Giáo viên chủ nhiệm và công tác quản lý HSSV

Một phần của tài liệu quản lí học sinh nội trú trong quá trình đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề mỏ hồng cẩm - quảng ninh (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. giáo viên chủ nhiệm và công tác quản lý HSSV

Giáo viên chủ nhiệm

Trong hệ thống tổ chức và quản lý HSSV ngƣời giáo viên chủ nhiệm có vị trí, vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa Ban chỉ đạo lớp học, Ban QLĐT muốn đến đƣợc ngƣời HSSV và trở thành hiện thực đều phải thông qua GVCN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức và theo dõi quá trình học tập của HSSV:

- Phổ biến cho lớp chƣơng trình, kế hoạch toàn khoá học, tiến độ giảng dạy và học tập của môn học, học kỳ, năm học.

- Thông báo đặc điểm tình hình của lớp cho khoa trƣớc khi bắt đầu môn học.

- Đôn đốc khoa gửi kế hoạch giảng dạy về Ban quản lý đào tạo trƣớc khi bắt đầu môn học. Trƣờng hợp thay đổi lịch lên lớp, thay đổi phân công giáo viên phải báo cáo với lãnh đạo Ban QLĐT trƣớc khi công bố lịch lên lớp cho HSSV.

- Theo sự chỉ đạo của Trƣởng Ban QLĐT, tổ chức lớp học theo đúng tiến độ chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc duyệt. Quản lý chặt chẽ danh sách HSSV, sổ theo dõi giảng dạy, học tập của lớp mình phụ trách.

- Theo dõi việc học tập của HSSV. Thƣờng xuyên phản ánh tình hình học tập, giảng dạy với lãnh đạo Ban QLĐT khoa nghề.

- Nắm vững số HSSV vắng mặt trong giờ lên lớp, thảo luận. Theo dõi tinh thần thái độ HSSV khi nghe giảng, nghiên cứu thực tế, thi hết môn, thực tập sản xuất và thi tốt nghiệp.

- Giúp lãnh đạo Ban QLĐT tổ chức lấy ý kiến HSSV về nội dung phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế và quy định về đào tạo. - Coi thi hết môn, thi tốt nghiệp.

- Báo cáo trung thực tình hình mọi mặt của lớp trong các giao Ban, báo cáo bằng văn bản tình hình lớp khi kết thúc năm học, khoá hoc.

Tổ chức và theo dõi quá trình rèn luyện cho HSSV:

- Nắm vững tình hình tƣ tƣởng, tâm tƣ, nguyện vọng, đặc điểm mạnh, yếu của từng HSSV và tập thể lớp.

- Căn cứ vào mục tiêu đào tạo và đặc điểm của lớp, cùng ban cán sự lớp đề ra kế hoạch phấn đấu và biện pháp thực hiện trong từng học kỳ, năm học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thông qua việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập, sinh hoạt chính trị, sinh hoạt Đoàn thanh niên và tiếp xúc cá nhân, giúp HSSV thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

- Tổ chức thực hiện việc sơ kết học kỳ, tổng kết khoá học, bình xét thi đua cuối khoá theo kế hoạch của lãnh đạo Ban quản lý đào tạo, khoa nghề.

Công tác quản lý HSSV:

Nhƣ đã trình bày ở trên, công tác quản lý HSSV nhất là HSSV nội trú đƣợc giao chủ yếu cho GVCN và Ban quản lý KTX.

Công tác quản lý HSSV đƣợc hiểu là quá trình tác động của ngƣời GVCN thông qua tổ chức lớp học và ban cán sự lớp đến từng HSSV trên cơ sở những quy chế ban hành nhằm đảm bảo cho các hoạt động học tập, nghiên cứu thực tế và rèn luyện đạo đức của ngƣời HSSV có hiệu quả theo mục tiêu đào tạo đã đặt ra.

Công tác quản lý HSSV đƣợc xác định ở những nội dung sau: - Tham gia tổ chức lớp học khi HSSV nhập học.

- Tổ chức và quản lý các hoạt động học tập của HSSV. - Tổ chức và theo dõi quá trình rèn luyện của HSSV .

- Tổ chức, theo dõi và đôn đốc các hoạt động khác nhƣ: nghiên cứu thực tế, hoạt động văn thể, hoạt động công ích xã hội của lớp, thực tập sản xuất.

- Chỉ đạo và theo dõi công tác Đoàn, Đảng của các chi đoàn, chi bộ lớp

Một phần của tài liệu quản lí học sinh nội trú trong quá trình đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề mỏ hồng cẩm - quảng ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)