Những biểu hiện về Nếp sống VHcủa HSS Vở KTX trong học tập

Một phần của tài liệu quản lí học sinh nội trú trong quá trình đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề mỏ hồng cẩm - quảng ninh (Trang 62 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Những biểu hiện về Nếp sống VHcủa HSS Vở KTX trong học tập

Học tập là hoạt động chủ yếu của HSSV nhằm tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn. Hiện nay có ý kiến cho rằng: HS - SV các trƣờng ĐH, CĐ nói chung nhất là các trƣờng đào tạo nghề là lƣời học, thụ động, thiếu trung thực trong thi cử, rất ít tìm tòi, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức, rất ít tham gia NCKH. Ngƣợc lại, cũng có quan điểm cho rằng: HS - SV ngày nay năng động, sáng tạo hơn, tự tin, có tinh thần vƣợt khó để vƣơn lên trong học tập … Để có cơ sở đánh giá khách quan hơn, chúng tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tìm hiểu các biểu hiện nếp sống văn hóa của HS - SV trong học tập hiện nay, kết quả thống kê ở bảng 2.4 nhƣ sau:

Bảng 2.4: Những biểu hiện về NSVH của HSSV ở KTX trong học tập

TT Những biểu hiện NSVH của HSSV

ở KTX trong học tập Khối HSSV (TBC) Khối CBGV (TBT)

1 Tham khảo thêm tài liệu để bổ sung kiến thức 2,67 2,22

2 Rèn kỹ năng giải quyết tình huống trong nghề nghiệp 2,64 2,33

3 Đào sâu suy nghĩ để giải quyết các vấn đề còn thắc mắc 2,66 2,14

4 Tham gia NCKH 2,12 2,03

5 Trung thực trong kiểm tra thi cử 3,13 2,51

6 Tổ chức học tập theo nhóm 2,49 2,21

7 Xếp lịch học trong tuần một cách hợp lý 2,68 2,19

8 Đi học đúng giờ quy định 3,23 2,66

(Chú thích ĐTB : 1- 1,5: Hiếm khi; 1,51- 2,5: Ít thường xuyên; 2,51- 3,5: Thường xuyên; 3,51 - 4: Rất thường xuyên).

Từ thực tế điều tra cho thấy: Khối HSSV đã tự đánh giá là thƣờng xuyên đi học đúng giờ quy định, trung thực trong kiểm tra thi cử, khối CBGV cũng nhất trí trong việc đánh giá hai biểu hiện nói trên của HSSV ở mức thƣờng xuyên. Thực tế hiện nay, đa số HSSV thƣờng xuyên đi học đúng giờ quy định, một phần do có sự quản lý của nhà trƣờng, buổi sáng HSSV phải có mặt ở phòng học lúc 6 giờ 55 phút để ổn định tổ chức lớp, đúng 7 giờ bắt đầu tiết thứ nhất, thời gian ban đầu HSSV chƣa quen nhƣng sau đó HSSV đã ý thức đƣợc và chấp hành nghiêm quy định của trƣờng; tuy vậy, vẫn còn một số ít HSSV đi học không đúng giờ quy định vì thức khuya, dậy trễ, sắp xếp thời gian học tập chƣa hợp lý, bỏ tiết giữa chừng vì buồn ngủ,…một phần lỗi do chính ở HSSV, một phần do BQL KTX chƣa có quy định cụ thể về thời gian tự học ở KTX để HSSV thực hiện và dần dần đi vào nề nếp, khắc phục hiện tƣợng đi học muộn do HSSV thức khuya, dạy trễ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vấn đề trung thực trong kiểm tra trong thi cử: đây là vấn đề nhà trƣờng đặc biệt quan tâm tìm nhiều biện pháp để tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa ngay từ đầu năm học, trong đợt sinh hoạt chính trị, trong quá trình giảng dạy của giáo viên, bên cạnh đó, Đoàn TN nhà trƣờng phát động “ mùa thi nghiêm túc” ngay từ đầu năm học, hoạt động này đã ảnh hƣởng đến HSSV, năm học sau số HSSV vi phạm quy chế thi có ít hơn năm học trƣớc, song vẫn chƣa phải là 100% HSSV chấp hành tốt quy chế thi, kiểm tra; vấn đề này có nhiều nguyên nhân, có thể vì lý do HSSV lƣời học, ham chơi, sắp xếp thời gian học tập chƣa hợp lý chờ đến kỳ thi mới học, với số lƣợng bài vở rất nhiều nên không học kịp, khó nhớ, dễ quên, dẫn đến hiện tƣợng chuẩn bị “phao” vào phòng thi. Mặt khác, qua tìm hiểu chúng tôi cũng thấy rằng: phƣơng pháp giảng dạy của một số giáo viên chƣa thật sự đổi mới, chƣa phát huy tính tích cực chủ động, độc lập suy nghĩ của HSSV, cách kiểm tra, đánh giá hiện nay đa phần nghiêng về tái hiện kiến thức đã học, chƣa phát huy tính năng động, tự tìm tòi, nghiên cứu của HSSV… Phƣơng pháp thầy đọc - trò ghi vẫn đóng vai trò chủ đạo. Nếu có phƣơng pháp dạy học phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HSSV, cách kiểm tra đánh giá không phải chỉ tái hiện kiến thức đã học mà còn kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu tìm tòi của HSSV thì sẽ hạn chế những tiêu cực, sự thiếu trung

