Cảm hứng cảm thương (hay cảm hứng về cái cảm thương) được Pospelov hiểu “là sự xúc động của tâm hồn, được gây nên bởi ý thức về những phẩm giá đạo đức trong tính cách những con người bị hạ thấp về mặt xã hội hoặc có liên quan với tầng líp đặc quyền đặc lợi thiếu đạo đức.”[340;205]. Sự phát triển mạnh mẽ của cảm hứng cảm thương gắn với trào lưu chủ nghĩa cảm thương (chủ nghĩa tình cảm) ở châu Âu nửa sau thế kỉ XVIII. Cảm hứng cảm thương là cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa cảm thương.
Đối tượng của cảm hứng cảm thương cùng những phương diện của đời sống con người mà chủ nghĩa cảm thương quan tâm phát hiện và lí giải là cơ sở để chúng ta xác định cái cảm thương nh mét phạm trù thẩm mĩ.
Chủ nghĩa cảm thương phân biệt giữa lớ trớ và tình cảm của con người và cho rằng cái cốt yếu tạo nên bản chất con người là tình cảm chứ không phải lớ trớ như quan điểm của trào lưu Khai sáng. Cho rằng điều kiện để xây dựng con người cá nhân chuẩn mực “là sự giải phóng và hoàn thiện những tình cảm "tự nhiờn"”, chủ nghĩa cảm thương chú ý đến tầng líp người bình dân, “phỏt hiện ra thế giới nội tâm phong phỳ” của con người ở tầng líp này. [115;93]. Như vậy, sự xuất hiện của con người với địa vị xã hội thấp kém, chịu nhiều thiệt thòi, khổ cực, bất hạnh cùng những trạng thái xúc cảm thương thân, xút mỡnh trong các tác phẩm là một trong những biểu hiện quan trọng của cái cảm thương.
Pospelov cho rằng cả suy tư thương cảm và suy tư lãng mạn đều có cơ sở từ sự phát triển ý thức về cảm xúc của cá nhân con người, sự phát triển những suy tư về cỏc cỏc xỳc động của cá nhân con người.[340;209]. Quá trình hình thành và phát triển ý thức về con người cá nhân ở mỗi nền văn hoá, trong lịch sử xã hội của mỗi dõn tộc là khác nhau. Ý thức về con người
cá nhân trong văn học Việt Nam còng mang những nét đặc thù. Vì vậy, cái cảm thương trong lịch sử văn học Việt Nam một mặt có những điểm tương đồng với chủ nghĩa cảm thương ở phương Tây, với cảm hứng cảm thương trong văn học phương Đông, mặt khác cũng có những nột riờng, mang đặc trưng đã được hình thành trong truyền thống nhân văn của Việt Nam.
Tình cảm cảm thương hướng tới những đối tượng nào ? Phân biệt giữa cảm hứng cảm thương và cảm hứng lãng mạn, Pospelov chỉ ra : “Thương cảm – là sự suy tư về sự xúc động, hướng về một nếp sống đã lỗi thời, đã lùi vào quá khứ, với những quan hệ và xúc cảm giản dị, trong sạch. Còn chất lãng mạn lại là sù phấn chấn tinh thần hướng tới một lí tưởng cao cả "siêu cá nhân" và những biÓu hiện của lí tưởng Êy.”[340;210]. Theo chúng tôi, đối tượng thuộc về cái cảm thương, trước hết cần xem xét từ cảm hứng cảm thương – chủ nghĩa cảm thương, đó là “những phẩm giá đạo đức trong tính cách những con người bị hạ thấp về mặt xã hội hoặc có liên quan với tầng líp đặc quyền đặc lợi thiếu đạo đức”. Nhưng không chỉ nh vậy, trong quan điểm đa dạng hoá thẩm mĩ, phạm vi đối tượng của cái cảm thương là hết sức phong phó.
Cái cảm thương có thể bao hàm “sự phấn chấn tinh thần hướng tới một lí tưởng cao cả "siờu cỏ nhõn"”, khi Êy, cần xem xét chất lãng mạn như là biểu hiện của cái cảm thương trong quan hệ với cái cao cả, là sự tương tác, chuyển hoá giữa 2 phạm trù thẩm mĩ. Từ đó có thể suy ra công thức : cảm thương lãng mạn đồng nhất với cảm thương cao cả. Văn học nhân loại
không hiếm những biểu hiện của tình cảm cảm thương dành cho một dõn tộc, một cộng đồng, hay là những xúc động cảm thương dành cho những nhân cách lớn lao trong sù hi sinh vỡ lớ tưởng đẹp đẽ, hi sinh cỏi riờng cho cái chung. Cái cảm thương trong văn học Việt Nam 1945 – 1975 điển hình cho sắc thái cảm thương này.
Cái cảm thương biểu hiện ở chính những xúc cảm, chiêm nghiệm của chủ thể nghệ sĩ. Khi đó, thế giới nội tâm của người nghệ sĩ trở thành đối tượng thương cảm, nghệ sĩ đa cảm suy tư về xúc cảm của chính mình.
Cái cảm thương là một phạm trù thẩm mĩ thấm nhuần giá trị nhân đạo. Đồng cảm với nỗi thống khổ của con người, "thương người nh thể thương thõn",… là những chủ đề phổ biến của nghệ thuật chân chính. Tình thương nhân tính cao thượng loại bỏ khỏi cái cảm thương sự miệt thị, xót thương, trở thành thứ tình cảm cao quý, không mang ý nghĩa ban phát. Nói như Hờghen : "Lũng thương hại chân chính là lòng thương hại cố gắng đồng cảm với cái gì là cao thượng, là khẳng định, là cốt tử ở trong con người đang đau khổ."[126;777].
Theo cách hiểu về cái cảm thương nh trên, chúng ta có cơ sở để nói đến cái cảm thương trong hệ thống thẩm mĩ mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975.