Vẻ đẹp của cuộc sống muôn màu ùa vào trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1975 với vô vàn những sắc thái khác nhau. Từ vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên cho đến vẻ đẹp của con người, tất cả đều hết sức phong phú, đa dạng. Song đó không chỉ là số lượng của những nét vẻ khác nhau. Sự đa dạng của cái đẹp trong các tác phẩm là hệ quả của ý thức thẩm mĩ mới. Đó là sự đa dạng của cái nhìn nghệ thuật, của quan niệm thẩm mĩ đậm màu sắc cá nhân. Sự đổi mới nào cũng dựa trờn cơ sở của một truyền thống. Sự đa dạng của cái đẹp có tiền đề từ trong dòng mạch vận động của kinh nghiệm thẩm mĩ, từ truyền thống đến hiện đại, qua các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử văn học, văn hoá Việt Nam.
Cái đẹp trong văn học trung đại Việt Nam nằm trong hệ giá trị đặc thù được sản sinh bởi đời sống lịch sử – xã hội, gắn với lịch sử tư tưởng, văn hoá thời trung đại, chủ yếu thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của “văn hoá quần luân, trong đó bản chất con người bắt nguồn từ quan hệ cộng đồng, giá trị cá nhân nằm trong giá trị quần thể.”[360;174]. Cho đến trước thế kỉ XVIII, cái đẹp chủ yếu thể hiện “lớ tưởng lớn, vỡ dõn tộc, trong đạo đức phong kiến theo quan điểm Nho giáo hay trong sự siêu thoát với đạo lão, đạo thiền”[362;56]. Cái đẹp mà văn chương theo đuổi “là nội dung hợp đạo lí, có tác dụng giỏo hoỏ, ở sự mực thước trung hoà, cao nhã, ở từ chương mĩ lệ…”[169;530]. Tất nhiên, chúng ta không quên, trong dòng mạch văn chương thông tục, nhất là từ thế kỉ XVIII trở đi, cái đẹp đã trở nên phồn tạp, trần tục hơn. Truyện
truyền kỡ đó thể hiện ở một mức độ nào đó chất phồn tạp đời thường : “Đú là thế giới vừa ảo vừa thực, có cả cái thấp hèn và cái cao thượng, có cả ma và thánh, quỷ và tiờn…, đồng thời có cả những cái sinh hoạt thường ngày, ái ân, tình dục, ghen tuông, đố kị, lọc lừa.”[258;20]. Cái đẹp trong văn học trung đại trở nên phong phú hơn với quan niệm thẩm mĩ phi quan phương, thể hiện vẻ đẹp phồn thực mà rồi đây trong văn học thế kỉ XVIII – XIX nó trở thành cảm hứng khá dồi dào. Song nhìn chung, sắc thái chủ đạo của cái đẹp lí tưởng trong ý thức văn học trung đại là cái đẹp cao cả. Trong sự miêu tả cụ thể, tính chất cổ điển của cái đẹp gắn với quan niệm về con người vũ trô : “Con người là chung đúc khí sắc của đất, nước, được hình dung qua các hiện tượng thiên nhiên tươi đẹp như mõy, nỳi, trăng, ngọc, tuyết, mai, lan, trỳc, tựng…”[362;424]. Đến khoảng đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam bước sang phạm trù hiện đại trong bối cảnh đầy biến động của đời sống xã hội. Văn xuôi đã đạt đến một sự trưởng thành chưa từng có. Có thể nói đến sự đa dạng thẩm mĩ ở một mức độ nào đó, và tương ứng là sự đa dạng của cái đẹp trong văn học nói chung, văn xuôi nói riêng. Cần thận trọng khi liên hệ giữa sự đa dạng của cái đẹp trong văn xuôi nửa đầu thế kỉ với đặc trưng đa dạng hoá văn xuôi sau 1975. Xu hướng dân chủ hoá của tư duy nghệ thuật trong sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây, sự thay đổi toàn diện các yếu tố của đời sống văn học đầu thế kỉ so với văn học trung đại đã tạo nên nền tảng mới cho các giai đoạn văn học tiếp theo, kể cả văn học 1945 – 1975. