Dịch vụ nhận tiền gửi

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (Trang 45 - 95)

Có thể theo dõi tình hình huy động vốn của VIB qua các bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của VIB trong năm 2006-2007

(Đơn vị: tỷ đồng)

Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn của VIB trong năm 2007-2008

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của VIB)

Bảng 2.5. Tình hình huy động vốn của VIB trong năm 2008-2009

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của VIB)

Nhìn bảng 2.3, 2.4 và 2.5 ta thấy, vốn huy động từ dõn cư là chủ yếu, năm 2006 chiếm tỷ trọng 78,2%, năm 2007 chiếm 72,8% và sang đến năm 2008, tỷ trọng vốn huy động từ dõn cư chiếm 65,8%. Như vậy, cũng đã có sự chuyển dịch sang nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp và tổ chức (năm 2006 chiếm 21,8%, năm 2007 chiếm 27,2% thì sang năm 2008 tăng lên 34,2%).

Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 39.787 tỷ đồng, tăng 25,19% so với thời điểm cuối năm 2008. Trong đó, huy

động vốn dõn cư đạt 25.490 tỷ đồng, tăng 21,93%, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 14.297 tỷ đồng, tăng 31,44%.

Theo đó, cơ cấu huy động vốn theo loại hình khách hàng được biểu diễn cụ thể ở biểu đồ sau:

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2009 của VIB)

Hình 2.2. Cơ cấu huy động theo loại hình khách hàng

Hiện tại, nguồn huy động VND vẫn đang chiếm ưu thế, năm 2009 vốn huy động bằng VND đạt gần 79%, huy động bằng USD và ngoại tệ khác chiếm 21%, được biểu diễn bằng hình sau:

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của VIB)

Trước biến động bất thường của thị trường, và sức ép thanh khoản của nhiều NH, VIB vẫn giữ vững tình hình thanh khoản và đảm bảo hoạt động một cách an toàn. Bằng sự kết hợp tốt giữa huy động vốn từ nền kinh tế và hoạt động trên thị trường liên NH nên VIB luôn đảm bảo đủ vốn cho hoạt động NH đồng thời làm tăng hiệu quả hoạt động của NH trong năm qua. 2.2.1.2. Dịch vụ cho vay

Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng của VIB được thể hiện qua hình 2.4

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm VIB)

Hình 2.4 Tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2007 -2009

Năm 2009, tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều diễn biến bất lợi đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và đời sống các KH của VIB, nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Ban lãnh đạo đã chủ động giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và thay đổi khẩu vị rủi ro trong hoạt động cho vay theo hướng thận trọng, rà soát chất lượng các khoản vay, tăng cường quản lý chất lượng hoạt động kinh doanh và quá trình sử dụng vốn vay của KH, thành lập các ban xử lý nợ và tập trung nguồn lực cho việc xử lý nợ

9.137 11.121 20.763 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 tỷ đồng 2007 2008 2009

quá hạn và nợ xấu . Vì vậy, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững. Tính đến 31/12/2009, tổng dư nợ tín dụng đạt 20.763 tỷ đồng, tăng 18,1% so với dư nợ 31/12/2008. Tổng dư nợ chiếm 82,54% so với tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dõn cư. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1,84% so với mức 3,5% của toàn hệ thống NH trong bối cảnh nền kinh tế và ngành NH có nhiều biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Về cơ cấu tín dụng, hiện nay VIB đang tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 56% tổng dư nợ, tiếp đến là khách hàng cá nhõn chiếm 23%, khách hàng lớn chiếm 21% (hình 2.5).

(Nguồn: Báo cáo thường niên VIB năm 2009)

Hình 2.5. Cơ cấu cho vay theo loại hình

2.2.1.3. Dịch vụ đầu tư

Là một dịch vụ mang tính hiện đại mà năm qua VIB đã thực hiện đạt hiệu quả các năm gần đõy. Trong năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam có sự khởi sắc so với năm 2008, năm 2009 đầu tư vào các chứng từ có giá đạt 6.167 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2008.

2.2.2. Các dịch vụ thu phí

Nhóm dịch vụ truyền thống bao gồm:

2.2.2.1. Dịch vụ thanh toán trong nước

Trước khi triển khai chương trình hiện đại hoá ngõn hàng thì hệ thống thanh toán điện tử của ngõn hàng VIB còn rất nhiều bất cập, không thuận tiện cho khách hàng và mất nhiều thời gian. Nhưng từ khi triển khai dự án hiện đại hoá, ngõn hàng đã thực hiện tốt chức năng thanh toán: nhanh, chính xác, an toàn và hiệu quả. Do vậy, giao dịch thanh toán trong nước đã tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng của dịch vụ.

