8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Những biểu hiện về NSVHcủa HSS Vở KTX trong giao tiếp, ứng xử
Nói đến giao tiếp, ứng xử là nói đến một nếp sống, một cách suy nghĩ, mộtlối tiếp cận với thực tế, biểu lộ bằng diện mạo, ngôn ngữ, cử chỉ hay hành động ở trên các lĩnh vực của cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Biết cách giao tiếp và ứng xử thông minh là thứ hành trang không thể thiếu đƣợc của nhữngngƣời thành đạt, do vậy, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trở thành một nhu cầu của XH, của nền kinh tế mới…
Qua khảo sát thực tế một số biểu hiện NSVH của HSSV ở KTX trong giao tiếp, ứng xử bằng phiếu điều tra, chúng tôi thu đƣợc kết quả qua bảng 2.3.
Bảng 2.3: Những biểu hiện NSVH của HSSV ở KTX trong giao tiếp, ứng xử
TT Những biểu hiện NSVH của HSSV ở KTX trong giao tiếp ứng xử
Khối HSSV (TBC) Khối CBGV (TBC)
1 Có thái độ tôn trọng đối với cán bộ quản lý KTX 3,44 2,92
2 Lời nói lễ phép, lịch sử khi giao tiếp với GV nhà trƣờng 3,46 2,95
3 Cử chỉ nhã nhẵn khi giao tiếp với bạn bè 3,15 2,57
4 Cảm ơn khi bản thân đƣợc giúp đỡ 3,41 2,72
5 Xin lỗi khi thấy bản thân có lỗi 3,26 2,36
6 Tế nhị trong góp ý và phê bình 2,95 2,28
7 Có thái độ bất bình trƣớc những hành vi thiếu văn hóa 3,09 2,34
8 Quan tâm chia sẻ vui buồn với các bạn ở trong phòng 3,28 2,64
9 Tự hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ phòng KTX 3,08 2,43
(Chú thích ĐTB : 1- 1,5: Hiếm khi; 1,51- 2,5: Ít thương xuyên; 2,51- 3,5: Thường xuyên; 3,51 - 4: Rất thường xuyên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đa phần HSSV tự đánh giá là thƣờng xuyên có thái độ tôn trọng cán bộ quản lý KTX, có lời nói lễ phép, lịch sự khi giao tiếp với CBGV nhà trƣờng, cảm ơn khi đƣợc giúp đỡ. Một phần do ý thức đƣợc những vấn đề tế nhị trong giao tiếp là rất cần thiết, phù hợp chuẩn mực đạo đức của XH và chính HSSV là những ngƣời thực hiện việc giao tiếp, ứng xử hàng ngày, mặt khác có thể do chủ quan chƣa nghe hoặc chƣa thấy hết các biểu hiện của HSSV trong KTX nên đánh giá chƣa đƣợc toàn diện. Về phần này, CBGV đánh giá từng vấn đề trên có thấp hơn so với HSSV tự đánh giá bởi vì CBGV thƣờng xuyên theo dõi, quan sát, chứng kiến những biểu hiện chƣa đƣợc tốt trong giao tiếp, ứng xử của HSSV ở KTX nên đánh giá có phần chặt chẽ hơn,
Thực tế quan sát và trao đổi với một số CBGV chúng tôi thấy: đa số HSSV lễ phép với thầy, cô giáo, cán bộ quản lý KTX,... Tuy vậy, vẫn còn một số rất ít HSSV chƣa thật sự tôn trọng cán bộ QLKTX, cá biệt có HSSV có hành vi đe dọa cán bộ bảo vệ KTX khi đang làm nhiệm vụ và cũng còn hiện tƣợng ít chào hỏi khi gặp thầy, cô khi đến thăm HSSV ở KTX.
Ai cũng biết khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đƣợc treo ở các nhà trƣờng từ mẫu giáo đến đại học; song hiểu và thực hiện cho đúng và đủ mới là điều quan trọng. Do vậy, trƣớc hết HSSV phải học đạo đức, lễ nghĩa, sau đó mới học chữ, học văn hóa đúng nhƣ truyền thống cao đẹp của dân tộc ta là “tôn sƣ trọng đạo” [18]. Thiết nghĩ, nhà trƣờng cần quan tâm tìm nhiều biện pháp tổ chức, tạo điều kiện để học sinh - sinh viên nói chung, HSSV ở KTX nói riêng thể hiện mình thông qua các diễn đàn của HSSV đƣợc tổ chức định kỳ hàng tháng nhằm giúp HSSV hiểu, thực hiện đúng truyền thống của dân tộc, đồng thời khuyến khích HSSV tìm đọc các sách nói về nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống để bổ sung vào hành trang của ngƣời công nhân tƣơng lai. Cố Giáo sƣ Nguyễn Lân đã từng nói: “Khi tôi còn trẻ, tôi đƣợc đọc nhiều sách về phép lịch sự và về cách cƣ xử trong đời. Nhờ thế tôi có những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khái niệm về cách xử thế và cố gắng tự rèn luyện để không mang tiếng là con ngƣời bất lịch sự”. [21].