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa văn xuôi quốc ngữ trước Cách mạng tháng Tám (1945) với văn xuôi đổi mới sau 1975 có nhiều vấn đề đặc thù và phức tạp, ở đây chỉ bàn đến từ phương diện cái đẹp. Cái đẹp trong văn học 1945 – 1975 chủ yếu tồn tại ở trạng thái chuyển hoá thành sắc thái cao cả, phù hợp với cái nhìn sử thi về thế giới và con người trong bối cảnh văn hoá chiến tranh : "cái đẹp trong văn học cách mạng gắn với ý niệm về Tổ Quốc trường tồn. Mọi cá nhân hữu hạn sẽ bất tử trong Tổ Quốc của mình"[364;290]. Sẽ không chính xác khi nói
rằng văn học cách mạng 1945 – 1975 là sự hồi cố về giá trị văn học trung đại, ngay cả khi chóng ta đồng tình với quan điểm cho rằng đó là “một nền văn học phải đạo”. Giá trị của văn học cổ đã trở thành truyền thống, nhất là cái đẹp cao cả của nghĩa khí, tinh thần yêu nước, ý chí dân tộc,… Những giá trị Êy đâu phải không có trong văn học trước 1945. Sự tập trung phát huy mạnh mẽ những giá trị có tính truyền thống lâu bền Êy trong văn học cách mạng, nhất là với bối cảnh kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất đất nước là hoàn toàn hợp quy luật lịch sử, là sự lùa chọn tất yếu của lịch sử.
Như thế, cũng có thể nói văn học trong chặng đường hiện đại hoá mạnh mẽ đầu thế kỉ XX đã tạo ra hệ thống các giá trị thẩm mĩ mà rồi đây, trong vận động đổi mới của văn xuôi sau 1975, những giá trị Êy lại xuất hiện, tất nhiên với một gương mặt khác, trong một tiềm lực văn hoá, bối cảnh đa dạng chưa từng có. Cái đẹp đậm chất thị dân hay vẻ đẹp đạo đức cổ điển trong văn xuôi Tự lực văn đoàn ; cái đẹp lịch lãm ngang tàng, tinh tế, giàu trải nghiệm văn hoá trong văn xuôi Nguyễn Tuân ; cả cái đẹp khoẻ khoắn, đậm tính chiến đấu, mang tinh thần dấn thân cao cả trong văn chương nghĩa sĩ cách mạng, trong thơ văn Hồ Chí Minh,… sẽ không di thực đầy đủ tới giai đoạn 1945 – 1975, nhưng sẽ vẫn nảy nở phong phó trong văn xuôi từ sau tháng 4/1975. Nói nh Phan Ngọc : “Từ khi đất nước thống nhất vào năm 1975, văn học Việt Nam bước vào một giai đoạn mới. Về cơ bản nó vẫn là sự thừa kế của văn học trong giai đoạn từ 1930-1945 trước cách mạng và giai đoạn văn học cách mạng (1945-1975)”[272;383]. Dĩ nhiên, bối cảnh đất nước kể từ sau ngày giải phóng, nhất là từ thời kì đổi mới mạnh mẽ đã tạo ra một cục diện thẩm mĩ mới trong đời sống tinh thần xã hội. Cái đẹp trong văn xuôi được thể hiện với một trình độ tư duy nghệ thuật, một hệ thống thẩm mĩ thực sự mới mẻ, ở đó mọi giá trị thẩm mĩ vốn cực kì phong phú, đa dạng của đời sống được thức nhận và trải nghiệm ở những khả năng ngày càng mở theo chiều vô hạn đúng với bản chất sáng tạo của nghệ thuật. Xét ở cái nhìn lịch
sử của hệ thống thẩm mĩ, một cách gần nhất, sẽ không có sự đa dạng hoá thẩm mĩ trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 nếu không đã từng có tiền đề đa dạng trong văn xuôi trước 1945 và sẽ cũng không thể có sự bùng nổ đa dạng của văn xuôi Việt Nam sau 1975 nếu đã chưa từng có những thành tựu không thể nói là không rực rỡ của văn học cách mạng 1945 – 1975. Cái đẹp trong ý niệm về Tổ Quốc trường tồn, Nhân dân bất tử của văn học cách mạng không hề mất đi mà nó tham gia vào một hệ thống mới, với những chuyển hoá, tương quan đa dạng với các giá trị thẩm mĩ khác. Về đặc trưng này, chúng ta sẽ phân tích cụ thể khi bàn đến cái cao cả trong văn xuôi Việt Nam sau 1975.
