Vị trí của cái cao cả trong hệ thống thẩm mĩ mớ

Một phần của tài liệu sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi việt nam sau 1975 (Trang 64 - 69)

Bất kì ở bối cảnh nào, dù với nhu cầu, trình độ xã hội phát triển đến đâu thỡ cỏi cao cả cũng không thể không được nhận thức và tham gia vào ý thức xã hội. Tuy nhiên, cần phải hiểu về cái cao cả trong những biểu hiện mang tính biến đổi, phù hợp với đặc thù của mỗi thời đại. Cái cao cả trong hệ thống thẩm mĩ đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975 cũng cần được nhìn nhận gắn với ý thức văn hoá - thẩm mĩ mới.

Văn học Việt Nam 1945 – 1975 là giai đoạn văn học đậm chất sử thi, văn học của cái nhìn sử thi về thế giới. Trong hệ thống thẩm mĩ của giai đoạn văn học này, cái cao cả chiếm vị trí chủ đạo, chi phối sự khai thác, đánh giá, biểu hiện vẻ đẹp của đời sống. Có thể gọi phẩm chất tạo thành đặc trưng thẩm mĩ văn học Việt Nam 1945 – 1975 là “cỏi cao cả sử thi”. ở vào bối cảnh của cuộc kháng chiến giải phóng dõn tộc, chủ nghĩa anh hùng cách

mạng với những biểu hiện cụ thể như lòng tự hào, tinh thần hi sinh quên mình, “siờu việt tồn tại hữu hạn của mình để tự khẳng định mình trong sinh mệnh vô hạn của Tổ quốc, nhân dân, tập thể, đoàn thể, tiến bộ, lí tưởng”[364;285], đã tạo nên một cục diện thẩm mĩ nguyên phiến, đơn diện, phù hợp với “trạng thái sử thi của thế giới”. Cái cao cả đã hiển hiện trọn vẹn trong tớnh lớ tưởng hết sức đặc thù của một dõn tộc đang vượt lên bằng tất cả sức mạnh ý chí quật cường để dành chiến thắng. Cái cao cả sử thi, nh vậy, đã chi phối các sắc thái thẩm mĩ khỏc. Cỏi bi không có cơ hội tồn tại ở dạng bản chất nhất của nó, mà là “bi trỏng”. Cỏi cảm thương biểu hiện thành “một tình thương cảm bao la”. Và cái hài hầu nh vắng bóng. Chiến tranh là bối cảnh đặc thù để chủ nghĩa anh hùng lên ngôi, vẻ đẹp cao cả của đất nước và con người ngự trị. Chiến tranh chấm dứt, đời sống văn hoá mới đã thiết lập một hệ giá trị sống khác. Con người cá nhân, ý thức cá tính nổi lên như một nhu cầu và đòi hỏi tất yếu. Cuộc sống được trả về với gương mặt đời thường vốn có của nó. Văn xuôi hoà vào dòng mạch đổi mới toàn diện đời sống xã hội trong sù thay đổi mạnh mẽ mối quan hệ giữa văn chương và đời sống, và chất tiểu thuyết, xu thế gỡ bỏ những ranh giới cấm kị theo hướng nhân bản, dân chủ đã góp phần biến đổi sâu sắc hệ thống thẩm mĩ. Cái cao cả còn có thể toả sáng hay không trong hệ thống thẩm mĩ đó khỏc trước của văn xuôi đổi mới sau 1975 ? Nếu nó không hề mất đi mà tồn tại với những sắc thái thẩm mĩ mới thì đặc trưng của nó là gì ?

Cái cao cả cũng là một phạm trù mang tính lịch sử. Cái cao cả trong bi kịch của Ðt-sin, Xụ-phốc-cơ-lơ, Ơ-ri-pớt thấm đẫm chất anh hùng. Nhưng cái cao cả trong nghệ thuật trung cổ lại là biểu hiện của cái “phi trần thế”. Các nhà thờ kiểu gụ-tớch, với những đường vòm vươn thẳng lên cao, tự nó chứa và gợi ra những chiều kích lớn, những Ên tượng không gian kì vĩ, nhưng ý niệm về sức mạnh và khát vọng lớn lao của con người lại gắn với quan niệm tôn giáo thời Trung cổ về bầu trời và thượng giới. Khi cái yêng

hùng của mẫu hình người hiệp sĩ đã tỏ ra lỗi thời, chẳng phải nú đó được M. Xộc-van-tộx giễu nhại hài hước bởi hình tượng bất hủ Đụn Ki-hụ-tờ đấy thôi. Và cái cao cả thời Phục hưng lại quay về với vẻ đẹp, sức mạnh đầy giá trị nhân văn trong hình hài và phong thái tinh thần của con người.

