Các yếu tố duy trì côngviệc của chuyên viên Phòng GD-ĐT

Một phần của tài liệu biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Các yếu tố duy trì côngviệc của chuyên viên Phòng GD-ĐT

2.2.1.1.Phương pháp nghiên cứu thực trạng các yếu tố duy trì công việc của chuyên viên Phòng GD

Để xác định thực trạng các yếu tố duy trì công việc của chuyên viên các phòng giáo dục tỉnh Bắc Ninh chúng tôi sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm.

Với quan niệm những yếu tố duy trì công việc là những yếu tố thuộc về môi trƣờng và điều kiện làm việc của chuyên viên Phòng giáo dục, chúng tôi sử dụng các trắc nghiệm (theo Nguyễn Hải Sản - Quản trị học) để xác định quan điểm quản lý và phong cách lãnh đạo đƣợc sử dụng ở Phòng GD-ĐT và các trƣờng Tiểu học, THCS, Mầm non. Quan điểm quản lý và phong cách lãnh đạo trong tổ chức là những tác nhân tạo môi trƣờng và điều kiện làm việc rất quan trọng cho nhân viên của tổ chức.

- Trắc nghiệm 1: Xác định quan điểm quản lý đƣợc áp dụng trong tổ chức

Trắc nghiệm này gồm 16 nội dung tƣơng ứng với những quan điểm quản lý khác nhau (phần phụ lục- mục 5 trang 85)

Các nội dung này đƣợc đánh giá theo 5 mức độ: Rất đồng ý, Đồng ý, Bình thƣờng, Không đồng ý, Rất không đồng ý.

Kết quả của bài trắc nghiệm đƣợc tính theo điểm số và căn cứ vào số điểm này để xác định quan điểm quản lý đƣợc áp dụng trong tổ chức.

-Trắc nghiệm 2: Xác định phong cách quản lý của lãnh đạo

Trắc nghiệm này gồm 22 nội dung tƣơng ứng với những phong cách quản lý khác nhau. Các nội dung đƣợc đánh giá theo 5 mức độ: Luôn luôn, Nhiều lần, Đôi khi, Hiếm khi, Không bao giờ.( phần phụ lục - mục 6 trang 87)

Kết quả của bài trắc nghiệm đƣợc tính theo điểm số và căn cứ vào điểm số này để xác định phong cách quản lý đƣợc áp dụng trong tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.1.2.Phân tích kết quả trắc nghiệm.

- Kết quả Trắc nghiệm 1:

Xác định quan điểm quản lý đƣợc áp dụng trong tổ chức

Trắc nghiệm đƣợc thực hiện với 57 cán bộ chuyên viên Phòng GD và Phó hiệu trƣởng các trƣờng cùng với 495 giáo viên trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Tiên Du.

Kết quả của trắc nghiệm 1 đƣợc thể hiện qua số liệu thống kê của bảng 2.1

Bảng 2.1: Đánh giá về quan điểm quản lí đƣợc sử dụng trong Phòng GD- ĐT và các trƣờng Tiểu học Stt Đối tƣợng Số lƣợng Kết quả điểm từ 64- 90 Kết quả điểm từ 33- 63 Kết quả điểm từ 16- 32 Tổng số % Tổng số % Tổng số % 1 Cán bộ chuyên viên Phòng GD và Phó Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học 24 0 0 24 100 0 0 2 Giáo viên các trƣờng Tiểu học 495 0 0 495 100 0 0 Cộng 519 0 0 519 100 0 0

Kết quả bảng 2.1 cho thấy ý kiến đánh giá của các đối tƣợng về các quan điểm quản lí đƣợc sử dụng trong quản lí của Phòng GD và các trƣờng tiểu học huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.

+ Khoảng điểm từ 64- 90 không có phiếu nào, điều đó chứng tỏ hiệu phó các trƣờng tiểu học cũng nhƣ cán bộ chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Tiên Du không sử dụng quan điểm của trƣờng phái quản trị kiểu thi lại.

+ 100% số phiếu trả lời thuộc khoảng điểm từ 33- 63, điều đó thể hiện quan điểm quản lý đƣợc áp dụng trong Phòng GD-ĐT và các trƣờng Tiểu học là sự kết hợp giữa quan điểm quản lý kết hợp giữa trƣờng phái quản trị kiểu thi lại với trƣờng phái quản lý hành vi.

+ Không có phiếu nào trả lời thuộc khoảng điểm từ 16- 33, điều này thể hiện quan điểm quản lý theo trƣờng phái quản trị kiểu hành vi cực đoan không đƣợc sử dụng tại Phòng GD và các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Tiên Du.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với kết quả trắc nghiệm, công tác quản lý ở Phòng GD và các trƣờng Tiểu học còn mang nặng tính chất và thủ tục hành chính. Tuy nhiên do có sự kết hợp với quan điểm của trƣờng phái quản trị hành vi nên không khí của các tổ chức thoải mái hơn, nguyên tắc quản lý theo đầu việc bƣớc đầu đƣợc quan tâm thực hiện.

