1 Quan niệm về đặc trưng thẩm mĩ của cái cao cả

Một phần của tài liệu sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi việt nam sau 1975 (Trang 63 - 64)

Cái cao cả được hiểu là “Phạm trù mĩ học phản ánh một thuộc tính thẩm

mĩ khách quan vốn có của những hiện tượng và khách thể có ý nghĩa xã hội tích cực, có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của cỏc dõn tộc hoặc toàn nhân loại. Thuộc tính Êy là tính vĩ đại, tính ưu việt nh mét sức mạnh tiềm tàng lớn.”[115;39].

Èp-xi-an-nhi-cốp khái quát về đặc trưng thẩm mĩ của cái cao cả nh sau : “Với tính cách là mẫu mực biểu hiện ở mức độ cao nhất những phẩm chất ưu tó nhất của con người – sự tự hi sinh, khả năng dốc hết toàn bộ sức lực cho hoạt động nhằm lợi Ých chung, cái cao cả trong thực tại và trong nghệ thuật đã mở ra cho con người những triển vọng phát triển, thể hiện rõ những khả năng vô hạn của họ.”[326;208]

Lịch sử tư tưởng mĩ học đã có nhiều quan điểm lí thuyết khác nhau về bản chất thẩm mĩ của cái cao cả. Có quan điểm nhấn mạnh đến tính khách quan của những phẩm chất cao cả trong những sự vật, hiện tượng của đời sống. Có quan điểm lại nhấn mạnh đến tính chủ quan của các phẩm chất cao cả của sự vật, hiện tượng đời sống trong ý thức của chủ thể nhận thức thẩm mĩ. Quan điểm duy vật hiện đại thì xác định bản chất của cái cao cả trong liên hệ hữu cơ giữa tính khách quan và chủ quan. Cái cao cả cũng được xem xét gắn với đặc điểm phản ánh sáng tạo của nghệ thuật, đến tính lịch sử của ý thức xã hội.

Để đảm bảo tính khả thi cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi kế thừa tổng hợp các quan điểm lí thuyết và xác định các đặc trưng cơ bản của cái cao cả nh sau :

(1) Đặc điểm làm nên đặc trưng của cái cao cả là tính vĩ đại, tính ưu việt, ưu tó của những phẩm chất thẩm mĩ của các sự vật, hiện tượng trong đời sống tự nhiên và xã hội. Những phẩm chất đó có ảnh hưởng lớn, tích cực đến

lợi Ých chung của cộng đồng.

(2) Bản chất xã hội của cái cao cả được thể hiện tập trung ở cỏi hựng với sự khẳng định chiến công lớn lao của một cá nhân hoặc của cả một tập thể, sự khẳng định ý nghĩa to lớn của chiến công đó đối với sự phát triển của nhân dân, dõn tộc, nhân loại. Cỏi hựng đồng thời cũng cho thấy quan hệ giữa cái cao cả và cái bi.

(3) Cái cao cả có thể có nhiều loại. Hình dung trên đại thể, có thể chia cái cao cả thành hai loại : Cái cao cả làm vẻ vang sức mạnh của con người và cái cao cả áp chế sức mạnh của con người. Tuỳ theo điều kiện lịch sử, văn hoá, xã hội mà loại hoặc tính chất nào đó của cái cao cả trội lên, phổ biến ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Các vấn đề cụ thể về cái cao cả cũng như những quan niệm trực tiếp của các nhà mĩ học về các vấn đề đó chúng tôi sẽ kết hợp trình bày trong những phân tích, lập luận cụ thể ở những nội dung nghiên cứu hữu quan.

Một phần của tài liệu sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi việt nam sau 1975 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w