Bảng 2.6. Tình hình thanh toán trong nước của VIB

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của VIB)

2.2.2.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế

Thanh toán chuyển tiền tại VIB là phương thức thanh toán chiếm tỷ trọng thứ hai (sau phương thức tín dụng chứng từ L/C) trong tổng doanh số TTQT (khoảng 40%).

Nằm trong xu thế tăng trưởng mạnh của hoạt động xuất nhập khẩu trong toàn bộ nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu của VIB cũng có những bước tăng trưởng đáng khích lệ. Trong 4 năm qua, VIB liên tục giành được giải thưởng “Ngõn hàng hoạt động thanh toán quốc tế xuất sắc” do Citi Group trao tặng.

Doanh số xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 1.350 triệu USD, tăng 130% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó doanh số hoạt động nhập khẩu đạt 1.001 triệu USD, tăng 140% so với cùng kỳ và doanh số hoạt động xuất khẩu đạt gần 349 triệu USD, tăng 40% so cùng kỳ. Cơ cấu doanh số xuất nhập khẩu năm 2009 so với năm 2008 có sự thay đổi, đứng đầu vẫn là doanh số nhập khẩu nhưng chiếm tỷ trọng rất cao 86% (năm 2008 chiếm 78%) và doanh số xuất khẩu giảm đi chỉ còn chiếm 14% (năm 2008 chiếm 22%).

Tính đến hết năm 2009, cơ cấu về lượng và giá trị trong doanh số nhập khẩu nhìn chung không có sự thay đổi lớn so với năm 2008. Đứng đầu vẫn là hoạt động L/C mở chiếm tỷ trọng 85% về lượng và 96% về giá trị.; Nhờ thu chiếm 12% về lượng so với năm 2008. Cơ cấu doanh số xuất khẩu năm 2009 cả về lượng và giá trị có sự thay đổi so với năm 2008, đứng đầu vẫn là bộ chứng từ gửi đi, chiếm 80% về lượng và 82% về giá trị; tăng trưởng cao nhất là hoạt động nhờ thu gửi đi, tăng 48% về lượng và 224% về giá trị

Các mặt hàng nhập khẩu thanh toán chủ yếu là sắt thép, máy móc thiết bị, xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, giấy, hoá chất, vải , ôtô và phụ tùng ôtô...10 nhóm hàng thanh toán nhập khẩu chiếm tỷ trọng tới 98,7% và có tốc độ tăng trưởng khá cao so với năm 2008, điển hình là nhóm hàng xăng dầu tăng 390%, máy móc thiết bị tăng 180%, hoá chất 240%, sắt thép tăng 170%. Các mặt hàng xuất khẩu thanh toán chủ yếu là thuỷ sản, hàng dệt may, hồ tiêu, chè , gạo, hạt điều, caosu, quế, hàng thủ công mỹ nghệ.

2.2.2.3. Dịch vụ tài trợ thương mại

Trong các dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ tài trợ thương mại là dịch vụ mang lại nguồn thu phí dịch vụ lớn nhất của VIB qua các năm.

Toàn bộ hoạt động tài trợ thương mại ( TTTM) của VIB được xử lý tập trung tại hai Trung tõm tài trợ thương mại đặt tại Hà Nội và TP HCM. Với nền tảng công nghệ hiện tại, kỹ năng xử lý nghiệp vụ chuyên nghiệp của đội ngũ cán

bộ TTTM, kết hợp dịch vụ tư vấn XNK miễn phí cho KH, VIB đã thực sự cung cấp cho KH dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất.

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm của VIB)

Hình 2.6.Doanh số thanh toán quốc tế (Triệu USD)

Nhóm dịch vụ hiện đại bao gồm:

2.2.2.4. Dịch vụ thẻ

Năm 2009 là một năm đầy biến động nhưng cũng là một năm đáng ghi nhớ đối với VIB khi hoạt động thẻ đã đạt được nhưng con số khả quan với 309.126 thẻ ghi nợ nội địa, tăng 80% so với năm 2008, 115.118 thẻ tín dụng, tăng 78%, 47.903 thẻ trả trước, tăng 700%, nõng tổng lũy kế thẻ do VIB phát hành tính đến ngày 31/12/2009 lên 372.000 thẻ.

