3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.4. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo kiểu
nuôi tại 3huyện của tỉnh Vĩnh Phúc
Theo Erwin M. Kohler [10] số lượng lớn E. coli thường hiện diện ở ngay môi trường chuồng nuôi nếu nó bẩn và ướt, thông thoáng kém và độ ẩm cao. Tuy nhiên, nguồn nhiễm bệnh quan trọng nhất là lợn con khác trong đàn mắc bệnh tiêu chảy do E. coli. Những con này sẽ thải tới một tỷ E. coli/ ml phân lỏng.
Điều kiện vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở lợn nói chung và lợn con theo mẹ nói riêng, nếu chuồng trại được thiết kế xây dựng khoa học, phù hợp với đặc điểm sinh lý từng giai đoạn phát triển của lợn, đảm bảo thuận tiện cho việc thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc thì các loại mầm bệnh ít có cơ hội tồn tại, phát triển và gây bệnh.
Qua điều tra chúng tôi thấy, trên địa bàn tỉnh đang phổ biến 02 kiểu chuồng: Chuồng nền xi măng và chuồng sàn dạng lồng, làm bằng sắt, nhựa, bê tông, mặt sàn cách mặt đất 40 - 60 cm (chuồng công nghiệp). Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con theo mẹ tại các kiểu chuồng nuôi được trình bày ở bảng 3.6. Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy: Với kiểu chuồng nền, tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy dao động từ 27,43% đến 29,69% tại các huyện điều tra, tỷ lệ lợn con tiêu
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chảy trung bình là 28,88% (351/1215). Còn ở chuồng sàn tỷ lệ lợn con tiêu chảy trung bình thấp hơn, chỉ có 23,58%(191/810).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.6: Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo kiểu chuồng nuôi
Kiểu chuồng Huyện Nền Sàn Số theo dõi (con) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số theo dõi (con) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Lập Thạch 522 155 29,69 348 88 25,28 Tam Đảo 292 86 29,45 195 45 23,07 Tam Dương 401 110 27,43 267 58 21,72 Tính chung 1.215 351 28,88 810 191 23,58
Biểu đồ 3.4: So sánh tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy theo kiểu chuồng nuôi khác nhau
Chuồng sàn có độ thoáng khí cao, lợn được uống nước bằng các vòi tự động, độ ẩm trong không gian chuồng nuôi thấp, chất thải của lợn và thức ăn thừa được lọt qua các lỗ hổng của sàn xuống phía dưới, dễ được thu gom và làm sạch, lợn con và lợn mẹ ngăn cách bởi lưới sắt được chia đều nên khi bú mẹ chúng ít khi giẫm đạp lên nhau, hạn chế được các yếu tố stress gây bệnh.
28,88% 23,58% 0 5 10 15 20 25 30 Chuồng nền Chuồng sàn
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ở chuồng nền, lợn con và lợn mẹ luôn phải tiếp xúc với độ ẩm của đất, với phân, rác, các loại khí độc… là những môi trường cho các loại vi khuẩn gây bệnh lưu trú, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển và gây bệnh.
Theo Tô Thị Phượng (2006) [27] kiểu chuồng nuôi ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh tiêu chảy, kiểu chuồng sàn có tác dụng tốt, hạn chế tác động bất lợi của ngoại cảnh đến vật nuôi, giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn. Tác giả cũng cho biết: chuồng sàn tỷ lệ lợn bị tiêu chảy là 23,58% thấp hơn nhiều so với lợn nuôi trong kiểu chuồng nền 28,88%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như vậy.
* Như vậy, tại 3 huyện của Vĩnh Phúc kiểu chuồng nuôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh tiêu chảy lợn con trong giai đoạn đang bú sữa mẹ, kiểu chuồng sàn hạn chế được tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy so với kiểu chuồng nền.