Máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn e.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 60 - 120)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.7.Máy móc thiết bị

- Buồng cấy vô trùng - Nồi hấp ướt

- Máy ly tâm - Máy lắc giàn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh ở Vĩnh Phúc

3.1.1. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm

Tỉnh Vĩnh Phúc là vùng đồng bằng có trung du và miền núi, phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Vĩnh phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ vùng Thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên gần 1.300Km2 dân số trên 1,1 triệu người; Vĩnh phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm; nhiệt độ trung bình hàng năm 23,20C. Vĩnh Phúc có nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng phát triển nông nghiệp và trong đó rất trú trọng trong phát triển chăn nuôi.

Bảng 3.1: Số lƣợng gia súc, gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc từ 2008 - 2012 Năm Lợn Tổng số Chia ra Nái Thịt 2008 490.980 83.229 406.523 2009 533.920 87.916 444.573 2010 548.734 85.177 462.107 2011 498.051 75.994 420.634 2012 480.108 77.151 401.482 (Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008 - 2012)

Số liệu trên cho thấy: đàn lợn trong những năm gần đây chăn nuôi chăn nuôi có chiều hướng giảm xuống, là do phải đối mặt với rất nhiều thách thức đó là giá thành sản phẩm cao, dịch bệnh và rủi ro thiên tai nhiều vì vậy các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm dần về số lượng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh những khó khăn thách thức như vậy nhưng đã có rất nhiều hộ đã đầu tư mạnh vào phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn, nhiều giống vật nuôi mới có tiềm năng năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như giống lợn ngoại nuôi theo hướng trang trại sản xuất hàng hoá. Đến tháng 12/2012 toàn tỉnh đã có 1.500 trang trại chăn nuôi lợn quy mô tập trung lớn (lợn từ 200 – 1.300 con) (Sở Nông nghiệp & PTNT) [28]

3.1.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc

Qua điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn lợn trong năm 2012 và 2013 chúng tôi thu được bảng 3.2

Bảng 3.2: Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn 2012 – 2013 TT Tên bệnh Năm 2012 Năm 2013 Số mắc (con) Số chết (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Số chết (con) Tỷ lệ (%) 1 Lở mồm long móng 0 0 0 0 0 0 2 Tụ huyết trùng 8.360 834 9,97 4.657 372 7,98 3 E.coli phù đầu 6.327 1.334 21,1 5.124 1.076 20,9 4 Tiêu chảy 17.320 1.247 7,2 15.325 1.024 6,68 (Chi cục Thú y Vĩnh Phúc 2012-2013)

Về dịch bệnh xẩy ra trên đàn lợn mắc các bệnh Tụ huyết trùng, thương hàn, E.coli phù đầu và đặc biệt là bệnh tiêu chảy, tong đó có tiêu chảy ở lợn con gây thiệt hại rất lớn cho các hộ chăn nuôi ở Tỉnh Vĩnh Phúc.

Vì vậy chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu tình hình dịch tễ và xác định vai trò gây bệnh tiêu chảy ở lợn con của vi khuẩn E. coli.

3.2. Kết quả điều tra tình hình lợn con mắc bệnh tiêu chảy trong năm 2013 trên 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc 2013 trên 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lợn từ 1- 28 ngày tuổi là giai đoạn bú mẹ trong giai đoạn này các hệ cơ quan trong cơ thể của cơ thể chưa hoạn thiện. Hệ tiêu hóa chưa có men pepsin, khả năng tiết dịch vị chậm, nên rất rễ bị nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa, khả năng điều tiết thân nhiệt kém do lớp mỡ dưới da còn mỏng, nên lợn con rất dễ bị tác động bởi yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, lúc mới đẻ ra trong huyết thanh lợn hầu như chưa có kháng thể, lượng kháng thể tăng nhanh khi lợn con được bú sữa đầu, nên khả năng miễn dịch của lợn con là thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào lượng kháng thể nhận được từ mẹ qua sữa đầu.

