Nỗi buồn thương trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 chủ yếu hướng tới hai đối tượng : những thân phận bèo bọt và những số phận bất hạnh.
Chưa bao giê, vấn đề thân phận của con người trong cuộc đời thu hót nhiều sự quan tâm của các nhà văn đến thế. Có lẽ, sự huỷ diệt tàn bạo của chiến tranh cùng sự va xiết, áp lực nghiệt ngã của đời sống mới đã khiến người ta phải suy ngẫm ráo riết về thân phận của con người trong cuộc đời, về sự nhọc nhằn, tủi cực, đau đớn của những kiếp người trong cõi bể dâu. Cỏc cõy bút văn xuôi tỏ ra hết sức nhạy cảm trước những thân phận bèo bọt, nhỏ nhoi của con người, bất kể đó là những người có địa vị cao hay thấp, sang trọng hay hèn kém trong xã hội. Những nhân vật có địa vị cao trong xã hội như Đặng Phỳ Lõn (Kiếm sắc), Vinh Hoa (Phẩm tiết), Đề Thám (Mưa Nhã
Nam) của Nguyễn Huy Thiệp ; Nghệ Tông, Thuận Tụng, Thỏnh Ngẫu, Hồ
Quý Ly trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuõn Khỏnh ; Mỵ Nương trong Sự tích
những ngày đẹp trời của Hoà Vang,... Điều đáng lưu ý là, những tác phẩm thể
hiện chủ đề này thường là giả lịch sử, giả cổ tích hoặc tiểu thuyết lịch sử. Và thân phận bèo bọt của những con người có địa vị cao trong xã hội thường được thể hiện gắn với chủ đề cô đơn, cảm thương trước những thân phận Êy cũng là nỗi xót xa cho sự cô đơn của những kiếp người – nạn nhân của lịch sử.
Đặng Phỳ Lõn trong Phẩm tiết là một mưu sĩ thân cận của Nguyễn Ánh, người góp phần tạo nên lịch sử cũng là kẻ phải hứng chịu bất trắc của lịch sử, chết chém dưới tay đế vương. Hình ảnh “Quõn Ánh đi như nước lụt. Lân như cánh bèo bị sóng cuốn trụi.” là một biểu thị cay đắng cho thân phận của con người trong dũng xoỏy của lịch sử. Vinh Hoa tài sắc, biểu trưng tuyệt đối cho giá trị “Phẩm tiết”, cũng là một thân phận nổi nênh trong dòng di dời của thời thế, như một cụ búng hư ảo trong cuộc đời. Đề Thám trong Mưa
đơn, vừa bất lực” : “ễng bỗng oà khóc. Ông khóc cho mình, cho người, cho tất cả những hữu hạn của chính mình, của mỗi người. Đề Thám sụt sùi như một người thường: một anh bán bánh đa mật ở chợ Kế, một viên công chức quèn, một chàng thợ bạc vông về, một ông giáo nghèo... Ông khóc như một người nhu nhược nhất đời, một người suốt đời thoả hiệp, không bao giờ dỏm bước qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ, cương toả. Ông khóc như chưa bao giê là một anh hùng, một người khởi nghĩa.”. Các bậc đế vương, mẫu nghi thiên hạ trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuõn Khỏnh cũng là những thân phận cá nhân chịu sức ghì nặng của lịch sử, sự tồn tại của Nghệ Tông, Thuận Tụng, Thỏnh Ngẫu thật cô độc và đau đớn. Khi bị các thế lực dồn đuổi, bức tử, Thuận Tông than cho thân mình : “ễi! Cô đơn! Ta sinh ra trong xứ sở cô đơn. Cỏi ỏc, cỏi cuồng nộ bao giê cũng sống bày đàn đông đúc. Cũn cỏi hiền hậu tốt lành, lại chỉ như những nụ hoa yếu ớt và lẻ loi. Cái hiền hoà của ta là tội lỗi ư? Vả lại cái tàn nhẫn cuồng nộ phải đõu kộm phần quyến rò? Sao mà ta thấy thương ta. Ta thương ta thương kiếp người của vạn loài.”