Khái niệm “tương tác thẩm mĩ” ở đây để chỉ sự ảnh hưởng lẫn nhau của các phạm trù nh là những yếu tố trong một hệ thống thẩm mĩ. Ở đây, đương nhiên phải đặt ra vấn đề xem xét cấp độ chỉnh thể tác phẩm và hình tượng. Nh vậy là đã phải làm việc với sự tương đối của 2 cấp độ da dạng nh đã phân tích ở trên. Với những biểu hiện nghệ thuật cụ thể, các phạm trù thẩm mĩ thường không xuất hiện thuần tuý, tách biệt. Sự đan cài giữa phạm trù này với phạm trù khác sẽ làm biến đổi lẫn nhau và tạo nên những sắc thái thẩm mĩ riêng mà sẽ không có được nếu không có sự đan cài đó. Cái đẹp đã biến đổi trong sự tương tác với cái bi. Cái bi mang sắc thái khác khi tương tác với hài. Cái cao cả không còn nh trước khi tương tác với cái cảm thương. Cái hài xuất hiện sắc thái mới khi tương tác với cái phi lÝ. Có thể nói, chưa bao giê trong văn xuôi lại diễn ra một cảnh tượng tương tác giữa các giá trị thẩm mĩ đa dạng nh trong văn xuôi sau 1975. Giá trị này khơi sâu, tô đậm thêm giá trị kia và ngược lại.
Nh vậy, sự tương tác thẩm mĩ sẽ khiến việc sắp xếp các phạm trù thành những cặp khác nhau ở các chương mang tính tương đối. Trong những trường hợp cụ thể, để đảm bảo trình tự trình bày, chúng tôi phải lùa chọn bàn đến sắc thái này trước, sắc thái kia sau.
“Chuyển hoá thẩm mĩ” ở đây để chỉ những trường hợp mà chính thủ pháp trở thành giá trị. Biếm hoạ là sự chuyển hoá nh thế. Giễu nhại là một thủ pháp nhưng trong cảm hứng về cái hài và cái phi lÝ nó chuyển hoá thành cái hài hước đen.
Các giá trị thẩm mĩ được thể hiện với dấu Ên của cá tính, quan niệm nghệ thuật của từng nghệ sĩ. Mặc dù không đi vào khai thác tính đa dạng ở cấp độ
tác giả, song ở những hiện tượng cụ thể, việc nhận định về cá tính, phong cách hay quan niệm nghệ thuật riêng vẫn có thể được chúng tôi tiến hành. Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài hay Hồ Anh Thái là những trường hợp nh thế.
R. Aileau, khi phân tích khái niệm truyền thống đã nhận định : “gia thêm vào khả năng thụ động của sự bảo tồn các truyền thống là khả năng chủ động của sự tích hợp những hiện thể mới bằng sự thích nghi hoỏ chỳng với những hiện thể thiờn nhiờn.”[1]. T.S. Eliot, khi bàn đến truyền thống văn hoá và tài năng cá nhân cũng đã đưa ra quan điểm sâu sắc : “Nếu như một tác phẩm phù hợp với truyền thống thì điều đơn giản là khuất phục truyền thống; bởi vì khi đú nú sẽ không còn là tác phẩm mới nữa và cũng chính vì thế mà nó sẽ không còn là tác phẩm nghệ thuật nữa.”, “Sự khác biệt giữa hiện tại và quá khứ là ở chỗ hiện tại nhận thức về quá khứ trong hình ảnh thu nhỏ, và ở mức độ mà quá khứ không thể nhận thức được chính bản thõn mỡnh.”[95]. Đánh giá về đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975 trong cái nhìn so sánh lịch sử, thiết nghĩ cũng cần xác định một quan điểm như vậy.
Từng bước hoà nhập vào dòng chảy chung của văn học thế giới, sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đến nay đã là kết quả của một đường lối văn hoá mới, ngày càng đúng đắn hơn. Nói như Phạm Quang Nghị : “Để bảo vệ tính đa dạng và các giá trị văn hoá chung cao đẹp của toàn nhân loại chúng ta phải chống lại mọi sù áp đặt về chính trị, kinh tế và cả về văn hoỏ.”[262].
Chương 2
CÁI ĐẸP VÀ CÁI CAO CẢ
TRONG VĂN XUÔI VIỆT Nam SAU 1975
2 – 1. CÁI ĐẸP