Có thể hiểu sự đa dạng của cái đẹp trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 ở nhiều góc độ. Có sự đa dạng của cái đẹp ở góc độ đề tài, trong xu hướng biến đổi phạm vi đề tài. Có sự đa dạng của cái đẹp ở góc độ cá tính sáng tạo, cái nhìn mang quan niệm riêng của người nghệ sĩ. Có sự đa dạng bộc lé qua sự vận động thẩm mĩ ở các chặng thời gian khác nhau. Ở đây chúng tôi chủ yếu bàn đến sự đa dạng của cái đẹp trong hệ thống thẩm mĩ, ở khả năng tương tác của nó đối với những phẩm chất thẩm mĩ khác mà nổi bật là đặc trưng thẩm mĩ mới của cái đẹp trong quan hệ với cái bi.
2 – 1.2. Tương tác mới
Ý thức nghệ thuật thường nhạy cảm với số phận của cái đẹp. Trước cái đẹp, cái nhìn chân thực của nghệ thuật chân chính được phô hết mọi góc cạnh, chiều kích, thoả mãn những ý niệm khác nhau về sự sống con người. Có thể nói, chưa bao giê, một cách trực tiếp, cái đẹp lại xuất hiện nhiều và phô diễn mạnh mẽ, hồn nhiên nh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975. Cũng chưa bao giê, số phận của cái đẹp trong muôn mặt đời thường lại được miêu tả đa dạng đến vậy. Điều đó có lÝ do từ sự tương tác giữa cái đẹp và cái bi
Nhà văn muôn đời lao tâm khổ tứ trên hành trình tìm kiếm và thể hiện cái đẹp. Hành trình sáng tạo, suy cho cùng, cũng là hành trình của cái đẹp tìm cách hiện hữu trong đời sống. Song cái đẹp thường đa đoan, “hồng nhan bạc mệnh”, người đời thường nhủ như thế và văn chương xưa nay cũng không hiếm trường hợp cảm khái trước số phận của cái đẹp trong cõi đời bể dâu. Ngay trong ca dao, chóng ta vẫn thường thấy những ý tứ về cái đẹp gắn với nỗi niềm về thân phận hẩm hiu, những trớ trêu, nghịch lí của cuộc đời, cả những tiếng than thở về quy luật phai tàn nghiệt ngã : Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ; Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cụ mỳc ánh trăng vàng đổ đi ? ; Huê tàn bướm chẳng vãng lai, Tình thương đã phụ, trúc mai kể gì! ; Cũn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng ; Tiếc thay hạt gạo trắng ngần, Đã vo nước đục lại vần than rơm ;
Lẳng lơ chết cũng ra ma, Chính chuyên chết cũng khiêng ra ngoài đồng ;… Cái đẹp trong văn học cách mạng trước 1975 cũng không đơn điệu. Nhưng nú khụng tách khỏi sức hót mạnh mẽ của chất lí tưởng cao cả, cái đẹp mang đậm tớnh lớ trớ. Tố Hữu từng viết : Việt Nam ôi Tổ quốc thương yêu, Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều. Nỗi “khổ đau” mà Tố Hữu còng nh nhiều
nghệ sĩ cách mạng khác nói đến là nỗi đau lớn lao, và vẻ đẹp được trừu tượng hoá. Nguyễn Đình Thi cũng đã trừu tượng hoá khi miêu tả vẻ đẹp của người con gái giữa rừng Trường Sơn : Em đứng bên đường như quê hương,
Vai áo bạc quàng súng trường. Cái đẹp không tồn tại nh những giá trị tự nó,
mà mang tớnh lớ tưởng. Không phải cái đẹp để thưởng thức, nhìn ngắm, thậm chí “bàn ra tán vào”, mà là để chiêm ngưỡng, noi theo. Trong những biểu hiện trực tiếp, cái đẹp cũng đã chuyển hoá thành cái cao cả. Tiêu biểu như vẻ đẹp của Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Ánh trăng, lòng can đảm, đức tin,… làm mờ nhoè đi cái trần tục, làm nên vẻ đẹp lồng lộng, trong ngần của một cô gái giữa dặm dài chiến chinh, bom đạn cày xới. Tất cả đều hết sức vừa vặn, hoàn hảo theo mô hình tượng đài hoá
con người. Cái đẹp có nghĩa bởi vì nó cần cho sự nghiệp cách mạng, cho chiến thắng. Thiên nhiên cũng vậy. Rừng đẹp, bởi vì “Rừng che bộ đội, rừng võy quõn thự”. Nguyễn Trung Thành viết về rừng xà nu, trong tác phẩm cùng tên, là viết về buôn làng Xụ-man, sức mạnh quật cường, ý chí chiến đấu, lòng căm thù giặc của người Tõy Nguyờn. Rừng xà nu đẹp vỡ cú Ých (che chở bom đạn, nơi Èn náu của người Xụ-man), đẹp vì nhựa sống và sức sống của nó hoà hợp, biểu tượng hoá cho với tính cách người Xụ-man trong kháng chiến, nghĩa là trong quá trình cao cả hoá cái đẹp. Đau thương khắc sâu thêm lòng căm thù và ý chí chiến đấu.