thực trong thi cử, kiểm tra của HSSV. Năm học 2006 - 2007, Bộ trƣởng Bộ

GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã mạnh dạn phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, các tầng lớp nhân dân, mọi lực lƣợng XH hƣởng ứng, đây sẽ là động lực góp phần thúc đẩy và chấn hƣng sự nghiệp GD&ĐT của nƣớc nhà; hơn ai hết lực lƣợng HS - SV nói chung phải là những ngƣời hiểu và hƣởng ứng cuộc vận động rất có ý nghĩa này để ra sức học tập, rèn luyện và tự khẳng định mình trong xã hội năng động, phát triển nhƣ hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc tổ chức học tập theo nhóm chƣa trở thành thói quen của HSSV nhà trƣờng nói chung và HSSV ở KTX nói riêng, hai khối CBGV và HSSV đều đánh giá vấn đề này ở mức độ ít thƣờng xuyên, trong khi đó, phƣơng pháp làm việc theo nhóm có rất nhiều lợi thế, mỗi ngƣời có một vai trò nhất định trong nhóm, cùng suy nghĩ, hợp tác để giải quyết một vấn đề, kinh nghiệm của mỗi ngƣời ít nhiều sẽ đƣợc bổ sung sau khi quan sát, chia sẻ công việc, đóng góp ý kiến, giúp đỡ nhau để hoàn thành mục tiêu chung, đem lại lợi ích nhất định cho từng thành viên trong nhóm. Đồng thời qua hoạt động nhóm, mọi ngƣời sẽ hiểu nhau hơn, biết cách giải quyết những xung đột thƣờng xảy ra trong nhóm. Thiết nghĩ, nhà trƣờng nên mạnh dạn cập nhật phƣơng pháp, đổi mới cách dạy, đánh giá, hƣớng HSSV tham gia thực hành, tổ chức các hoạt động theo nhóm để phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi HSSV trong học tập.