Cái cao cả trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 cũng cần được đánh giá trong tính lịch sử. Èp-xi-an-nhi-cốp cho rằng, “ngay trong thời bình con người vẫn có thể làm những hành động cao cả, bộc lé tính cách cao cả ở nơi nào họ dốc hết sức mạnh tinh thần, nơi họ noi theo những mục tiêu cao cả.”[326;203]. Thực tế dư luận cho thấy, trước những cách tân táo bạo của văn xuôi theo hướng thế tục hoỏ, khụng Ýt người đã quan ngại về sự vắng bóng, mờ nhạt của cái cao cả trong văn học đổi mới thời kinh tế thị trường. Không hẳn là mối băn khoăn này không có cơ sở. Quả là văn học, nhất là văn xuôi, đã không còn dựng lên những tượng đài sừng sững theo nguyên tắc thẩm mĩ của “cỏi cao cả sử thi” nữa. Mà quá trình đi lên của dõn tộc, sự nghiệp cách mạng của dõn tộc đang đứng trước những thử thách lớn, làm sao thiếu được vai trò tác động của nghệ thuật tới ý thức xã hội, lí tưởng xã hội để con người có đủ dũng khí, yêu nước, thương nòi mà cống hiến. Cuộc sống bao giê cũng có sự thông thái của nó. Tự nó sẽ lùa chọn những gì nó cần. Cái có nghĩa, có Ých cho cuộc sống hôm qua chưa chắc đã thực sự không thể thiếu được trong cuộc sống hôm nay, và ngày mai nữa. Quả là đó cú hiện tượng đối thoại gay gắt về những giá trị thẩm mĩ cũ, những giá trị mà nếu đặt ra ngoài thời đoạn chiến tranh cách mạng, hoặc là sẽ bị đào thải hoặc nhất định phải biến đổi. Cái cao cả sử thi đã không còn phát sáng trong những tác phẩm văn xuôi thấm đẫm chất tiểu thuyết hiện đại.

Nguyên Ngọc từng phát biểu : “Trong chiến tranh, mọi quan hệ xã hội và con người dồn lại và thu hẹp vào một quan hệ duy nhất : sống – chết. Người ta phải sống phi thường, phi thường có thể là cao cả, nhưng phi thường cũng đồng thời là triệt tiêu đi bao nhiêu quan hệ bình thường mà vô cùng phong

phú và phức tạp của con người, đẩy tất cả các quan hệ Êy về phía sau. (…) Ngọn lửa chiến tranh thiờu chỏy cả những nhỏ nhen, nhiêu khê của cuộc sống thường ngày… Hoà bình thì khác hẳn. Hoà bình tức là trở lại đối mặt với cái bình thường hằng ngày, cái bình thường mà muôn thủa, tất cả những nhiêu khê của cuộc sống bị che lấp trong chiến tranh bõy giờ thức dậy, vây quanh con người từng giê ở khắp mọi nơi.”[230;169-170]. Nh vậy, nghệ thuật có thể xây dựng những hình tượng cao cả trong “cỏi bình thường hằng ngày” không? Thực tế cho thấy, cái cao cả nếu không thể được biểu hiện cùng với cái trần tục, đời thường thì cũng không khác là mấy so với cái “phi trần thế” của tư tưởng nghệ thuật trung cổ, trong khi, từ đó cho đến nay, lịch sử thẩm mĩ của nhân loại đã trải qua bao thời kì lớn, cái cao cả cũng đã mang những đặc trưng thẩm mĩ khác nhau. Đó là chưa tính đến chuyện cái cao cả có thể được bộc lé ở nhiều phương diện, tầng bậc khác nhau của cấu trúc nghệ thuật. Có khi, một sự ngưỡng vọng hoang tưởng chỉ đem lại hình ảnh về sự thấp hèn của cái nhìn nghệ thuật. Song cũng có khi, cái méo mó, nghịch dị, hèn mọn, cô đơn,… lại hàm chứa một tầm vóc lớn lao, người nghệ sĩ được tự do trong thể nghiệm cao cả của mình. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải nắm bắt biểu hiện của những thuộc tính vĩ đại, siêu việt ở những góc độ khác nhau, đặt nó trong liên hệ với chiều kích triết học mà hình tượng có thể có.

Chúng tôi cho rằng văn xuôi Việt Nam sau 1975 không hề thiếu cái cao cả. Ngay cả khi ta coi văn học mươi năm đầu sau 1975 là quán tính, hay giả định nó thuộc về văn học 1954 – 1975. Tất nhiên, cái cao cả đã mang một đặc trưng khác, có vị trớ khỏc trong một hệ thống thẩm mĩ với những mối tương tác không còn nh trước. Sự đa dạng của hệ thống thẩm mĩ mới mà văn xuôi đã sáng tạo nên Êy chấp nhận sự hoà phối, đan trộn các phẩm chất thẩm mĩ mà với văn học giai đoạn trước thường bị đẩy thành những sự đối lập, hoặc là sự kiêng kị, những vùng cấm đầy áp lực. Văn học đổi mới, mọi ranh