Ý thức đổi mới của văn xuôi sau 1975 cũng có phần xuất phát từ sự phản tỉnh, đối thoại trực tiếp, có khi là “đối chọi” với thẩm mĩ của văn học cách mạng trước 1975, và thậm chí là đối với cả văn học khoảng mươi năm đầu sau khi đất nước giải phóng. Tại sao văn xuôi lại nở ré đến thế vào thời kì đổi mới ? Đã có nhiều người lí giải về vấn đề này. Ở góc độ thẩm mĩ, chúng tôi cho rằng sự bõng nở đa sắc của văn xuôi có cơ sở từ sự gặp gỡ với nhận thức về hệ giá trị mới mà nghệ thuật cần phải hướng đến, từ nhu cầu về các phẩm chất thẩm mĩ hoặc là đã vắng bóng, hoặc là còn Ýt được thể hiện trong văn học thời chiến tranh. Mối quan hệ gắn bó giữa cái đẹp và cái bi xuất hiện trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 biểu hiện cho thực tiễn đó. Cũng phải nhắc lại và nói thêm, cái đẹp ở đây là cái đẹp với tư cách là những phẩm chất thẩm mĩ với biểu hiện cảm tính trực tiếp. Thân phận của cái đẹp, số phận của cái đẹp, gương mặt thực của cái đẹp trong muôn ngả đời sống, những trả giá, lầm lạc, nhọc nhằn của con người trên hành trình kiếm tìm, lưu giữ cái đẹp đã trở thành mối quan tâm của văn xuôi trên một nền tảng tư duy nghệ thuật mới. Tư duy văn xuôi hiện đại, sự phồn tạp của chất tiểu thuyết đã thoả mãn nhu cầu khám phá hiện thực nhân sinh ở những cơ tầng ngầm sâu, nơi chưa bao giờ nguụi yờn những cơn sóng ngầm, và nhất là vào thời điểm khởi đầu của đổi mới, thỡ đú mới thực sự là nơi của những cơn quặn thắt trở dạ, xô
đẩy, nứt vỡ. Sự bề bộn, ngổn ngang của đời sống sau hai mươi năm chiến tranh, khi xã hội thời kinh tế thị trường mở ra vô vàn những chân trời và giới hạn mới, đã tràn ra khỏi vòng tay của thơ ca. Tiểu thuyết và truyện ngắn thoả sức khơi vào những miền chất chứa, tích đọng, để mà ngẫm ngợi, búc tỏch, suy tư đến cùng về cái đẹp. Người ta nhận thấy cuộc sống càng nghiệt ngã, thế sự càng phức tạp, nhiễu nhương, cái đẹp càng phải được thức nhận. Đời sống tinh thần của con người sẽ nghèo nàn đi, xơ cứng đi đến nhường nào nếu không biết rằng cái đẹp khi nào cũng trở nên hiếm hoi và quý giá, và nếu người nghệ sĩ không đánh thức những cái nhìn về phía cuộc đời bụi bặm, xô bồ, hồn nhiên, nơi cái đẹp là chính nó, chẳng bao giê mất đi.