Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy và chết do

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn e.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 62 - 66)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1.Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy và chết do

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lợn từ 1- 28 ngày tuổi là giai đoạn bú mẹ trong giai đoạn này các hệ cơ quan trong cơ thể của cơ thể chưa hoạn thiện. Hệ tiêu hóa chưa có men pepsin, khả năng tiết dịch vị chậm, nên rất rễ bị nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa, khả năng điều tiết thân nhiệt kém do lớp mỡ dưới da còn mỏng, nên lợn con rất dễ bị tác động bởi yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, lúc mới đẻ ra trong huyết thanh lợn hầu như chưa có kháng thể, lượng kháng thể tăng nhanh khi lợn con được bú sữa đầu, nên khả năng miễn dịch của lợn con là thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào lượng kháng thể nhận được từ mẹ qua sữa đầu.

Các yếu tố khí hậu, thời tiết về điều kiện chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, chất lượng thức ăn của lợn mẹ là các yếu tố stress tác động vào nhóm lợn ở lứa tuổi này.

Để đánh giá được tình hình tiêu chảy ở lợn con nuôi tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi đã phối hợp với 03 trạm thú y của 3 huyện và cán bộ thú y cơ sở các xã, tổ chức chọn mỗi huyện, 03 xã có chăn nuôi lợn nái sinh sản (quy mô gia đình và trang trại) điều tra tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả điều tra tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc

Số TT Địa Phƣơng (huyện) Số con theo dõi (con) Số lợn tiêu chảy/ Tổng đàn Số con chết/ Tổng đàn Số lợn tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) 1 Lập Thạch 870 243 27,93 50 5,74 2 Tam Đảo 487 131 26,89 21 4,31

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Tam Dương 668 168 25,14 31 4,64 Tổng cộng 2.025 542 26,76 102 5,03 2.025con 542con 102con 0 500 1000 1500 2000 2500 Tổng đàn số ốm số chết Biểu đồ 3.1: So sánh số lợn ốm và lợn chết trong tổng đàn

Bảng 3.3 cho thấy: Bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ xuất hiện ở tất cả các huyện. Điều đó chứng tỏ đây là bệnh phổ biến trong chăn nuôi lợn hiện nay trên địa bàn các huyện.

Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo mẹ khá cao, trung bình là 26,76% và khác nhau ở các huyện, trong đó: Các huyện có tỷ lệ lợn mắc cao là Huyện Lập Thạch 27,932%, Tam Đảo 26,89%, thấp hơn là Tam Dương với 25,14%.

Tỷ lệ lợn con bị chết biến động từ 4,31% - 5,75% trong tổng số con mắc bệnh. Huyện có tỷ lệ lợn con bị chết cao hơn là Lập Thạch (5,75%), thấp hơn là Tam Đảo (4,31%).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết cao như vậy cho thấy mức độ thiệt hại về kinh tế do bệnh gây ra cho chăn nuôi lợn nái sinh sản là rất nghiêm trọng và việc tìm các biện pháp phòng chống có hiệu quả loại bệnh này là hết sức cần thiết.

Tỷ lệ chết do tiêu chảy phụ thuộc vào ngày tuổi mắc bệnh, sự theo dõi, phát hiện và can thiệp kịp thời, biện pháp điều trị phù hợp với thể bệnh của con vật.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nội (1986) [20] điều tra ở một số tỉnh miền Bắc thấy tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao lên tới 95,4%.

Cù Hữu Phú và cs (2003) [23] qua tiến hành điều tra tình hình lợn con giai đoạn còn đang bú sữa mẹ tại 05 trại chăn nuôi lợn sinh sản ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy lợn bị mắc bệnh tiêu chảy với tỷ lệ trung bình là 28,36% và tỷ lệ chết so với tổng số lợn điều tra là 4,45%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu này.

Theo Nguyễn Thị Ngữ (2005) [18] tại Hà Tây, lợn từ lứa tuổi 1 – 60 ngày, tỷ lệ bị bệnh là 38,61%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 5,36%.

Sự khác nhau về tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do tiêu chảy ở các kết quả nghiên cứu trên với kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể do thời điểm điều tra khác nhau, điều kiện, phương thức chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh của mỗi vùng khác nhau.

Kết quả kiểm tra khác nhau giữa các huyện theo chúng tôi có thể do tại huyện Lập Thạch, Tam Dương là huyện có nhiều xã nằm ở ven sông nhiều vũng trũng mật độ chăn nuôi gia súc cao, chuồng trại chật hẹp, ẩm thấp dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với huyện Tam Đảo nằm ở vùng cao hơn mật

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độ dân cư thưa, có điều kiện xây dựng chuồng trại rộng rãi hơn thì tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn e.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 62 - 66)