giới dần trở lại với tư cách tương đối của nó, bên cạnh văn chương cao siêu có văn chương thông tục, bên cạnh tác động cải biến trực tiếp có chức năng giải trớ,… Cỏi cao cả có khi Èn sâu, có khi trực diện, đúng như nhận định : “Khụng Ýt người trong khi kiếm tìm ý nghĩa triết lí phổ quát về con người đã tìm thấy chõn lớ ở cái nhìn phi thiêng liêng hoá con người và họ dũng cảm chấp nhận con người thường tình thậm chí tẻ nhạt, khiếm khuyết, không hoàn thiện.” […]. Cái cao cả, nh vậy mới là cuộc sống, một cách trọn vẹn. Bởi lẽ, nói nh Nguyễn Huy Thiệp : “nhiệm vụ của nhà văn không phải là nói ra chõn lớ mà là thức tỉnh ý hướng về chõn lớ hoặc chí Ýt cũng là thức tỉnh tình cảm về phẩm giá con người trong họ” [402]. Và nh vậy, thì “Văn chương sẽ sống cái sức sống tự nhiên của nó. Nhưng nh tất cả mọi việc trên đời này, văn chương cũng có giới hạn, có sự sáng lên, sự mất đi, có cả cái cao cả cũng cú cỏi bỡnh thường” (Lê Minh Khuê) [386]. Cái cao cả đã bứt khỏi hào quang chãi lọi của đạo đức, chuẩn mực hoàn bị, để sinh sôi cùng quy luật tự nhiên của cuộc đời, vì rằng : “Tự nhiên bao giê cũng cao hơn luõn lớ, nú có sẵn lời giải đáp khác hẳn kịch bản do con người dàn dựng nờn.” (Ma Văn Kháng, Anh thợ chữa khoá).

Trong văn xuôi Việt Nam sau 1975, cái cao cả được thể hiện trong sự tương tác với các phẩm chất thẩm mĩ khác, đặc biệt là với cái bi. Trên phương diện lí thuyết, mối quan hệ giữa cái cao cả với cái bi đã được nhiều người bàn luận. Burke đã nói đến xúc cảm bi kịch khi phân biệt giữa cái đẹp và cái cao cả: "Sở thích là vị thẩm phán chắc chắn của cái Đẹp. Cái Đẹp toỏt lờn từ bản năng xã hội, cũn cỏi cao cả thỡ toỏt lờn từ bản năng bảo tồn. Nguyên nhân thực sự của cái Đẹp, do đó, là "một cảm giác thớch thú tích cực làm nảy sinh tình yêu, đi đôi với sự dãn nhẹ những cơ bắp và thần kinh của chúng ta". Trái lại, cái cao cả gắn liền với sự căng thẳng, với sự trương lên về cơ bắp và thần kinh. Được gợi ra từ một cảm giác đau khổ tốt lành, cái cao cả gắn liền với cái trống rỗng, cái khủng khiếp, bóng tối, sù cô đơn, sự

im lặng."[158;31-32]. Sen-ling cũng từng cho rằng : “một bản tính cao cả chỉ có thể bộc lé trong đau khổ. Một nhân cách cao cả mang tính bi kịch “kiệt sức do các thế lực của tự nhiên nhưng đồng thời vẫn chiến thắng qua phong thái tinh thần của mỡnh” [326;200-201].

Quan điểm này của Burke về đặc trưng của cái cao cả có đúng với cái cao cả trong văn học Việt Nam 1945 – 1975? Câu trả lời là không. Nhưng

Chảy đi sông ơi, Con gái thuỷ thần, Phẩm tiết, Chỳt thoỏng Xuõn Hương của

Nguyễn Huy Thiệp thì lại biểu hiện rất rừ cỏi cao cả theo nh quan điểm của Burke. Thắm trong Chảy đi sông ơi, Mẹ Cả trong Con gái thuỷ thần, Vinh Hoa trong Phẩm tiết, Xuân Hương trong Chỳt thoỏng Xuõn Hương đều tạo tạo ra Ên tượng về cái cao cả và Èn chứa “cỏi trống rỗng, cái khủng khiếp, bóng tối, sự cô đơn, sự im lặng”. Thắm thương người đến quên mình và chết đuối bởi tình thương đơn độc. Chương cô đơn ôm nỗi khắc khoải lớn lao trong kiếp lưu đày ruổi rong kiếm tìm Mẹ Cả nh khát vọng phi lÝ về một cái đẹp lí tưởng. Vinh Hoa trác tuyệt, vừa hiện thân cho cái đẹp, lẽ phải, điều thiện lại vừa ngầm Èn sức mạnh huyền bí, vừa thức thời lại vừa cự tuyệt, bất hoà và cô độc. Xuân Hương, và hầu nh các nhân vật cao cả khác trong sáng tác của của Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy, vô hình và hữu hình, âm thầm và toả chiết,… Trong những trường hợp nh thế, cái cao cả đã được thể hiện trong sự tương tác với cái phi lÝ, với nỗi hoài nghi hậu hiện đại.

Quan hệ giữa cái cao cả và cái bi thể hiện tập trung ở cỏi hùng, mét dạng

điển hình của cái cao cả.

Một phần của tài liệu sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi việt nam sau 1975 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w