3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.3. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo các tháng
Bệnh tiêu chảy ở lợn do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó tổ hợp các yếu tố khí hậu (nhiệt độ và độ ẩm không khí) đóng vai trò quan trọng. Do đó việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố trên và bệnh này có ý nghĩa lớn trong công tác phòng chống bệnh.
Nhiệt độ lạnh và độ ẩm là yếu tố mẫn cảm quan trọng của lợn con theo mẹ, yếu tố stress này làm giảm sức đề kháng của lợn với các bệnh kể cả
E.coli. Độ ẩm không khí cao làm tăng sự lan truyền của các vi khuẩn gây bệnh. Để làm rõ sự ảnh hưởng của ẩm độ, nhiệt độ của các tháng trong năm 2013, đến tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con theo mẹ nuôi trên địa bàn 03 huyện của tỉnh, chúng tôi đã điều tra và thống kê tại bảng 3.5.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.5: Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo các tháng trong năm Tháng Nhiệt độ (0C) ẩm độ (%) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 18,2 76 187 56 29,94 2 18,5 89 165 63 38,18 3 20,4 86 145 51 35,17 4 25,5 81 157 45 28,66 5 27,1 79 152 35 23,03 6 29,8 76 156 32 20,51 7 29,7 78 178 37 20,79 8 27,9 84 167 40 23,95 9 28,0 75 174 38 21,84 10 27,3 77 175 42 24,00 11 24,5 76 189 51 26,98 12 17,9 78 180 52 28,89 Tính chung 24,56 79,58 2.025 542 26,76 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ Độ ẩm Tỷ lệ (%)
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.3: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm các tháng trong năm đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con
Bảng 3.5 cho thấy: Tiêu chảy ở lợn con theo mẹ xảy ra quanh năm nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh của lợn con thay đổi rõ rệt theo sự biến đổi nhiệt độ và độ ẩm của mùa vụ.
Biểu đồ 3.3 cho thấy: ở các tháng 12, 1, 2 khi thời tiết có những thay đổi mạnh, nhiệt độ thấp và có sự chênh lệch giữa ngày và đêm cao (5 – 100C) về đêm nhiệt độ xuống rất thấp, ban ngày trời âm u, số giờ nắng ít, mưa phùn kéo dài làm cho độ ẩm luôn luôn cao. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con được theo dõi trong thời gian này rất cao, từ 28,89% đến 29,95%. Trong đó cao nhất là tháng 2 điều tra 165 con lợn thấy 63 con bị tiêu chảy (38,18%).
Vào các tháng 6,7, 8, 9 khi ẩm độ thấp, nhiệt độ cao thì tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, dao động từ 20,51% đến 21,84%. Qua thực tế điều tra, chúng tôi thấy trong thời gian này, bệnh xuất hiện chủ yếu vào những ngày oi bức, mưa rào đột ngột ở những hộ nuôi lợn con nhưng chuồng trại không được che chắn một cách cẩn thận.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Sử An Ninh (1993) [19], Đào Trọng Đạt và cs (1996) [7], Phạm Khắc Hiếu (1998) [10], đã kết luận: Lạnh và ẩm là hai yếu tố tác động mạnh đến sức khoẻ vật nuôi, trong đó lợn sơ sinh và lợn con theo mẹ là đối tượng bị tác động mạnh nhất.
Theo Phạm Khắc Hiếu (1998) [10] cho biết: để phòng bệnh tiêu chảy trước hết cần hạn chế, loại trừ các yếu tố stress xấu sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Đồng thời khắc phục những yếu tố khí hậu, thời tiết bất lợi để tránh rối loạn tiêu hoá, giữ ổn định trạng thái cân bằng giữa cơ thể và môi trường. Lợn con đẻ ra phải sưởi ấm ở nhiệt độ 340C trong 7 ngày đầu, sau đó giảm nhiệt độ dần nhưng không được thấp hơn 300
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Từ những kết quả trên, chúng tôi thấy: Điều kiện khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, bệnh xuất hiện với tỷ lệ cao vào các tháng 12, 1, 2 là những tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao. Vì vậy, đối với các hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản cần phải có kế hoạch điều chỉnh lịch phối giống cho lợn phù hợp, nắm chắc dự báo tình hình thời tiết để có các biện pháp che chắn chuồng trại và giữ ấm cho lợn phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con.