự đương đầu giữa cái thế giới bất hợp lí với khát vọng điên cuồng muốn làm sáng tỏ thế giới này mà lời cầu khẩn của nó đang âm vang trong sâu thẳm của con người. Cái phi lÝ phụ thuộc vào cả con người lẫn thế giới thực tại.”
(Một lập luận phi lÝ). Huyền thoại Sisyphe cho thấy rõ nhất suy tư của Camus về cái phi lÝ. Cái phi lÝ được biểu nghiệm ở thân phận, hành động và ý thức của nhân vật Sisyphe, với hành trình nhục hình lặp lại từ chõn nỳi lờn đỉnh núi, cùng tảng đá trừng phạt và những giới hạn, sự vô nghĩa mặc định. Sisyphe là một nhân vật phi lÝ “bởi cả nỗi đam mê lẫn nỗi nhục hình của ụng”, “trong khi trở về với tảng đá của ụng, ụng đó lặng ngắm cái chuỗi hành động không có sự liên hệ gắn bó với nhau và là cái đã trở thành số phận của ông, do ông tạo ra, được kết nối dưới cái nhìn kí ức của ông và chẳng bao lâu sẽ được đóng dấu bằng cái chết của ông. (…) như một người mù khát khao muốn nhìn và biết rằng bóng đêm sẽ không bao giê chấm dứt, ông vẫn luôn luôn cất bước.” (Huyền thoại Sisyphe).
Như vậy, tính phổ quát của phạm trù phi lÝ đã được nhận thức, lí giải và cần được thừa nhận trên phương diện triết học, nói như Dostoevski : “Thế giới được dựa trờn những điều phi lÝ, và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có những điều phi lÝ đú.” (Anh em Karamazov). Đó là “tình trạng con người thoát li niềm tin nguyên thuỷ và cơ sở tư duy siêu hình, sống cô đơn, vô nghĩa trong cái thế giới xa lạ hiện hữu”, “con người bắt đầu từ hư vô, đi tới hư vô và kết cục hư vô, cả cuộc đời là mét tồn tại khổ đau và phi lớ.”[115;44].
Cái phi lÝ trong văn học thực chất là nỗ lực nhận thức về cái phi lÝ của các nghệ sĩ trong những khát vọng thẩm mĩ mà họ theo đuổi.
Nguyễn Văn Dân cho rằng “khái niệm phi lÝ trong văn học được dùng để chỉ loại hình văn học phi lÝ có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực
vô nghĩa, phi lụgic, phi lÝ tính, trái với năng lực nhận thức của con người.”[55;23]. Trên phương diện thẩm mĩ, hiểu về cái phi lÝ như một phạm
trù thẩm mĩ, chúng tôi cho rằng trước hết cần thấy cái phi lÝ là cảm hứng
không có nghĩa rằng cái phi lÝ chỉ xuất hiện trong loại hình văn học phi lÝ. Bản chất đa dạng thẩm mĩ của đời sống văn học hiện đại cho thấy sự xuất hiện và chuyển hoá của cái phi lÝ là hết sức phong phó, ngay cả trong những tác phẩm không được gọi là văn học phi lÝ, ngay cả với những nhà văn không được gọi là nhà văn phi lÝ.
Nguyễn Văn Dân viết : “khi tuân thủ cái nguyên tắc cho rằng những gì
tồn tại trái với quy tắc lụgic và trái với năng lực nhận thức lớ tớnh đều bị coi là phi lÝ, chúng tôi chỉ coi những sáng tác nào có khung cảnh cốt truyện
trái với tư duy lÝ trí thông thường là sáng tác phi lÝ khi tác giả đặt các sáng tác của mình trong hệ lụgic thông thường. Còn khi các sáng tác được đặt trong một hệ phi lụgic hay nói đúng hơn là khi chúng được đặt trong mét hệ
lụgic khỏc một cách có ý thức thỡ đú không phải là sáng tác phi lÝ mà là
sỏng tỏc huyền thoại hoặc huyễn tưởng.”[55;23-24]. Quan điểm này thiên về nhận thức triết học về cái phi lÝ trong văn học và là căn cứ nhận diện quan trọng. Tuy nhiên, ở giác độ thẩm mĩ, chúng tôi sẽ không chỉ xem xét cái phi lÝ trên phương diện cốt truyện. Cái phi lÝ có thể được biểu hiện ở tất cả các phương diện, các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật.
Nh tất cả các phẩm chất thẩm mĩ khác, mặc dù mới chỉ xuất hiện trong nhận thức của con người hiện đại về thế giới nhưng cái phi lÝ còng mang tính lịch sử. Trong bối cảnh nửa sau thế kỉ XX, cái phi lÝ mang đậm tinh thần của chủ nghĩa hậu hiện đại bao trùm phạm vi toàn thế giới. Và với mỗi khu vực văn hoá khác nhau, trong sự tiếp biến của mỗi nền văn hoá - nghệ thuật khác nhau, cả cái phi lÝ lẫn tinh thần hậu hiện đại chủ nghĩa đều có những biểu hiện cụ thể, cá biệt.