8. Cấu trúc luận văn
1.6. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý HSSV
Trong quản lý hiện đại ngày nay ngƣời ta cho rằng quản lý là phƣơng pháp chứ không phải mục đích. Nhà quản lý hiện đại là ngƣời có khả năng linh hoạt chuyển từ kiểm soát sang điều hành, phát huy tối đa các nguồn lực và luôn sáng tạo ra những giá trị mới. Nói nhƣ thế không có nghĩa là nhà quản lý hoàn toàn bỏ qua các thủ tục, hình thức, quy tắc.
Để quản lý HSSV có hiệu quả ngƣời GVCN không chỉ bằng nhiệt tình, có trách nhiệm, bằng uy tín và nhân cách của mình mà còn dựa vào cơ sở pháp lý. Tại trƣờng CĐNM Hồng Cẩm cơ sở pháp lý cơ bản của công tác quản lý HSSV là:
- Quy chế HSSV và công tác HSSV.
- Quy chế thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp. - Quy chế chủ nhiệm lớp.
Ngoài ra để nâng cao chất lƣợng đào tạo và quản lý đào tạo gần đây Hiệu trƣởng trƣờng CĐNM Hồng Cẩm còn ra quyết định về việc thực hiện "5S" (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) và các thông báo. Đây cũng có thể coi là cơ sở pháp lý của công tác quản lý HSSV.
Trong những năm qua, hệ thống giáo dục nói chung và đào tạo bậc cao đẳng nghề và trung cấp nghề học nói riêng ở nƣớc ta đã tiến hành đổi mới theo hƣớng toàn diện và căn bản các nội dung nhƣ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đổi mới cơ cấu hệ thống, mô hình.
- Đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình, qui trình đào tạo. - Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, hiện trạng đánh giá - Mở rộng quy mô và đa dạng hoá các phƣơng thức đào tạo
- Đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện phân cấp, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chính trị xã hội. - Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy, quản lý. - Cải tiến chế độ chính sách nhằm tạo động lực.
Về công tác quản lý giáo dục đào tạo, ngay từ Nghị quyết TW2 khoá VIII (1998) đã khẳng định: công tác quản lý giáo dục - đào tạo còn nhiều yếu kém bất cập, cơ chế quản lý chƣa hợp lý. Vì thế đổi mới công tác quản lý giáo dục - đào tạo vừa là cấp bách, vừa là khâu then chốt để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW2 khoá VIII. Đến đại hội Đảng lần thứ X gần đây, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong quá trình thực hiện Nghị quyết TW2 khoá VIII, công tác giáo dục nhất là lĩnh vực quản lý giáo dục - đào tạo vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn, yếu kém cần khắc phục mà trong đó Nghị quyết Đại hội X chỉ rõ cần tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý đặc biệt cần “Phân cấp, tạo động lực và sự chủ động của các cơ sở, các chủ thể tiến hành giáo dục” để làm sao “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học….đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục”. Quan điểm này của Đảng là cơ sở lý luận quan trọng có tính chất định hƣớng cho việc đổi mới công tác quản lý đào tạo ở bậc trung cấp nghề và cao đẳng nghề nói chung và tại trƣờng Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HSSV NỘI TRÚ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƢỜNG CĐN MỎ HỒNG CẨM - QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh
2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của trường CĐN Mỏ Hồng Cẩm
Trƣờng Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm - VINACOMIN (Tên giao dịch quốc tế: Hong Cam Mining Vocational College) có trụ sở chính tại Phƣờng Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
Trƣờng Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm - Vinacomin là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, chịu sự chỉ đạo về ngành dọc của Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động, thƣơng binh và xã hội.
Trƣờng Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm đƣợc thành lập năm 2006 dựa trên cơ sở nâng cấp từ trƣờng đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm.
Tiền thân của Trƣờng Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm dựa trên sự sáp nhập 07 Trƣờng bao gồm các Trƣờng: Trƣờng Lái xe Mỏ; Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tại chức Công ty Than Hồng gai; Trƣờng Kỹ thuật Nấu ăn; Trƣờng Công nhân kỹ thuật Mỏ; Trƣờng Công nhân kỹ thuật Xây dựng Mỏ; Trƣờng Đào tạo Nghề Mỏ; Trƣờng Đào tạo Nghề Mỏ Hòn Gai.
Trƣờng Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm đƣợc thành lập, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo quyết định số 1012/QĐ- BLĐTBXH ngày 02 tháng 8 năm 2000 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng
binh và Xã hội (tiền thân của Trường là Trường lái xe mỏ được thành lập từ
năm 1960). Tính đến ngày 20/11/2011 Nhà trƣờng đã trải qua 51 năm xây dựng và phát triển.
Trong sự nghiệp đổi mới, phục vụ cho nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Nhà trƣờng đã phấn đấu không ngừng để đa dạng hoá và mở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rộng quy mô đào tạo. Mặt khác, Nhà trƣờng đã từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo, do vậy Nhà trƣờng đã trở thành cơ sở đào tạo tin cậy đƣợc các doanh nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất trên toàn quốc; đặc biệt là các doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và của Tỉnh Quảng Ninh ngày càng tin tƣởng.
