Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn e.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 25 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Tiêu chảy ở lợn con là căn bệnh phổ biến trên khắp thế giới, gây thiệt hại thường xuyên đối với tất cả các cơ sở chăn nuôi tập trung theo mọi phương thức truyền thống và công nghiệp, thậm chí ngay cả điều kiện chăn nuôi sạch (Plonait.H, Bickhardt. K, 1997) [64]. Vi khuẩn E.coli lần đầu tiên được Theobald Escherich phát hiện vào năm 1885 và được coi là một vi khuẩn vô hại sống trong ruột già người vàđộng vật. Đến năm 1955, Schofield và Davis mới chứng minh được vai trò gâybệnh đường ruột của E.coli ở lợn con.

Smith H.W (1963) [68] đã cho thấy có hai loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được phát hiện ở các vi khuẩn E. coli gây bệnh. Hai

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loại đó có sự khác biệt ở khả năng chịu nhiệt. Độc tố chịu nhiệt ST (Heat- stable toxin) chịu được nhiệt độ 100°C trong 15 phút. Độc tố không chịu nhiệt LT (Heat-labile toxin) bị vô hoạt ở 60°C trong 15 phút.

Smith H.W và cs (1967) [69] phát hiện ra Hlyplasmid di truyền khả năng sản sinh Haemolysin gây dung huyết. Các serotype E.coli gây bệnh cho lợn thường chủ yếu là serotype kháng nguyên O như O8; O138; O147

Evans (1973) [49] cũng cho thấy: 42% số chủng E. coli phân lập từ đường tiết niệu, 29% số chủng E. coli phân lập từ máu có khả năng gây dung huyết.

Theo Sokol (1981) [70] vi khuẩn E. coli từ cộng sinh thường trực trong đường ruột trở thành vi khuẩn gây bệnh vì trong quá trình sống vi khuẩn có thể tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh, bao gồm các yếu tố gây dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (ColV) và yếu tố bám dính. Có 5 yếu tố bám dính gồm F4 hay còn gọi là K88 (K88ac, K88ab, K88ad); F5 hay còn gọi là K99; F6 hay còn gọi là 987P. Loại kháng nguyên F4 cho phép vi khuẩn có khả năng bám dính vào tế bào biểu mô của toàn bộ ruột non. Kháng nguyên F5, F6 chỉ kết dính ở tế bào biểu mô phần giữa và phần sau của ruột non. Các kháng nguyên F4 và F6 chỉ có ở vi khuẩn E. coli gây bệnh trên lợn, F5 tìm thấy chủ yếu ở E. coli gây bệnh trên bê. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền bằng DNA của nhiễm sắc thể mà di truyền bằng DNA nằm ngoài nhiễm sắc thể, được gọi là plasmid. Qua hiện tượng trao đổi di truyền bằng tiếp hợp, chính những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn bám dính vào được tế bào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột. Từ đây, vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh là sản sinh độc tố, gây phá huỷ tế bào niêm mạc ruột, gây dung huyết, nhiễm độc huyết.

Brown V (1981) [44] cho biết khi Colicin V được sản sinh từ các chủng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yếu tố gây bệnh, hầu hết các E.coli gây bệnh đều chứa các gen mã hoá cho Colicin nằm trên plasmid. Fairbrother (1992) [50] căn cứ vào kết quả nghiên cứu các yếu tố gây bệnh ở từng chủng E.coli phân lập từ các thể bệnh khác nhau, đã đặt tên các chủng vi khuẩn E.coli theo những yếu tố gây bệnh mà chúng có khả năng sản sinh ra như: Enterotoxigenic E.coli ký hiệu là (ETEC); Enteropathogenic E.coli (EPEC); Verotoxigenic E.coli (VTEC); Adhenicia

Enteropathegenic E.coli (AEEC). Từ đó sắp xếp các Serotype cùng mang các yếu tố gây bệnh vào các nhóm gây nên những thể bệnh đặc trưng cho từng lứa tuổi lợn khác nhau.

Nagy và Fekete (1999) [61] khi nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở lợn con mới sinh (1-7 ngày tuổi) đã có kết luận: Phần lớn các chủng E.coli gây bệnh

thuộc các Serogroup O8, O9, O20, O141, O147, O149 và O157, trong đó chủng O149 là phổ biến nhất. Những chủng có độc tính và khả năng gây bệnh cao thuộc nhóm Enteroxigenic E.coli (ETEC).

Ngoài nhóm ETEC, các chủng E.coli thuộc nhóm VTEC

(Verotoxingenic E.coli) và EPEC (Enteropathogenic E.coli) cũng thường xuyên phân lập được từ lợn con bị bệnh tiêu chảy (Blanco và cs 1997)[43].

Gần đây nhất nhóm EaggEC (Enteroaggregative E.coli) cũng thường phân lập được ở lợn con bị bệnh tiêu chảy (Ngeleka và cs 2003) [62].

Như vậy, có thể thấy những nghiên cứu về khả năng gây dung huyết, sản sinh các loại độc tố đường ruột, yếu tố kháng khuẩn Colicin V của vi khuẩn E. coli cho thấy đây là những yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn.

Halls và Kokler vào năm 1978 (trích dẫn bởi Lê Văn Tạo, 1990) [29] cho biết: Khi lựa chọn giống vi khuẩn E.coli để sản xuất vacxin phòng bệnh, cần quan tâm đến các yếu tố gây bệnh mà vi khuẩn tiếp nhận được trong quá trình phát triển và ở bệnh đường ruột, sinh sản, hô hấp đều thấy có mặt của vi

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khuẩn này. Từ đó đi đến khẳng định vai trò gây bệnh của E.coli và đi sâu nghiên cứu những yếu tố gây bệnh của nó.

Theo Jacob C.O (1985) [56] E.coli có tính kháng thuốc rất mạnh. Tính kháng thuốc của E.coli do các gen nằm trên plasmid quy định. E.coli độc có thể chứa một hay nhiều gen kháng thuốc. Trong quá trình di truyền của vi khuẩn, các plasmid kháng thuốc này có thể được trao đổi với nhau theo phương thức truyền dọc hoặc truyền ngang, làm cho hiện tượng kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn e.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và biện pháp phòng trị (Trang 25 - 28)