Các yếu tố khí hậu, thời tiết về điều kiện chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, chất lượng thức ăn của lợn mẹ là các yếu tố stress tác động vào nhóm lợn ở lứa tuổi này.

Để đánh giá được tình hình tiêu chảy ở lợn con nuôi tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi đã phối hợp với 03 trạm thú y của 3 huyện và cán bộ thú y cơ sở các xã, tổ chức chọn mỗi huyện, 03 xã có chăn nuôi lợn nái sinh sản (quy mô gia đình và trang trại) điều tra tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc

Số TT Địa Phƣơng (huyện) Số con theo dõi (con) Số lợn tiêu chảy/ Tổng đàn Số con chết/ Tổng đàn Số lợn tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) 1 Lập Thạch 870 243 27,93 50 5,74 2 Tam Đảo 487 131 26,89 21 4,31

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Tam Dương 668 168 25,14 31 4,64 Tổng cộng 2.025 542 26,76 102 5,03 2.025con 542con 102con 0 500 1000 1500 2000 2500 Tổng đàn số ốm số chết Biểu đồ 3.1: So sánh số lợn ốm và lợn chết trong tổng đàn

Bảng 3.3 cho thấy: Bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ xuất hiện ở tất cả các huyện. Điều đó chứng tỏ đây là bệnh phổ biến trong chăn nuôi lợn hiện nay trên địa bàn các huyện.

Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo mẹ khá cao, trung bình là 26,76% và khác nhau ở các huyện, trong đó: Các huyện có tỷ lệ lợn mắc cao là Huyện Lập Thạch 27,932%, Tam Đảo 26,89%, thấp hơn là Tam Dương với 25,14%.

Tỷ lệ lợn con bị chết biến động từ 4,31% - 5,75% trong tổng số con mắc bệnh. Huyện có tỷ lệ lợn con bị chết cao hơn là Lập Thạch (5,75%), thấp hơn là Tam Đảo (4,31%).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết cao như vậy cho thấy mức độ thiệt hại về kinh tế do bệnh gây ra cho chăn nuôi lợn nái sinh sản là rất nghiêm trọng và việc tìm các biện pháp phòng chống có hiệu quả loại bệnh này là hết sức cần thiết.

Tỷ lệ chết do tiêu chảy phụ thuộc vào ngày tuổi mắc bệnh, sự theo dõi, phát hiện và can thiệp kịp thời, biện pháp điều trị phù hợp với thể bệnh của con vật.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nội (1986) [20] điều tra ở một số tỉnh miền Bắc thấy tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao lên tới 95,4%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cù Hữu Phú và cs (2003) [23] qua tiến hành điều tra tình hình lợn con giai đoạn còn đang bú sữa mẹ tại 05 trại chăn nuôi lợn sinh sản ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy lợn bị mắc bệnh tiêu chảy với tỷ lệ trung bình là 28,36% và tỷ lệ chết so với tổng số lợn điều tra là 4,45%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu này.

Theo Nguyễn Thị Ngữ (2005) [18] tại Hà Tây, lợn từ lứa tuổi 1 – 60 ngày, tỷ lệ bị bệnh là 38,61%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 5,36%.

Sự khác nhau về tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do tiêu chảy ở các kết quả nghiên cứu trên với kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể do thời điểm điều tra khác nhau, điều kiện, phương thức chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh của mỗi vùng khác nhau.

Kết quả kiểm tra khác nhau giữa các huyện theo chúng tôi có thể do tại huyện Lập Thạch, Tam Dương là huyện có nhiều xã nằm ở ven sông nhiều vũng trũng mật độ chăn nuôi gia súc cao, chuồng trại chật hẹp, ẩm thấp dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với huyện Tam Đảo nằm ở vùng cao hơn mật

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độ dân cư thưa, có điều kiện xây dựng chuồng trại rộng rãi hơn thì tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.

