Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng của một số ngõn hàng trên thế giớ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (Trang 34 - 38)

trên thế giới

- Ở Anh, sau khi khách hàng ít đến giao dịch tại các chi nhánh và đòi hỏi phải có sự thuận lợi, nhanh chóng trong giao dịch, NH Misland đã cho ra một sản phẩm dịch vụ mới đó là dịch vụ qua điện thoại. Đây là một kinh nghiệm rất bổ ích trong việc nghiên cứu đáp ứng những thay đổi những nhu cầu của khách hàng. Sau khi dịch vụ này được ra đời, số lượng khách hàng giao dịch với ngõn hàng đã tăng lên đáng kể, nhiều khách hàng tỏ ra hết sức hài lòng vì sự thuận lợi khi không phải đến tận nơi giao dịch, điều này vừa giảm rủi ro cho khách hàng khi phải đi lại, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí cho nguồn lực của ngõn hàng.

- Một số NH Thái Lan đã học tập để tham gia vào cuộc chơi với người tiêu dùng, Thai Military Bank vốn có truyền thống không mặn mà lắm với

người tiêu dùng, chính điều này khiến cho một số ngõn hàng ở Thái Lan không thu hút được khách hàng đến giao dịch. Tuy nhiên, thời gian từ năm 2005 đến nay, họ đã bắt đầu mở cửa giao dịch vào ngày thứ bảy để phục vụ cho các khách hàng là người tiêu dùng. Việc mở rộng và kéo dài thời gian giao dịch chính là điều kiện hấp dẫn khách hàng đến với ngõn hàng, do sự hạn chế về thời gian giao dịch là một khó khăn lớn đối với khách hàng. Vì vậy, sau khi mở cửa ngày thứ bảy để phục vụ khách hàng đã lôi kéo được lượng khách hàng khá lớn. Đây cũng là NH đầu tiên phát triển dịch vụ NH điện thoại di động (Mobile- Phonebanking)

- Singapore đã đi trước một bước trong cung ứng dịch vụ tài chính qua Internet. Overseas Union Bank, NH nhỏ nhất trong bốn NH lớn của Singapore, có vẻ như tiến xa nhất, NH hứa hẹn thành lập một NH Internet hoàn toàn riêng biệt và đã chi khoảng 320 triệu Đụla Singapore(175 triệu USD) để mua các hệ thống cung cấp dịch vụ mới, bao gồm các dịch vụ Internet và giao dịch cổ phiếu trực tuyến. Dịch vụ ngõn hàng trực tuyến cũng là một dịch vụ hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn cho NH, do giảm thiểu được khá nhiều thời gian, chi phí cho nguồn lực của NH, đồng thời thu hút KH do có những tiện ớch không thể phủ nhận được.

- Nước Mỹ cho ra đời các công cụ tài chính phái sinh mới như quyền chọn ( option ), các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất ( swap ), các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai… Ngày nay, các NH Mỹ lại đi tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ NH tài chính TM quốc tế cho khách hàng qua Internet.

1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với các ngõn hàng thương mại Việt Nam

- Phát triển dịch vụ ngõn hàng

Các NHTM Việt Nam cần phải không ngừng tiến hành phát triển dịch vụ. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thì chiến lược về phát triển sản phẩm, rút

ngắn thời gian phục vụ và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn nhất cũng là một chiến lược cần được quan tõm hàng đầu. Tuỳ vào từng điều kiện, mục tiêu phát triển và năng lực tài chính của các ngõn hàng trong từng thời kỳ mà NH cần có những hoạch định cụ thể để có thể tập trung vào một hoặc một số loại dịch vụ nhất định giúp các NH có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển trên thị trường.

- Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và giảm tỷ trọng sở hữu Nhà nước trong hệ thống NHTM Việt Nam

Cổ phần hoá được coi như bước đi chiến lược nhằm giúp các NHTM tăng vốn tự có và nõng cao năng lực tài chính. Kinh nghiệm của các Ngõn hàng nước ngoài (NHNNg) cho thấy cần phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các NHTM khi thời cơ chín muồi. Hơn nữa, cần tăng thêm quyền tự chủ phát triển nghiệp vụ cũng như quyền cung cấp dịch vụ tài chính cho NHTM, tạo điều kiện cho các NH có đủ điều kiện để được tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm mở rộng kênh huy động vốn cũng như tăng cường sự giám sát của công chúng đối với hoạt động của NH.

Thêm vào đó sở hữu Nhà nước chi phối trong các NH cần được nắm giữ ở mức phù hợp sao cho không ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh của hệ thống ngõn hàng. Nếu các NH có sở hữu Nhà nước chi phối thì các ngõn hàng này cần phải có khả năng hoạt động như một pháp nhõn độc lập. Nếu các NHTM Nhà nước không chuyển sang hoạt động hoàn toàn trên cơ sở cạnh tranh thì sự phát triển của hệ thống ngõn hàng sẽ bị hạn chế và Chính phủ sẽ phải gánh chịu những hậu quả phát sinh từ hoạt động kém hiệu quả của các ngõn hàng này.

- Tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ mới

Để nõng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM cần phải chú trọng đầu tư vào công nghệ và cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng những thành tựu khoa học

tiên tiến vào việc nõng cao những tiện ích và giá trị sử dụng của các dịch vụ. Trong điều kiện các nguồn lực còn bị hạn chế như hiện nay, thì việc đầu tư vào công nghệ cần chú ý đến tính tương thích giữa công nghệ mới và công nghệ cũ, chú trọng đến sự chấp nhận của khách hàng cũng như công nghệ đó mang lại lợi ích cho khách hàng.

Kết luận chương 1

Chương 1 Khoá luận đã tìm hiểu một số vấn đề lý luận về chức năng, vai trò của sản phẩm dịch vụ NH trong hoạt động của các NHTM. Đặc biệt chương 1 đã đi sâu nghiên cứu những nội dung liên quan đến vấn đề phát triển dịch vụ NH trong các NHTM. Chương 1 còn tìm hiểu một số kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ mới của một số NH nước ngoài từ đó rút ra những bài học trong các NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (Trang 34 - 38)