. Ngay đến Hồ Quý Ly, một nhân vật quyền biến, lớ trớ đến cuồng nộ, bi kịch và cô độc, chủ nhân của lịch sử hay nạn nhân của lịch sử cũng thật khó mà rạch ròi, đã hiện ra đầy xót thương trong con mắt Hồ Nguyên Trừng : “ễng Êy đang muốn tìm cho thiên hạ một phương thuốc lớn. Lòng chàng thiếu niên chợt dâng lên một tình cảm, vừa như kính phục, vừa như xót thương... Trừng đâu phải kẻ ngờ nghệch. Anh còn lạ gì những lời đồn đại trong bá quan, và cả trong dân gian nữa. Người ta bảo cha anh là kẻ gian hùng. Người ta bảo ông đặt ra lắm chuyện phiền hà. Người ta bảo ông là gian thần rắp tâm... Một phương thuốc lớn! Ông muốn đi tìm một phương thuốc lớn! Liệu đó là thiện ý hay chỉ là một sự xảo ngôn như người đời vẫn nghĩ. Nghe cha mình cười sao Trừng chẳng muốn cười mà chỉ thấy trong lòng dâng lên một nỗi buồn. Cha ta có ảo tưởng không? Cha ta có tham vọng quỏ khụng? Nỗi bi đát, nỗi khốn cựng của cha ta chính là ở chỗ đó. Một phương thuốc lớn! Ai sẽ tin
cha? Dân chúng chăng? Bá quan chăng? ông vua già Nghệ Tông chăng? Cả riêng ta nữa chăng? Hay những kẻ đang đồng mưu với cha? Hay chỉ vì một phương thuốc lớn? Kìa, nghe cha ta đang cười. Tiếng cười vang giòn bỗng tắt dần và trở thành những tiếng khục khục lịm đi trong cổ họng. Tiếng cười kết thúc sao mà ngơ ngác. Ông ngoại ta đã thôi cười từ lâu. Còn ta, ta không cười. Ta chỉ nhìn cha bằng đôi mắt thương cảm.” ; trong con mắt của Phạm Sinh : “Vừa tàn bạo đến cùng cực... nhưng lại vĩ đại vô cùng. Vừa đáng căm giận, lại vừa đáng thương đáng kính... Và bao trùm lên tất cả là một nỗi cô đơn đến kinh hoàng.” ; đặc biệt, tác giả để cho Quý Ly khóc như thế này : “Nguyờn Trừng mới đến giữa sân đã phải đứng sững lại. Ông trông thấy cha mình đang ngồi xệp dưới chân pho tượng ở gian giữa nhà. Pho tượng ở đây được đặt thấp, từ ngoài vào cứ tưởng bà Huy Ninh đang thật sự ngồi đó. Bà ngồi trên ghế bên một chiếc bàn sơn son có đặt bát hương nghi ngút khúi. Cũn Quý Ly, ông như gục vào lòng người vợ hiền hậu. Nhìn từ xa, không cảm giác thấy hai bàn tay trắng ngà đương đẩy ra, mà hình như hai bàn tay Êy đương đặt lên mớ tóc bạc của thái sư để chở che, để vuốt ve an ủi. Còn Quý Ly thì... toàn thân đang rung lên. Hoá ra như vậy! Lần đầu tiên, Trừng bắt gặp cha mình đang khúc.”. Nước mắt, niềm cảm thương đó kộo gần lại quá khứ, để con người hiện ra chân thực, gần gũi và vì thế đúng với thân phận cá nhân của nó trong ý niệm về sự mong manh, hữu hạn của hiện tồn. Thương thân, xút mỡnh ở những con người thấp kém về địa vị xã hội, những “hồng nhan bạc mệnh” thì văn chương xưa đã nói nhiều, nhưng thương thân, xút mỡnh đối với các vĩ nhân, bậc anh hùng,... thì có lẽ phải trong sự táo bạo, trình độ ý thức cá nhân bùng nổ như ở văn xuôi đổi mới sau 1975 mới rõ nét như thế. Song rút nấp vào lịch sử, cái cảm thương cũng đã bộc lé những giới hạn nhất định cần vượt qua trong thiết chế thẩm mĩ.