3.2.2. Kết quả điều tra lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo tuổi tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

Ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển lợn ở lứa tuổi khác nhau có những đạc điểm giải phẫu, sinh lý khác nhau. Sự đáp ứng của cơ thể với các yếu tố stress khác nhau, để tìm hiểu từng giai đoạn trong thời gian lợn con bú mẹ , tình hình lợn con mắc bệnh tiêu chảy như thế nào, chúng tôi đã tiến hành điều tra, theo dõi số lợn bị mắc bệnh tiêu chảy ở 03 nhóm tuổi từ 1 đến 07 ngày; từ 08 đến 21 ngày và từ 22 đến 28 ngày tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Kết quả điều tra lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo tuổi

Địa điểm

Tuổi lợn (ngày)

1 - 7 ngày tuổi 8 – 21 ngày tuổi 22 - 28 ngày tuổi Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lập Thạch 287 90 31,35 305 86 28,19 278 67 24,10 Tam Đảo 135 48 35,55 157 42 26,75 195 41 21,02 Tam Dương 215 77 35,81 230 51 22,17 223 40 17,9 Tính chung 637 215 33,75 692 179 24,27 696 148 21,26

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33,75% 24,27% 21,26% 0 5 10 15 20 25 30 35

Lợn 1 - 7 ngày tuổi Lợn 8 - 21 ngày tuổi Lợn 22 - 28 ngày tuổi

Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ lợn con tiêu chảy theo các nhóm ngày tuổi

Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 chúng tôi thấy lợn ở lứa tuổi khác nhau, tỷ lệ bị tiêu chảy khác nhau. Từ khi sinh ra đến 07 ngày tuổi lợn bị tiêu chảy với tỷ lệ 33,75%; giai đoạn từ 8 – 21 ngày tuổi là 24,27%; từ 22 – 28 ngày là 21,26%.

Lợn từ sơ sinh đến 07 ngày tuổi: Đây là giai đoạn lợn con chịu áp lực lớn nhất về thay đổi điều kiện sống, so với trong khi sống ở giai đoạn bào thai, nhiệt độ cơ thể của lợn mẹ tương đối cao (37,5 – 38,50C), dinh dưỡng trực tiếp từ nhau thai lợn mẹ. Khi được sinh ra thì lợn con bắt đầu phải đối mặt với sự thay đổi của môi trường sống hoàn toàn khác hẳn, có nhiều sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, môi trường có các loại mầm bệnh, mà không phải ngay lập tức lợn con thích ứng được. Tỷ lệ lợn con tiêu chảy trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm lợn có ngày tuổi từ 8 đến 21 ngày và 22 đến 28 ngày trong tổng số 637 con lợn được theo dõi có 215 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 33,75%. Qua thực tế điều tra, chúng tôi thấy có những đàn mắc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bệnh ngay sau khi sinh ra chỉ vài giờ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời lợn con có thể chết rất nhanh chóng.

Lợn con từ 08 đến 21 ngày tuổi: ở giai đoạn này tỷ lệ lợn bị tiờu chảy có thấp hơn, qua bảng thấy: Tỷ lệ mắc tiêu chảy của lợn ở lứa tuổi này là 24,27%. Theo chúng tôi, lợn con đã có những thích ứng tích cực với điều kiện sống tốt hơn nhóm lợn ở lứa tuổi trước đó, đồng thời các chức năng tiêu hoá, hệ miễn dịch đã bước đầu hoàn thiện đảm bảo cho cơ thể có sức đề kháng với các yếu tố gây bệnh.

Lợn từ 22 đến 28 ngày tuổi: Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy thấp nhất: 21,26%. ở giai đoạn này, lợn con đã thích nghi với điều kiện môi trường sống, chức năng của các cơ quan như tiêu hoá, hệ miễn dịch đã tốt hơn nên lợn ít bị tiêu chảy hơn.