Có thể thấy trong quá trình hình thành và phát triển của Nhà trƣờng đã luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc nói chung và của ngành Than, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Trong những năm qua Nhà trƣờng đã tập trung đầu tƣ về cơ sở vật chất tƣơng đối hiện đại và đồng bộ, đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo với chất lƣợng cao, đồng thời để đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo ngày càng phát triển. Nhà trƣờng đã tập trung đầu tƣ xây dựng đội ngũ giáo viên tốt cả về số lƣợng và chất lƣợng.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường
2.1.2.1. Chức năng - nhiệm vụ của Nhà trường
Trƣờng Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm - Vinacomin là đơn vị sự nghiệp có thu, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, chịu sự chỉ đạo về ngành dọc của: Bộ Lao động - Thƣơng binh & Xã hội, Tổng cục dạy nghề.Trƣờng có chức năng - nhiệm vụ, cụ thể nhƣ sau:
- Đào tạo nghề ở 3 cấp trình độ (Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề) của các ngành nghề: khoan, xúc, gạt, ô tô, sàng tuyển, bốc rót, xây dựng, cơ khí, điện, nhiệt điện, vận tải: đƣờng sắt, đƣờng thủy; sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, khai thác: hầm lò, lộ thiên, tin học; khai khoáng; đóng tàu; du lịch; dịch vụ xã hội...
- Bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật, kiểm tra thi nâng bậc thợ theo yêu cầu của các Doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất...vv.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Liên kết với các Viện, Trƣờng Đại học - Cao đẳng trong và ngoài nƣớc để tổ chức các lớp đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng tập trung và tại chức;
- Liên kết với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh để thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Tổ chức thực tập sản xuất cho HSSV gắn với đào tạo. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề cho giáo viên, cán bộ quản lý, nghiệp vụ... Khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất của Nhà trƣờng để tạo thêm nguồn tài chính cho đầu tƣ phát triển đào tạo.
* Định hƣớng phát triển của Nhà trƣờng trong thời gian tới:
Nhà trƣờng tập trung tổ chức tốt các nhiệm vụ của mình là đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề. Đồng thời Nhà trƣờng tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển và nâng cấp Nhà trƣờng đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội; đồng thời đƣa Nhà trƣờng trở thành trƣờng Đại học theo hƣớng công nghệ thực hành khi Chính phủ và Bộ Lao động thƣơng binh xã hội có chủ trƣơng và chỉ đạo triển khai thực hiện.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trường:
Trƣờng Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động độc lập, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính: đặt tại Hạ Long, Quảng Ninh gồm có Ban giám hiệu; 5 phòng (phòng Tổng hợp, phòng đào tạo; phòng Kế toán, phòng kế hoạch; trung tâm tuyển sinh, giới thiệu việc làm với 5 phòng tuyển sinh; Trung tâm in ấn; Trạm y tế).
5 phân hiệu, trung tâm đào tạo: đƣợc trải dài từ huyện Hoành Bồ, Cẩm Phả đến Tiên Yên, thành phố Móng Cái - Quảng Ninh. Gồm:
Phân hiệu đào tạo Hoành Bồ: 4 phòng, ban và 4 khoa nghề. Phân hiệu đào tạo Cẩm Phả: 4 phòng, ban và 6 khoa nghề Phân hiệu đào tạo Hòn Gai: 2 phòng, ban và 3 khoa nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trung tâm đào tạo Tiên yên: 2 phòng, ban và 3 khoa nghề.
Trung tâm hợp tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ: 3 phòng, ban và 4 khoa nghề.
2.1.3.Hoạt động đào tạo
2.1.3.1. Đào tạo nghề
Hiện nay, Nhà trƣờng đang đào tạo, bồi dƣỡng nghề cho các Doanh nghiệp và cho xã hội với 34 ngành, nghề khác nhau, chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng luôn đƣợc giữ vững và nâng cao.
Đặc biệt, Nhà trƣờng còn thành lập riêng một trung tâm đào tạo nghề tại huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh để đào tạo nghề cho bà con dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong Tỉnh Quảng Ninh và trong khu vực; với các nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản; trồng trọt, chăn nuôi nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo; nâng cao dân trí cho nhân dân các dân tộc, với lƣu lƣợng đào tạo hàng năm từ 300 đến 500 ngƣời. Với mô hình đào tạo này của Nhà trƣờng đã đƣợc Lãnh đạo Tỉnh Quảng ninh ủng hộ và đánh giá rất cao sự nỗ lực và cố gắng của Nhà trƣờng.