Những nhân vật có địa vị thấp kém trong xã hội hiện ra qua cái nhìn cảm thương, thể hiện niềm thương xót cho thân phận bèo bọt của con người có rất
nhiều trong văn xuôi đổi mới : lóo Khỳng trong Phiên chợ Giát của Nguyễn
Minh Châu, Cón trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp, người đàn bà câm trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ba Nghệch trong Bão lạc
mùa của Ngô Tự Lập, cô gái điếm – Nữ Thần Trôi Dạt trong Biển cứu rỗi
của Võ Thị Hảo, thằng bé trong Giấc ngủ nơi trần thế của Nguyễn Thị Êm, Nương, Điền, người cha, cô gái điếm trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư,... Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu lại lùa Bò để biểu tượng hoá cho thân phận lóo Khỳng – người nông dân. Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã dựng ra cảnh thương tâm trong giấc mơ của lóo Khỳng : “cỏi lão già ghê tởm Êy giang cả hai cánh tay nâng một chiếc búa to nặng như búa của thằng phụ lò rèn ở đầu làng Khơi bổ xuống giữa đầu một con bò, cú đánh của chiếc búa tạ làm lún một mảng trỏn sỏt hai con mắt của con vật, khiến cho một mắt dính đầy máu trồi ra ngoài.”. Trong toàn bộ tác phẩm, 4 lần Nguyễn Minh Châu để lóo Khỳng khúc, 2 lần khi con trói lóo hi sinh (“cỏi ba lô sao mà bẩn thỉu rách rưới, y như chiếc đẫy của đứa ăn mày, không cầm lòng đặng lão bật lên một tiếng khóc hu hu, kêu lên một tiếng rồi im bặt, lẳng lặng lụi cỏc thứ bên trong ra.”, “hai con mắt trống rỗng vằn đầy tia máu từ đó những giọt nước mắt rơi xuống ló chó”) và 2 lần lóo khúc vỡ phải đem con bò khoang ra chợ bán : “Con bò già nua làm sao thấy được một giọt nước mắt của lóo Khỳng vừa lăn vào líp cỏ ống nhầu nát dưới bàn chân lão trong lúc lão oằn người giang hai cánh tay thỳc cỏi then cửa giàn về một bên để mở cửa giàn bò cho con bò đi ra.”, “Trong thế giới bao la giữa đêm tối sâu thẳm tĩnh mịch, chỉ những ngôi sao xanh ngời ngời và Èm ướt, đang nhấp nháy tận đỉnh trời là có thể nhìn thấy hai giọt nước mắt đặc quánh như một thứ chất dầu đang dâng lên tận trong khoé mắt lóo Khỳng.”. Nước mắt của một lóo nụng suốt một đời nhọc nhằn, tủi cực dành cho con vật thân thiết, gắn bó với cuộc sống gia đình lão 18 năm, cũng là nước mắt dành cho chính thân phận lão, kiếp sống của lão. Trong Bão lạc mùa (Ngô
Tự Lập), Ba Nghệch – 1 kẻ hoang dã và tội lỗi tưởng chõng trút bỏ được quá khứ để được làm người dù chỉ là chút hạnh phúc trụi dạt đến đã rơi vào cái vòng luẩn quẩn trớ trêu, một sự “lại giống” nghiệt ngã. Ba Nghệch chết thảm thương, khi diễm phúc đó có vợ và sắp được làm cha, cái chết đúng với thân phận “trời định” của y : “Được bốn ngày thì rượu hết, còn đời hắn kéo dài hơn một ngày. Hôm sau dân đảo cắt gân gót chân Ba Nghệch, buộc đá vào cổ và ném xuống biển.”. Thân phận cô gái điếm trong Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo cũng bèo bọt, lạc loài giống như thân phận cô gái điếm trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Cả hai cùng có được cơ hội hoàn lương,
cùng tiếp tục nếm nỗi ê chề của xác thịt và cựng cú kết cục thương tâm. Họ là những kiếp sống bên lề, mạt hạng và mang những nỗi đau cả về thể xác và linh hồn. Cả hai đều trở thành nạn nhân của lòng thù hận đàn bà và đều không thể dứt bỏ cái thân phận gái điếm ô nhục của mình. Những kiếp sống nhọc nhằn, tủi cực như thế, những thân phận bèo bọt, hư ảo, chấp chới như thế như là những tiếng thở dài não nùng trong các câu chuyện đời thường trong văn xuôi Việt Nam sau 1975.