Tuy nhiên, trong cùng một nhóm tuổi lợn, kết quả điều tra tỷ lệ tiêu chảy có sự khác nhau ở các huyện, ở các nhóm tuổi khác cũng có những kết quả tương tự như vậy, lý do như chúng tôi đã trình bày trong những phần đầu về hội chứng tiêu chảy của lợn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: khí hậu, thời tiết, điều kiện chuồng trại, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng…

Theo Đào trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995) [6], bệnh phân trắng lợn con thường xảy ra ở lợn con, đặc biệt là lợn mới sinh từ 1 đến 21 ngày tuổi, tập trung chủ yếu trong 10 ngày đầu, có con mắc sớm sau khi sinh 2 đến 3 giờ và mắc ít hơn khi đã tròn 4 tuần tuổi.

* Như vậy, kết quả điều tra trên địa bàn 03 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: lứa tuổi lợn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy, tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh cao trong những ngày đầu và giảm dần khi ngày tuổi của lợn tăng lên.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa, làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy theo từng giai đoạn phát triển của lợn nuôi trên địa bàn của 03 huyện.

3.2.3. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo các tháng trong năm tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc

Bệnh tiêu chảy ở lợn do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó tổ hợp các yếu tố khí hậu (nhiệt độ và độ ẩm không khí) đóng vai trò quan trọng. Do đó việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố trên và bệnh này có ý nghĩa lớn trong công tác phòng chống bệnh.

Nhiệt độ lạnh và độ ẩm là yếu tố mẫn cảm quan trọng của lợn con theo mẹ, yếu tố stress này làm giảm sức đề kháng của lợn với các bệnh kể cả

E.coli. Độ ẩm không khí cao làm tăng sự lan truyền của các vi khuẩn gây bệnh. Để làm rõ sự ảnh hưởng của ẩm độ, nhiệt độ của các tháng trong năm 2013, đến tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con theo mẹ nuôi trên địa bàn 03 huyện của tỉnh, chúng tôi đã điều tra và thống kê tại bảng 3.5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5: Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo các tháng trong năm Tháng Nhiệt độ (0C) ẩm độ (%) Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 18,2 76 187 56 29,94 2 18,5 89 165 63 38,18 3 20,4 86 145 51 35,17 4 25,5 81 157 45 28,66 5 27,1 79 152 35 23,03 6 29,8 76 156 32 20,51 7 29,7 78 178 37 20,79 8 27,9 84 167 40 23,95 9 28,0 75 174 38 21,84 10 27,3 77 175 42 24,00 11 24,5 76 189 51 26,98 12 17,9 78 180 52 28,89 Tính chung 24,56 79,58 2.025 542 26,76 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ Độ ẩm Tỷ lệ (%)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.3: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm các tháng trong năm đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con

Bảng 3.5 cho thấy: Tiêu chảy ở lợn con theo mẹ xảy ra quanh năm nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh của lợn con thay đổi rõ rệt theo sự biến đổi nhiệt độ và độ ẩm của mùa vụ.

Biểu đồ 3.3 cho thấy: ở các tháng 12, 1, 2 khi thời tiết có những thay đổi mạnh, nhiệt độ thấp và có sự chênh lệch giữa ngày và đêm cao (5 – 100C) về đêm nhiệt độ xuống rất thấp, ban ngày trời âm u, số giờ nắng ít, mưa phùn kéo dài làm cho độ ẩm luôn luôn cao. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con được theo dõi trong thời gian này rất cao, từ 28,89% đến 29,95%. Trong đó cao nhất là tháng 2 điều tra 165 con lợn thấy 63 con bị tiêu chảy (38,18%).

Vào các tháng 6,7, 8, 9 khi ẩm độ thấp, nhiệt độ cao thì tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, dao động từ 20,51% đến 21,84%. Qua thực tế điều tra, chúng tôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn e.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 60 - 120)