2.1.3.2. Hợp tác, liên kết đào tạo đại học
Thực hiện chủ trƣơng trí thức hóa giai cấp công nhân, giúp cho họ có khả năng cập nhật các kiến thức về chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, công nghệ ; nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu khoa học. Nhà trƣờng hiện đang hợp tác, liên kết với 17 trƣờng đại học trong cả nƣớc nhƣ: Đại học bách khoa Hà Nội, đại học mỏ địa chất, đại học Thái Nguyên, đại học hàng hải, đại học Luật Hà Nội… để tuyển sinh và đào tạo ở bậc đại học, sau đại học cho đội ngũ cán bộ, công nhân của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và cho nhu cầu của xã hội.
2.1.3.3. Chất lượng đào tạo của nhà trường
Hệ trung cấp nghề của Nhà trƣờng, cho đến nay đã đào tạo đƣợc 36 khóa; hệ cao đẳng nghề đã đào tạo đƣợc 5 khóa cung cấp một khối lƣợng lớn công nhân kỹ thuật cho ngành than và các ngành khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để khẳng định chất lƣợng đào tạo nghề và không ngừng nâng cao chất lƣợng quản lý theo tiêu chuẩn của ISO 9001:2008, Nhà trƣờng đã quan tâm đến việc đánh giá chất lƣợng khách quan. Điều này đƣợc thực hiện theo hàng quý với việc thăm dò mức hài lòng của ngƣời học về môn học, thăm dò mức hài lòng của các doanh nghiệp tiếp nhận sản phẩm đầu ra của Nhà trƣờng.
Để đánh giá chất lƣợng dạy và học của giáo viên và HSSV, nhà trƣờng đã xây dựng bộ hệ thống các câu hỏi thi trắc nghiêm của các ngành nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề của tập đoàn. HSSV đƣợc thi toàn bộ 100% các môn chung, lý thuyết chuyên môn, các môn cơ sở (trừ môn Vẽ kỹ thuật) trên máy tính, biết điểm ngay sau khi nộp bài. Điều này tạo nên sự đánh giá khách quan cho cả ngƣời học và cả ngƣời dạy. Đặc biệt, Nhà trƣờng đƣợc Bộ lao động thƣơng binh xã hội đồng ý cấp giấy phép cho trung tâm sát hạch tay nghề của HSSV sau khi tốt nghiệp các nghề hầm lò (gồm 3 nghề: kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò, sửa chữa cơ điện mỏ hầm lò) theo bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.
2.1.3.4. Quy mô đào tạo
Quy mô đào tạo của Nhà trƣờng trong năm 2011 là 21.338 HSSV/năm. Dự kiến đến năm 2015 và các năm tiếp theo quy mô đào tạo của Trƣờng đạt 21.000 đến 26.000 HSSV/năm.
Theo nhiệm vụ, trƣờng đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề ở ba cấp độ với thời gian đào tạo:
- Sơ cấp nghề: thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dƣới 12 tháng.
- Trung cấp nghề: Từ 12 tháng đến 24 tháng (đối với HS có trình độ tốt nghiệp THPT); từ 24 đến 36 tháng (đối với HS có trình độ tốt nghiệp THCS).
- Cao đẳng nghề: 36 tháng
Tƣơng ứng với trình độ đào tạo, HSSV đƣợc cấp bằng, chứng chỉ học nghề theo quy định của Luật dạy nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Là trƣờng đào tạo nghề trực thuộc công ty mẹ - tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, từ khi thành lập trƣờng cho đến nay, nhà trƣờng đã cung cấp hàng nghìn lƣợt công nhân thợ lành nghề hàng năm cho tập đoàn và xã hội. Trong nhiều năm liên tiếp nhà trƣờng luôn giữ vững lá cờ đầu trong công tác đào tạo nghề của tập đoàn và của tỉnh Quảng Ninh. Chính vì vậy, trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm là một trong những trƣờng có thƣơng hiệu, uy tín trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và là địa chỉ đáng tin cậy của các công ty con trong công ty mẹ ký kết các hợp đồng đào tạo.
Trong sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế đất nƣớc. Nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao ngày càng tăng, đòi hỏi nhà trƣờng phải giải một bài toán khó. Đó là làm sao cùng với sự phát triển về số lƣợng học sinh học nghề là sự ổn định và nâng cao chất lƣợng của học sinh. Khi nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển, tạo nhiều cơ hội và thách thức cho tất cả các nhà trƣờng. Sự cạnh tranh ngày càng cao đồi hỏi nhà trƣờng phải luôn luôn vận động thích nghi với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên của Nhà trƣờng phải không ngừng tự mình nâng cao chất lƣợng của chính mình.
2.1.3.5. Về chất lượng giáo viên của trường CĐN Mỏ Hồng Cẩm
Tổng số cán bộ giáo viên và công nhân viên toàn trƣờng là 503 trong đó cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu là 244 ngƣời, giáo viên hợp đồng thỉnh giảng là 75 ngƣời.
Các cán bộ quản lý hầu hết là trƣởng thành từ đội ngũ giáo viên của trƣờng đã qua đào tạo ở ngành dạy nghề, 100% cán bộ có trình độ từ đại học trở lên. Các cán bộ quản lý nhà trƣờng ở từng vị trí cơ bản có uy tín với tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, nhiều đồng chí trong số đó đƣợc phong