Cái cảm thương còn thấm đẫm trong những trang viết về vô vàn những số phận bất hạnh, những nạn nhân hoặc là của hoàn cảnh Ðo le, khắc nghiệt, hoặc là của chính những tính cách đã được định hình trong muôn vàn những tình huống cá biệt của đời sống, có khi là cả hai. Bà Son trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường than thở : “Đỳng là cái số tôi
chẳng ra gì. Muốn sống yên phận cũng chẳng được. Mang tiếng là chồng con, nhà cửa đề huề, nhưng có lúc nào tôi được vui, được thoả nguyện. Chủ không ra chủ, tớ không ra tớ. Ngẫm ra đời tôi lận đận từ cái ngày tôi phải lòng ông! Từ bấy đến giờ tụi khụng bao giê làm chủ được cái thõn tụi! Lấy chồng là để giữ tiếng cho bố mẹ, thế là vì bố mẹ chứ đâu phải vì mình! Nếu ngày Êy ông thực lòng vỡ tụi, cựng ý với tôi bỏ đi nơi khác làm ăn, no đói có nhau, thì chắc đời tôi không đến nỗi có no mà không có vui, có lành mà
không có Êm như thế này!”. Hoàn cảnh đã tạo nên số phận của bà Son, để bà mang cái thân phận “Chủ không ra chủ, tớ không ra tớ”, rồi chớnh cỏi thân phận hằng ngày nhẫn nhục hứng chịu sự “bào trơn đúng bộn” của ông phó méc Êy đã khiến người đàn bà này trở thành nạn nhân trong mưu mô bẩn thỉu của các thế lực ở cái xứ sở Giếng Chùa ma nhiều hơn người, tối tăm, nhớp nháp Êy. Thịnh trong Đàn đom đóm bay lên trời của Tô Đức Chiêu cũng là một nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, người phụ nữ xinh đẹp Êy không chấp nhận sự Ðp duyên của người cha mà quyết định quyên sinh. Tình cảm thương xót, uất hận bao trùm Mùa hoa cải ven sông của Nguyễn Quang Thiều, với Chinh – nạn nhân của thù hận truyền kiếp : “Những người trong gia đình cô cũng chững người lại nhỡn cụ. Trước mắt họ, cô đang ngồi khóc không thành tiếng, mái tóc đứt nham nhở dính bết vào lưng cô đầy mỏu.”. Trong những trường hợp như thế, cái cảm thương góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh phê phán đối với những hủ bại của tục lệ, sự suy thoái đạo đức xã hội.
Có khi, tình cảm cảm thương toỏt lờn từ phong hoá xã hội, ở chính những chuyển dời, biến đổi của thời cuộc, thế sự như trong Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Một người Hà Nội, Đời khổ (Nguyễn Khải), Cõy léc vừng nở hoa vông vang, Chút mộng kê vàng (Trần Thị Trường),…
Trong bối cảnh đời sống văn hoá mới thời kinh tế thị trường, nhiều vẻ đẹp mới có được từ sự phát triển của trình độ ý thức thẩm mĩ của người nghệ sĩ và của công chúng, trong xu hướng ngày càng mở rộng tiếp xúc của đời sống văn hoá - xã hội với các trào lưu tư tưởng văn hoá, thẩm mĩ nước ngoài, đặc biệt là phương Tây. Song, dường như có một dòng chảy trầm lặng, ngậm ngùi cảm thương của những tấm lòng tha thiết níu giữ những vẻ đẹp xưa, của nỗi đau trước sự phai tàn đi, mai một đi của cái đẹp đã từng toả sáng, nâng đỡ tâm hồn con người qua bao thời.
sông ơi (Nguyễn Huy Thiệp), Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy Anh),.. vai
trò của tính cách đưa đến sự bất hạnh của số phận thể hiện nổi bật. Trong những tác phẩm dạng này, cái cảm thương gắn liền với quan niệm của nhà văn về bản tính cá nhân của con người. Bản tính tốt đẹp của Quy, Thắm, Túc,... vừa gieo vào lòng người đọc niềm tin về sự trường tồn của những giá trị, vừa dấy lên tình cảm xót xa, thương tiếc cho những giá trị Êy trong cuộc đời.
Như vậy, nếu như cái bi, với tư cách là một trong những phạm trù hạt nhân của hệ thống mĩ mới mà văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã đạt được theo xu hướng vận động đa dạng hoá thẩm mĩ, đem lại một chiều sâu mới cho văn học, ghi nhận quá trình phát triển tất yếu của đời sống thẩm mĩ hiện đại ở ta; thỡ cỏi cảm thương, trước hết đem lại những điểm nhấn mang dấu Ên của truyền thống tình cảm, nhân ái Việt Nam và thể hiện rõ nét một nhu cầu hài hoà trong thái độ đối với đời sống, một nhận thức mới về tính dân chủ của văn học.
Cái bi và cái cảm thương, cặp giá trị thường đan quyện vào nhau, hô ứng cho nhau với những đặc trưng cơ bản như đã trình bày ở trên, là sản phẩm của sự phát triển mạnh mẽ ý thức cá nhân, tinh thần chủ động, khát vọng chinh phục mới trong bối cảnh văn hoá - xã hội ngày càng thuận lợi và cũng nhiều thách thức hơn.
Chương 4
CÁI HÀI VÀ CÁI PHI LÝ
TRONG VĂN XUÔI VIỆT Nam SAU 1975
4 – 1. CÁI HÀI