Trong quá trình học tập, việc đào sâu suy nghĩ để giải quyết vấn đề còn thắc mắc, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức là một trong những yêu cầu HS - SV ĐH, CĐ thực hiện bởi có nhiều vấn đề thầy giảng giải HSSV chƣa thể hiểu một cách đầy đủ ngay tại lớp đƣợc, thậm chí nhiều tuần nghiên cứu, suy ngẫm mới hiểu đƣợc vấn đề. Qua điều tra cho thấy, vấn đề nói trên đƣợc khối HSSV đánh giá ở mức thƣờng xuyên; thực tế hiện nay, đa số HSSV chƣa quan tâm đến việc đào sâu suy nghĩ để giải quyết một vấn đề, ít bổ sung, cập nhật kiến thức thông qua các tài liệu tham khảo từ thƣ viện nhà trƣờng, trên internet…; qua trao đổi một bộ phận giáo viên và HSSV chúng tôi thấy đa số HSSV chỉ học ở vở ghi là khá phổ biến, chƣa cải tiến phƣơng pháp học tập cho phù hợp với bậc đào tạo nghề, HSSV vẫn còn quen với cách học ở phổ thông, chƣa chịu khó tham khảo tài liệu, khai thác thông tin trên internet để bổ sung và làm giàu kiến thức phục vụ quá trình học tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua quan sát, trao đổi với cán bộ quản lý thƣ viện, chúng tôi đƣợc biết: số HSSV đến thƣ viện trƣờng mƣợn sách để đọc thêm trung bình khoảng 120 ngƣời /ngày (sáng, chiều), chiếm khoảng 10% HSSV toàn trƣờng. Theo quy định nhà trƣờng, thƣ viện mở cửa phục vụ vào các ngày trong tuần (trừ chủ nhật) từ 7 giờ đến 17 giờ trong ngày; do vậy, khối CBGV đánh giá việc đào sâu suy nghĩ để giải quyết vấn đề còn thắc mắc, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức của HSSV ở mức độ ít thƣờng xuyên.

Vấn đề rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống nghề nghiệp, xếp lịch học trong tuần một cách hợp lý của HSSV ở KTX, qua điều tra cho thấy, khối HSSV đánh giá ở mức thƣờng xuyên. Rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống nghề nghiệp là vấn đề thuộc về kỹ năng nghề nghiệp cần đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên thành thói quen để xử lý linh hoạt, thực tế cho thấy, HSSV ở KTX chƣa đầu tƣ một cách có hệ thống việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống nghề nghiệp, HSSV chỉ mới tiếp cận vấn đề thông qua các giờ học lý thuyết và thực hành có nhƣ vậy thì sẽ chƣa đủ, quan trọng hơn là HSSV phải biết tự sắp xếp thời gian nghiên cứu tài liệu, thực hành giải quyết các tình huống nghề nghiệp có thể xảy ra hàng ngày. Về vấn đề này khối CBGV đánh giá ở mức ít thƣờng xuyên.

Vấn đề xếp lịch học trong tuần một cách hợp lý, qua điều tra cho thấy, khối HSSV đánh giá ở mức thƣờng xuyên. Khi trao đổi với CBGV và cán bộ lớp cùng với thực tế diễn ra, chúng tôi biết rằng: ngoài việc học tập ở trƣờng, HSSV còn tham gia các hoạt động khác nhƣ VHVN, TDTT, công tác XH từ thiện v.v... một bộ phận HSSV ở KTX chỉ lo những việc phong trào, ít tranh thủ thời gian trong ngày để học, bài vở cứ tồn đọng đến gần kỳ thi mới bắt đầu học cả ngày lẫn đêm; vừa ảnh hƣởng đến sức khỏe, vừa không đảm bảo chất lƣợng và kết quả học tập. Không ít cán bộ lớp, cán bộ Đoàn hoạt động rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quả học tập không cao. Do vậy, khối CBGV đánh giá vấn đề xếp lịch học trong tuần một cách hợp lý của HSSV ở mức ít thƣờng xuyên.

Tóm lại, các biểu hiện về NSVH của HSSV ở KTX trong học tập chƣa thật sự trở thành thói quen tốt, đa số biểu hiện đƣợc khối CBGV đánh giá là ít thƣờng xuyên, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế diễn ra ở KTX HSSV, nhà trƣờng cần đầu tƣ nghiên cứu, tìm biện pháp để quản lý NSVH của HSSV về mặt học tập thông qua những việc nhƣ: kích thích động cơ học tập của HSSV, rèn luyện tính kế hoạch, hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập, quy định và quản lý giờ tự học ở KTX nhằm giúp HSSV biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo để đạt đƣợc những mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng đề ra.

Một phần của tài liệu quản lí học sinh nội trú trong quá trình đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề mỏ hồng cẩm - quảng ninh (Trang 62 - 67)