8. Cấu trúc luận văn
1.4. Khái niệm sinh viên học sinh
* Một số đặc điểm của HSSV VN
Thuật ngữ “Sinh viên ”có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Student, có nghĩa là ngƣời làm việc, học tập nhiệt tình, ngƣời đi khai thác và tìm kiếm tri thức.[37,tr.44].
SV là những ngƣời đã tốt nghiệp bậc THPT, đã qua kỳ tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và đƣợc tuyển chính thức vào học các trƣờng ĐH, CĐ.
HS trƣờng nghề là những ngƣời đã tốt nghiệp bậc THPT hoặc những ngƣời tốt nghiệp THCS đã qua kỳ xét tuyển hồ sơ và đƣợc tuyển chính thức vào học các trƣờng nghề.
HS trƣờng nghề xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau và là lực lƣợng đông đảo của XH, số lƣợng tăng dần theo xu hƣớng phát triển của XH, họ đang theo học các ngành nghề khác nhau ở các trƣờng CĐ nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, các cơ sở dạy nghề công lập và dân lập; họ có khả năng tiếp thu tri thức khoa học, nhạy bén, năng động và tinh tế đối với các vấn đề kinh tế, chính trị, XH, văn hóa nghệ thuật...Đại bộ phận HS trƣờng nghề trong độ tuổi từ 16 đến 22 tuổi, một số ít trên 22 tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này khác với lứa tuổi HS THPT.
Tâm sinh lý của HSSV tƣơng đối phức tạp, qua nghiên cứu tìm hiểu, có thể thấy HSSV có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Về thể chất: Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, thể lực dẻo dai, đã qua thời kỳ phát dục, cơ thể tƣơng đối hoàn thiện và dồi dào sức sống. Đây là thời kỳ HSSV có thểđạt đƣợc đỉnh cao về lĩnh vực TDTT. Tuy nhiên, cũng có không ít HSSV không biết giữ gìn sức khỏe, phung phí sức lực vào những hoạt động không lành mạnh làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của bản thân và nhiệm vụ trọng tâm là học tập, rèn luyện của mình.
+ Về hoạt động nhận thức: HSSV có khả năng chú ý cao, đặc biệt là sự chú ý có chủ định, sự quan sát mang tính mục đích rõ rệt. Trí nhớ cũng phát triển tốt, ghi nhớ có ý nghĩa ngày càng chiếm ƣu thế. HSSV có khả năng tƣ duy lôgic, tƣ duy lý luận... và có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; tuy nhiên, HSSV còn chủ quan trong nhận thức hay nhận thức chƣa đầy đủ, có tính hiếu kỳ, tò mò, đôi lúc cả tin... do đó một bộ phận HSSV dễ đánh giá các hiện tƣợng đời sống XH một cách nông cạn và dễ có thái độ cực đoan đối với các sự việc xảy ra trong XH, thậm chí một số HSSV dễ bị kích động, lôi kéo vào những việc làm sai trái, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức XH dẫn đến việc vi phạm quy định, pháp luật của nhà nƣớc.
+ Về mặt tình cảm: ý thức đạo đức, tình cảm hình thành mạnh mẽ trong lứa tuổi này, thế giới nội tâm cũng trở nên đa dạng, phong phú và thƣờng có những mâu thuẩn nội tại, HSSV có nhu cầu giao tiếp rộng, nhạy cảm và giàu cảm xúc, dễ rung động trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, các sự kiện XH, đặc biệt ở lứa tuổi này là xuất hiện tình yêu nam, nữ khác với các lứa tuổi khác; đa số là những mối tình đẹp; tuy vậy, trong nền kinh tế thị trƣờng không ít HSSV đã bị ảnh hƣởng mặt trái của nó cho nên xuất hiện những kiểu tình yêu buông thả, thực dụng, phóng túng, sống thử…
+ Về ý chí, tính cách: Nổi bật ở ý chí, tính cách của ngƣời HSSV là tính tự lập, lòng tự trọng, có kế hoạch sống riêng của mình, độc lập trong phán đoán, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lĩnh vực của cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, công tác XH...; đặc biệt, phong cách sống, khả năng ứng xử, lựa chọn phƣơng thức
hành động hầu nhƣ ít giống với thế hệ đi trƣớc, đây là thời kỳ HSSV có thể
đạt đƣợc những đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực khoa học, văn hóa, nghệ thuật...; bên cạnh đó vẫn còn hiện tƣợng: khả năng tự ý thức của HSSV phát triển mạnh nhƣng chƣa chắc chắn; khả năng tự giáo dục của HSSV đã phát triển, có khả năng tựđiều chỉnh hành vi, hứng thú, động cơ… song ít nhiều còn cực đoan trong việc đánh giá và tự khẳng định của bản thân.
Có thể nói, lứa tuổi HSSV là thời kỳ phát triển tích cực nhất về thể chất, nhận thức, tình cảm, ý chí, tính cách... là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách; nhân cách của HSSV đƣợc hình thành và phát triển là nhờ phần lớn ở quá trình tự vận động và hoạt động tích cực của chính bản thân họ. Điều đó kéo dài suốt cả cuộc đời song những năm tháng đƣợc sống, học tập, rèn luyện ở các trƣờng ĐH, CĐ là thời kỳ hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất về nhân cách của HSSV. Chính vì vậy, nắm đƣợc đặc điểm tâm sinh lý của HSSV giúp cho các thầy, cô giáo có phƣơng pháp truyền đạt các tri thức cơ bản, khoa học, hiện đại, đồng thời giúp các nhà quản lý giáo dục định hƣớng, quản lý, rèn luyện NSVH, hình thành nhân cách HSSV phù hợp với chuẩn mực đạo đức của XH, góp phần thực hiện mục tiêu GD&ĐT tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc.
* Tình hình HS-SV các trường dạy nghề hiện nay
Trong nhà trƣờng, HSSV là nhân vật trung tâm. Đa số HSSV có ý thức chính trị tốt, quan tâm đến các vấn đề của XH, có niềm tin vào sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo; hầu hết có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Trong điều kiện đất nƣớc mở cửa, việc giao lƣu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau của thế giới, đa số HSSV vẫn giữ đƣợc bản lĩnh, có nếp sống lành mạnh, có nhiều ƣớc mơ, hoài bão cống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiến thật nhiều cho quê hƣơng, đất nƣớc, không bị kẻ xấu lợi dụng, kích động làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn XH. Tuy nhiên, tình trạng đáng lo ngại hiện nay là còn một bộ phận HSSV thiếu trung thực trong học tập và thi cử; một số vi phạm nội quy, quy chế, có biểu hiện của lối sống hƣởng thụ, đua đòi. Tệ nạn XH, nhất là ma tuý, cờ bạc, mê tín, vi phạm pháp luật trong HSSV tuy ít nhƣng chƣa ngăn chặn đƣợc, gây nhiều lo lắng cho
ngƣời thân, bạn bè và XH ….HSSV ít có điều kiện thamgia NCKH; năng lực
tự học, tự nghiên cứu, khả nănggiao tiếp và hợp tác trong công việc còn yếu; trình độ ngoại ngữ của HSSV tốt nghiệp ra trƣờng chƣa đáp ứng yêu cầu hội nhập và yêu cầu của cuộc sống.
Phải nói rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn HSSV đến những điều không tốt, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của XH, nhƣng trong hoàn cảnh hay điều kiện nào thì họ cũng cần đƣợc giúp đỡ, giáo dục, rèn luyện... để tiến bộ và có thể khẳng định mình, lấy lại đƣợc vị trí của mình trƣớc bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội.