3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli ở lợn con theo mẹ tại Vĩnh Phúc
3.4.1. Kết quả nuôi cấy phân lập vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy ở lợn con
Để xác định vi khuẩn tham gia gây bệnh tiêu chảy cho lợn con, ngoài việc quan sát các đặc điểm biểu hiện của triệu chứng, bệnh tích ở lợn bệnh tiêu chảy thì việc phân lập vi khuẩn trong phòng thí nghiệm là hết sức cần thiết.
Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu phân từ các lợn con từ 1 đến 28 ngày tuổi bị tiêu chảy để tiến hành kiểm tra vi khuẩn học bằng cách dùng tăm bông
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiệt trùng ngoáy sâu vào trực tràng của những lợn con bị bệnh. Phân lập vi khuẩn E. coli theo quy trình thường quy của Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương, không dùng bất cứ môi trường tăng sinh nào khác để đánh giá chính xác loại vi khuẩn nào tham gia vào quá trình gây bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân của lợn con bị tiêu chảy
Địa phƣơng thu thập mẫu Số mẫu phân lập (mẫu) Số mẫu dƣơng tính (+) Tỷ lệ (%) Lập Thạch 95 75 78,94 Tam Đảo 90 73 81,11 Tam Dương 80 67 83,75 Tính chung 265 215 81,13
Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: Từ 265 mẫu phân thu thập được trên địa bàn 3 huyện, chúng tôi đã phân lập được 215 chủng E. coli, chiếm tỷ lệ 81,13%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội (1986) [20] tiến hành phân lập E. coli
từ các phủ tạng của lợn bị tiêu chảy và đã xác định được tỷ lệ của vi khuẩn này chiếm tới 95,4% trong tổng số lợn điều tra.
Nhóm nghiên cứu của tác giả Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh (2000) [22] đã phân lập được 60 chủng E.coli (85,41%) từ phân của lợn con đang bú sữa mẹ bị tiêu chảy.
Tác giả Nguyễn Thị Ngữ (2005) [18] cho biết: Tỷ lệ phân lập E. coli
trong phân lợn không bị tiêu chảy là 83,8% và ở lợn bị tiêu chảy là 93,7%. Số lượng E. coli trong phân lợn không bị tiêu chảy là 63,1 triệu tăng lên 126,4 triệu ở lợn bị tiêu chảy, gấp 02 lần bình thường.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhìn chung, kết quả của chúng tôi có chênh lệch ít nhiều so với các nghiên cứu của một số tác giả khác trong nước, có thể do nhiều nguyên nhân: yếu tố địa lý, đặc điểm dịch tễ bệnh khác nhau của từng vùng.