VIB luôn nỗ lực dể cung cấp những sản phẩm tiên tiến, hiện đại và an toàn nhất tới KH. Tháng 5/2008, VIB đã độc lập phát hành thành công thẻ tín dụng quốc tế VIB Chip Master Card với công nghệ chip hiện đại và bảo mật cao nhất. Sự kiện này dã đưa VIB trở thành một trong hai NH thương mại Việt Nam đầu tiên phát hành thành công thẻ theo công nghệ chip và tạo được tiếng vang lớn, giúp VIB tiếp tục khẳng định vị thế là một trong số 10 NH

hàng đầu về thẻ trong khối NH TMCP tại Việt Nam.

Bên cạnh số lượng thẻ phát hành không ngừng tăng trưởng, VIB tiếp tục tăng cường triển khai mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ với 584 POS (điểm chấp nhận thẻ) và 47 ATM (máy rút tiền tự động) được lắp mới trong năm 2009, nõng tổng số máy ATM và POS toàn quốc lên 2.118 POS và 140 ATM. VIB cũng là một ngõn hàng tiên phong trong việc phát triển POS không dõy sử dụng mạng lưới GPRS để thanh toán thẻ.

Đi đôi với số lượng thẻ tăng thêm, các dịch vụ về thẻ của VIB cũng không ngừng được nõng cao, VIB đang nằm trong nhóm các NH mạnh nhất về các tính năng cơ bản của thẻ.

Với mục tiêu gia tăng tiện ích cho sản phẩm, trong năm 2009, VIB cũng cho ra đời các sản phẩm tiện ích, góp phần tăng cường sự tiện dụng cho KH: E-savings, gói Combo đồng thời đẩy mạnh việc bán chéo sản phẩm.

Dịch vụ thanh toán thẻ của VIB đa dạng với nhiều ngành nghề: khách sạn, nhà hàng, trung tõm thương mại ngày càng được nõng cao chất lượng phục vụ để phục vụ tốt hơn nhu cầu của KH.

Với uy tín và sự tin tưởng của các NH quốc doanh và cổ phần, tháng 5/2008, trong số 19 NH, Khối thẻ VIB đã được bầu chọn vào vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản lý rủi ro Việt Nam do Tổ chức thẻ Quốc tế Visa thành lập. Hội đồng quản lý rủi ro là đại diện và phối hợp với tổ chức thẻ quốc tế Visa, ban hành và triển khai các chính sách kiểm soát rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam.

2.2.2.5. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Cho đến nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VIB đã có bước phát triển khá nhanh, doanh số ngày càng tăng, thực hiện đa dạng hoá các hình thức giao dịch hối đoái, kinh doanh mua bán rất nhiều loại ngoại tệ khác nhau, hầu hết các loại ngoại tệ mạnh như: USD, EURO, JPY, GBP...Phòng

nguồn vốn và ngoại hối của ngõn hàng đã nối mạng internet và dịch vụ của hãng Reuter, giúp trụ sở chính thường xuyên theo dừi tình hình biến động tỷ giá của các loại ngoại tệ trên thị trường tiền tệ thế giới.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VIB về cơ bản đã đáp ứng đủ 100% nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng để phục vụ thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, trả nợ vay ngoại tệ của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngoại tệ của người Việt Nam ra nước ngoài.

Mặc dù diễn biến cả năm 2009 là tình trạng thị trường ngoại hối biến động không ngừng, VIB đã cố gắng duy trì trạng thái cõn bằng để giảm rủi ro, đồng thời phục vụ nhu cầu của khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ của ngõn hàng VIB tăng trưởng qua các năm thể hiện rừ trên hình 2.7.

Hiện tại, VIB là một trong số ít các ngõn hàng ở Việt Nam được thực hiện một số các giao dịch hối đoái đã được NHNN cho phép như: mua bán ngoại tệ trao ngay (Spot), mua bán ngoại tệ kỳ hạn (Forward), giao dịch hoán đổi (Swap), giao dịch tương lai (Future).

