Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy do

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn e.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 99 - 102)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.11. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy do

E.coli gây ra ở lợn con của 3 huyện tại Vĩnh Phúc

Căn cứ vào kết quả thử kháng sinh đồ của các chủng E. coli phân lập được. Chúng tôi lựa chọn một số loại kháng sinh: Nofloxacin, Colistin, Amoxycilin áp dụng điều trị cho 35 lợn con mắc tiêu chảy với các triệu chứng điển hình của bệnh tiêu chảy do E. coli như: Xù lông, yếu ớt, mắt trũng, đi siêu vẹo, bỏ bú, phân màu màu trắng hoặc xám, nôn mửa.

Nguyên tắc điều trị là: ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, chống mất nước và chất điện giải, làm tốt công tác vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng. Thời gian điều trị mỗi phác đồ là 03 ngày, theo dõi kết quả điều trị. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.20.

Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy:

Hiệu quả điều trị của Nofloxacin và Colistin là khá cao, sau 3 ngày điều trị có 93,33% và 83,33% lợn khỏi bệnh. Lợn khỏi bệnh thấy không còn bị ỉa chảy, không sốt, bú mẹ và sau vài ngày sức khoẻ trở lại bình thường. Kết quả điều trị phù hợp với kết quả thử kháng sinh đồ ở bảng 3.20.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với lô lợn con dùng Amoxycilin để điều trị, tỷ lệ lợn con khỏi bệnh không cao, sau 03 ngày điều trị chỉ có 03 con khỏi bệnh (37,5%), còn lại 05 con chưa khỏi (62,5%).

Bảng 3.20: Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con do vi khuẩn E. coli gây ra

Phác

đồ Tên thuốc Liều dùng

Cách dùng Số điều trị (con)

Kết quả điều trị sau 03 ngày

Khỏi Chƣa khỏi Số con Tỷlệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 1 Nofloxacin 0,2ml/kgP Tiêm 15 14 93,33 1 6,66 Điện giải

B.complex 10g/20kgP/ngày Uống 2

Colistin 0,2ml/kgP Tiêm

12 10 83,33 2 16,66 Điện giải

B.complex 10g/20kgP/ngày Uống 3

Amoxycilin 0,2ml/kgP Tiêm

8 3 37,50 5 62,50 Điện giải

B.complex 10g/20kgP/ngày Uống

Dung dịch tiêm Nofloxacin 5% (do Công ty VINAVETCO sản xuất) là kháng sinh tổng hợp thế hệ IV của nhóm Fluroquinolone, có hoạt phổ tác dụng mạnh với vi khuẩn Gram (-). Nó ức chế sự sao chép DNA bằng cách kết dính hai tiểu đơn vị A của DNA gynase làm cho DNA không xoắn vòng được, tức là tác động vào cơ quan điều khiển quá trình sống của vi khuẩn là nhân. Nofloxacin khuyếch tán nhanh trong cơ thể động vật được điều trị và duy trì nồng độ tác dụng trong vòng 24 giờ.

Colistin là một kháng sinh nhóm polypeptit có tính diệt khuẩn ngay cả tế bào ở trạng thái nghỉ vì thuốc làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng tế bào. Colistin tác dụng chủ yếu lên vi khuẩn Gram (-) như: E.coli,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Salmonela, Pasteurella, Aerobacter, Haemophillus, Klebsiella. Khi tiêm Colistin đào thải qua quá trình lọc ở cầu thận dưới dạng không đổi hoặc dạng chuyển hoá. Thuốc do Công ty BIO sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm 5%.

Amoxycilin 15% là dung dịch tiêm (do Công ty Hanvet sản xuất) dưới dạng dầu. Amoxycilin là kháng sinh nhóm Penicillin bán tổng hợp có hoạt phổ tác dụng với vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Sau khi tiêm, thuốc phân tán từ từ, giữ nồng độ chữa bệnh trong máu kéo dài 48 giờ. Tỷ lệ lợn điều trị khỏi không cao như hai loại thuốc trên do có khả năng bị vi khuẩn E. coli kháng thuốc như kết quả chúng tôi thu được khi làm kháng sinh đồ.

Sử dụng Điện giải B.complex (do Công ty VINAVETCO sản xuất; gói100g). Thành phần gồm NaCl, KCl, MgSO4 , NaHCO3 và Glucoza nên có công dụng bồi dưỡng sức lực, giải độc, cân bằng và cung cấp các chất điện giải, tăng sức đề kháng, mau hồi phục.

Như vậy, trong điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thấy nên dùng 2 loại kháng sinh là: Nofloxacin và Colistin sẽ cho kết quả tốt. Đồng thời có thể kết luận 2 loại kháng sinh này chưa bị các chủng vi khuẩn E. coli có trên địa bàn kháng, tuy nhiên cũng thấy cần phải khuyến cáo khi sử dụng các loại kháng sinh này phải được dùng đúng liều lượng, đủ liệu trình dùng thuốc, theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để tránh việc vi khuẩn nhờn với các loại kháng sinh này.

Việc thử kháng sinh đồ là rất cần thiết, qua đó chọn kháng sinh có hiệu lực để điều trị, đồng thời phải hết sức chú ý đến việc bổ sung các chất điện giải, vitamin một cách kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh cao.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn e.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)