Kết quả xác định khả năng bám dính của các chủng vi khuẩn E.coli

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn e.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 84 - 86)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.7.1. Kết quả xác định khả năng bám dính của các chủng vi khuẩn E.coli

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để gây bệnh tiêu chảy cho lợn vi khuẩn E. coli thuộc nhóm ETEC phải bám dính được vào tế bào nhung mao ruột non của lợn. Từ đó xâm nhập tế bào biểu mô, ở đây vi khuẩn sản sinh độc tố đường ruột. Vì vậy, yếu tố bám dính (kháng nguyên F4 (K88) , F5 (K99) , F6 (987P), F41 và F18) có vai trò quan trọng đối với quá trình gây bệnh của các vi khuẩn E. coli thuộc nhóm ETEC.

Fairbrother.J.M (1992) [50] coi yếu tố bám dính là yếu tố quan trọng chỉ sau Enterotoxin trong việc xác định vai trò gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli.

Nhằm xác định các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh có mang một hay nhiều loại yếu tố bám dính nói trên, chúng tôi dùng 46 chủng E. coli đại diện cho các vùng tiến hành xác định các gen sản sinh các kháng nguyên bám dính K88 và K99 bằng phương pháp PCR. Kết quả được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13: Kết quả xác định khả năng bám dính của các chủng vikhuẩn E. coli phân lập đƣợc

TT Địa phƣơng Số chủng E. coli thử Khả năng bám dính K88 K99 Số chủng (+) Tỷ lệ (%) Số chủng (+) Tỷ lệ (%) 1 Lập Thạch 20 15 75,00 5 25,00 2 Tam Đảo 15 11 73,33 4 26,66 3 Tam Dương 11 6 54,54 5 45,45 Tổng cộng 46 32 69,56 14 30,43

Qua bảng 3.13 cho thấy: Trong 46 chủng E. coli chọn xác định khả năng bám dính (kháng nguyên K88, K99) thì có 32 chủng (69,56%) có kháng nguyên bám dính K88 và 14 chủng (30,43%) có kháng nguyên bám dính K99

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cù Hữu Phú và cs (2003) [23] khi nghiên cứu trên 84 chủng E. coli có 38/84 chủng, chiếm 45,2% mang kháng nguyên F4 (K88) và 14/84 chủng, chiếm 16,7% mang kháng nguyên F5 (K99) và không có chủng nào mang kháng nguyên F6 (987P) và F41. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả này, nhưng tỷ lệ các chủng E. coli mang kháng nguyên bám dính F4 cũng đều cao hơn F5,

Kết quả xác định khả năng bám dính của vi khuẩn E. coli của chúng tôi cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Sabo (1981) [75], xác định K88

E. coli phân lập ở lợn con phân tỷ lệ 15,4% (6/39). Lê Văn Tạo ( 1993) [30] thấy tỷ lệ K88 là 36% (27/75).

Ngược lại, Lý Thị Liên Khai (2001) [12] khi xác định yếu tố bám dính ở lợn con giai đoạn 1 – 3 tuần tuổi tại các trại chăn nuôi ở Thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn e.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 84 - 86)