Trong vấn đề giao tiếp, ứng xử, một vấn đề quan trọng cũng cần đƣợc lƣu tâm đó là: HSSV không những chỉ tôn trọng CBGV, cán bộ QLKTX mà còn tôn trọng những ngƣời đã có cống hiến cho XH, những gia đình thƣơng binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, những Bà Mẹ VN anh hùng, những ngƣời già cả, tàn tật, phụ nữ… thể hiện ở những lời ăn tiếng nói có lễ độ, ở cách xƣng hô hợp với truyền thống của dân tộc, ở thái độ sẵn sàng nhƣờng cơm, sẻ áo, giúp đỡ trong những trƣờng hợp cần thiết, tuyệt đối không có sự trêu ghẹo, mỉa mai hoặc những lời nói thiếu nhã nhặn đối với ngƣời nào.
Về sự tế nhị trong góp ý phê bình của HSSV, xin lỗi khi thấy bản thân có lỗi, biểu hiện tỏ thái độ bất bình trƣớc những hành vi thiếu văn hóa, tự hòa giải các mâu thuẩn trong nội bộ phòng ở, khối HSSV đánh giá ở mức thƣờng xuyên, đây là những vấn đề vừa mang tính khách quan do phƣơng pháp giảng dạy, giáo dục hàng ngày của thầy, cô, gia đình, tập thể, những ảnh hƣởng, tác động tiêu cực của môi trƣờng XH, đặc điểm tâm lý ở độ tuổi này,… song cũng vừa mang tính chủ quan của một bộ phận HSSV, đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm chƣa cao, chƣa dám nhận lỗi, khuyết điểm để tìm cách khắc phục, thiếu tinh thần xây dựng, nhắc nhở nhau khi có hành vi sai trái, thiếu ý thức tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm góp ý, phê bình sao khéo léo, tế nhị; do vậy, khối CBGV đánh giá thấp các biểu hiện vừa nói trên chỉ ở mức ít thƣờng xuyên; điều này đòi hỏi bản thân mỗi HSSV cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc tự rèn luyện những cách thức, thói quen tốt trong góp ý, phê bình, mặt khác các đơn vị chức năng trong trƣờng, các giáo viên, các tổ chức Đoàn TN, Hội HS - SV phải quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử thông qua các giờ lên lớp, các hoạt động tập thể để HSSV có điều kiện tiếp thu, trao dồi thành kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các biểu hiện khác nhƣ: nhã nhặn lịch sự khi giao tiếp bạn bè, quan tâm chia sẻ vui buồn với các bạn đƣợc CBGV và HSSV đánh giá ở mức thƣờng xuyên, thực tế cho thấy: HSSV đã quan tâm, giúp đỡ các bạn trong phòng và các phòng lân cận ở KTX, chăm sóc nhau khi ốm đau, giúp nhau khi thiếu thốn vật chất, vui vẻ, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử,…tuy vậy, các biểu hiện này chƣa trở thành thói quen trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, vẫn còn hiện tƣợng cải vã, lớn tiếng với nhau, thậm chí một số HSSV nam còn gây gỗ đánh nhau vì những hiểu lầm nhỏ, hơn ai hết mỗi HSSV cần phải năng động, tìm tòi, học hỏi và thƣờng xuyên thực hiện những thói quen tốt, ứng xử có văn hóa với bạn bè và mọi ngƣời xung quanh.
Nhìn chung, một số biểu hiện về nếp sống văn hóa của HSSV trong giao tiếp, ứng xử đƣợc đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên, một vài biểu hiện ở mức ít thƣờng xuyên. Nhà trƣờng cần quan tâm tìm nhiều biện pháp giáo dục HSSV, tạo điều kiện để HSSV tự tổ chức các loại hình hoạt động qua đó thể hiện việc giao tiếp, ứng xử có văn hóa, đồng thời khuyến khích HSSV tự nghiên cứu các sách nói về nghệ thuật giao tiếp, ứng xử, để biết tự điều chỉnh thói quen giao tiếp, ứng xử phù hợp với nếp sống văn hóa của nhà trƣờng và chuẩn mực của xã hội. HSSV có thể suy ngẫm câu nói của R.W.Emerson: “Bất luận ngƣời nào cũng có một cái gì hơn tôi, vì thế luôn luôn tôi có thể học hỏi thêm khi giao tiếp với họ”. [31].