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh ngoại tệ VIB)

2.2.2.6. Dịch vụ kiều hối

Doanh số kiều hối và phí hoa hồng các năm 2008 và 2009 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7. Doanh số chuyển tiền kiều hối các năm 2008, 2009

(Đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2008, 2009 của VIB)

Theo bảng 2.7, có thể thấy doanh số kiều hối năm 2009 đạt 76,9 triệu USD, phí hoa hồng kiều hối đạt 0.13 triệu USD, tăng 200% so với năm 2008. 2.2.2.7. Dịch vụ NH trực tuyến E-banking

VIB luôn coi công nghệ là nền tảng để tạo nên giá trị của sự thành công bằng việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ.

Ngày 31/3/2008, VIB chính thức thành lập khối công nghệ- thông tin NH Ngày 15/4/2008, hệ thống công nghệ NH của VIB chính thức ra mắt dịch vụ NH điện tử VIB4U với hàm lượng giá trị và công nghệ cao. Thông qua dịch vụ này, KH của VIB có thể tiếp cận tới dịch vụ NH mọi lúc, mọi nơi, KH có thể tra cứu thông tin tài khoản, chuyển tiền trong và ngoài nước, có thể gửi tiết kiệm trực tuyến. đặt lịch thanh toán các khoản hóa đơn, tiền vay… thông qua Internet.

Hệ thống NH điện tử của VIB không chỉ dừng lại ở việc phát triển Internet Banking có tính năng vượt trội tại thị trường Việt Nam mang lại giá trị gia tăng cho KH về phương thức giao dịch mới, VIB còn phát triển nền tảng thanh toán đa dạng khác thông qua chiến lược liên kết dịch vụ với hàng loạt các đơn vị trung gian thanh toán như: Mobivi, Smartlink, VN Pay, VTC,

Chỉ tiêu 2008 2009

Doanh số kiều hối 38,45 76,9

PAYNET, VIETPAY, cung cấp tới KH các DV: thanh toán hóa đơn, top up tài khoản, ví điện tử, mua bán trực tuyến, mua vé máy bay, kết nối chứng khoán…và nhiều hình thức thanh toán khác.

Trong năm qua, VIB đã thành công trong việc tích hợp các sản phẩm bảo mật của các hãng tên tuổi hàng đầu thế giới vào các sản phẩm thương mại điện tử, các kênh thanh toán trực tuyến như: Verisign (Mỹ) và Todos (Thụy Điển) qua hình thức xác định mật khẩu động và chữ ký điện tử. KH có thể lựa chọn sử dụng hình thức xác thực giao dịch bằng thẻ cào, tin nhắn, điện thoại di động, token, chữ ký số để truy cập và giao dịch trực tuyến với các dịch vụ VIB.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Số lượng khách hàng tăng lên và mạng lưới hoạt động ngày càng mởrộng rộng

VIB có cơ cấu tổ chức ngày càng hợp lý, mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng, đa dạng và phát triển nên đã có điều kiện tốt trong việc thu hút vốn và trong cả việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Các điểm giao dịch của ngõn hàng đều ở vị trí thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng, có chỗ đỗ xe ôtô, địa điểm giao dịch khang trang sạch đẹp, các điểm giao dịch đều có công an hoặc cảnh vệ để bảo vệ nên đã tạo được sự tin tưởng và an toàn cho khách hàng khi đến giao dịch. Vì vậy mà trải qua nhiều năm hoạt động, số lượng khách hàng tới VIB giao dịch đã tăng lên đáng kể.

Đến cuối năm 2009, số lượng chi nhánh của VIB đã tăng lên con số gần 180 chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc, dự kiến còn mở rộng rộng khắp năm 2010.

2.3.1.2. Số lượng và chất lượng dịch vụ được nõng cao

VIB đã có nhiều giải pháp đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, mở ra nhiều loại hình dịch vụ mới và nõng cao chất lượng dịch vụ hiện có.

Trước tiên, VIB luôn chú trọng nõng cao chất lượng phục vụ đối với những sản phẩm truyền thống theo hướng tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng đáp ứng các yêu cầu kinh tế. Bên cạnh đó, VIB cũng là một trong các ngõn hàng luôn đi đầu trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, có nhiều tiện ích cao phục vụ cho khách hàng như dịch vụ thông báo số dư tự động giúp khách hàng có thể chủ động quản lý được nguồn tiền ra vào tài khoản của mình ngay lập tức khi có bất kỳ giao dịch nào trong tài khoản, dịch vụ mobile banking giúp khách hàng có thể truy vấn các thông tin về lãi suất, số dư, về tỷ giá vào bất cứ thời điểm nào. nhiều tiện ích mới của thẻ như vấn

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (Trang 45 - 95)