Tưởng chõng như, đau thương nhiều rồi, hi sinh mất mát nhiều rồi, công chúng cần được thảnh thơi, cần được thả lỏng, đừng bắt người ta phải thưởng thức đau thương nữa và nếu anh cứ kể chuyện bi kịch người ta ắt sẽ quay lưng lại với anh. Nhưng diễn biến văn học Việt Nam sau 1975 lại cho thấy một thực tế khác. Đúng là có tình trạng văn học trong nước bị ghẻ lạnh. Song đó là vào khoảng mươi năm đầu sau khi chiến tranh chấm dứt, khi mà văn học “trượt theo quán tính cũ”, lúc đó cái bi
vẫn chỉ thuộc về đời sống. Phải từ khoảng 1986, văn học mới xác lập được phần nào mối quan hệ máu thịt với đời sống, văn xuôi “được mựa” đồng thời với sự nảy nở của cái bi. Biểu hiện này không hẳn là không có lÝ do từ ý thức “đối chọi” với quan niệm văn chương cũ của các nhà văn, nhưng cơ bản hơn nó là sự đổi thay tất yếu của đời sống thẩm mĩ. Vậy là, sự xác lập lại vị trí của văn học trong đời sống tinh thần xã hội đó cú vai trò quan trọng của thẩm mĩ bi kịch. Tác động thẩm mĩ đặc thù của cái bi đã góp phần xua đi cái lạnh lẽo của mối quan hệ giữa văn chương và công chúng. Những kết cục bi thảm, “khụng cú hậu” của những số phận không khỏi tạo ra trạng thái hẫng hụt đối với tâm thế tiếp nhận đã quen thưởng thức cái trọn vẹn theo đạo lớ “nhõn nào quả Êy”, “ở hiền gặp lành”. Nhưng sâu xa và bền chặt hơn, cái bi đã đem lại niềm tin vào tính chân thật của văn
chương ở ý nghĩa nú đó thức nhận quy luật nghiệt ngã của cuộc sống trong sự trải nghiệm đến cùng cái tự do – tất yếu. Tinh thần lạc quan mới cần phải được tạo dựng từ tinh thần hướng thượng cất lên từ những tình huống Ðo le, nghiệt ngã nhất của nhân sinh, trên một nền tảng ý thức chủ động. Cú thể nói, cùng với văn xuôi và thẩm mĩ bi kịch, trong đời sống
văn học Việt Nam sau 1975 đã có dấu hiệu của một kiểu người đọc mới. Nghiên cứu văn học sau 1975, người ta thường nói nhiều đến mối quan hệ mới giữa nhà văn và công chúng. Theo đó, mối quan hệ “dõn chủ”, “đối thoại” giữa nhà văn và bạn đọc thường được lí giải như một dấu hiệu vận động cơ bản có cơ sở từ nhu cầu tất yếu của đời sống văn hoá mới. Nhưng nếu không chú ý đến vai trò của văn học trong việc hình thành kiểu người đọc mới thì chưa thấy được sức mạnh bản chất thẩm mĩ của văn học. Trong chiều tác động ngược lại, trong lực hấp dẫn tự trị của thẩm mĩ, tác động của thẩm mĩ bi kịch đến thãi quen, quan niệm của công chúng là một chuyển động văn hoá tiến bộ mà đời sống xã hội Việt Nam đã có được. Quá trình này đã và sẽ còn là một hành trình nhọc nhằn. Ở đó, văn chương
vừa đáp ứng vừa vượt trước, thẩm mĩ bi kịch vừa thoả mãn vừa bức thúc đổi thay tâm thế và trình độ tiếp nhận.
Có phải thẩm mĩ bi kịch trong văn học Việt Nam đương đại đã thực sự có được sự cộng hưởng từ bạn đọc ? Ta có thể dễ dàng thừa nhận, chõng nào những nỗi đau lớn chưa được phát hiện, chõng nào những vấn đề cốt tuỷ của thực trạng đời sống của con người Việt Nam, xã hội Việt Nam, dõn tộc Việt Nam chưa được phát hiện thỡ chừng Êy công chúng còn chưa được sống trong cảm xúc bi kịch thực sự, cái bi còn chưa động đến được chõn lớ muụn thủa của đời sống. Xin lại trích vài lời trong Cá lau : “Tụi lấy làm lạ lựng quỏ, thật là đủ hình dáng, đủ tư thế, cả một thế giới đàn bà đã sống trải bao thời gian qua, chiến chinh dường như như đang tụ hội về đây, mỗi người một ngọn núi, đang đứng một mình vò võ, chon von trờn cỏc chóp núi đá cao ngất, người ôm con bờn nỏch, người bế con trước ngực, người cõng con sau lưng, người hai tay buông thõng xuống, mặt quay về đủ các hướng, các ngả chân trời cú sỳng nổ, có lửa chỏy.”. Đú cũng là thách thức của cuộc đời với văn học. Và nếu không có ý thức về cái bi, giá trị cao cả của cuộc sống sẽ dần mất đi, sự sống vô giá này sẽ bị huỷ hoại, văn chương sẽ không chạm đến được cái vĩnh cửu cuộc đời.