Với quan điểm quản lý này, nhìn chung môi trƣờng làm việc của chuyên viên Phòng GD chƣa tạo đƣợc sự thỏa mãn đối với chuyên viên. Chuyên viên vẫn bị gò bó bởi kiểu quản lý hành chính, ghi tên chấm điểm, họp nhiều phổ biến, quán triệt đƣợc thực hiện thƣờng xuyên.

- Kết quả Trắc nghiệm 2: Xác định phong cách quản lý của lãnh đạo Kết quả trắc nghiệm về phong cách lãnh đạo tại Phòng GD và các trƣờng Tiểu học đƣợc thể hiện qua số liệu bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá về phong cách quản lý của cán bộ chuyên viên Phòng GD-ĐT và Phó Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học cùng với giáo viên các

trƣờng Tiểu học Stt Đối tƣợng lƣợng Số Kết quả điểm từ câu 1-12 Kết quả điểm từ câu 13-22 ≤ 46 Điểm % 47 Điểm % ≤ 39 Điểm % 40 Điểm % 1 Cán bộ chuyên viên Phòng và Phó hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học 24 8 33 16 67 0 0 24 100 2 Giáo viên các trƣờng Tiểu học 495 130 26 365 74 83 17 412 83 Cộng : 519 138 26 381 74 83 16 436 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả bảng 2.2 cho thấy:

+ Kết quả điểm từ câu 1- 12 phản ánh phong cách quản lý chú trọng tới công việc, trong số 519 phiếu xin ý kiến cho kết quả cụ thể nhƣ sau:

Có 138 phiếu (= 26%) có tổng số điểm ≤ 46, trong đó có 8 phiếu trả lời của cán bộ chuyên viên Phòng GD-ĐT và Phó Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học ( = 33%) và 130 phiếu trả lời của giáo viên (= 26%), điều đó chứng tỏ chỉ có 1/3 số cán bộ chuyên viên Phòng GD- ĐT và Phó Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học với hơn 1/4 số giáo viên khẳng định phong cách ngƣời lãnh đạo trong tổ chức của mình không phải là phong cách lãnh đạo chú trọng đến công việc. Còn lại 381 phiếu ( =74%) có tổng số điểm ≥ 47 phản ánh phong cách quản lý chú trọng cao tới công việc là phong cách lãnh đạo đƣợc sử dụng trong tổ chức, cụ thể:

1. Phân công nhân viên đảm nhận từng công việc cụ thể. 2. Thiết lập các tiêu chuẩn để đánh giá thành tích.

3. Cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết cho nhân viên theo yêu cầu của công việc.

4. Trình tự tiến hành công việc do các thành viên của nhóm đảm nhận. 5. Khuyến khích áp dụng những quy trình thống nhất.

+ Kết quả điểm từ câu 13- 22 phản ánh phong cách quản lý quan tâm tới con ngƣời, trong số 519 phiếu xin ý kiến cho kết quả cụ thể nhƣ sau:

Kết quả có 436 phiếu / 519 phiếu xin ý kiến có tổng số điểm ≥ 40 (= 84%), chứng tỏ đại đa số Phó hiệu trƣởng các trƣờng và chuyên viên Phòng giáo dục có phong cách quản lý chú trọng tới đời sống con ngƣời, quan tâm đến đời sống hạnh phúc và những đóng góp của ngƣời dƣới quyền đối với tổ chức. Biểu hiện cụ thể của phong cách này là:

1. Biểu lộ sự đánh giá cao khi ngƣời dƣới quyền hoàn thành tốt một công việc. 2. Không đòi hỏi quá mức mà ngƣời nhân viên có thể thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Giúp đỡ nhân viên giải quyết những vấn đề riêng tƣ của họ. 4. Đối xử một cách thân thiện và gần gũi với nhân viên.

5. Khen thƣởng kịp thời những nhân viên hoàn thành tốt công việc. Với kết quả trắc nghiệm về phong cách quản lý nhƣ trên chúng tôi nhận thấy: Phong cách lãnh đạo của Phòng GD và các trƣờng Tiểu học có sự kết hợp giữa phong cách lãnh đạo chú trọng đến công việc và phong cách lãnh đạo chú trọng đến con ngƣời. Điều này phù hợp với quan điểm quản lý đƣợc áp dụng trong tổ chức nhƣ kết quả của trắc nghiệm 1. Do còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo Phòng và Phó hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học có phong cách lãnh đạo không chú trọng công việc, không chú trọng đến con ngƣời nên môi trƣờng làm việc của các chuyên viên Phòng GD chƣa hoàn toàn thuận lợi.

Một phần của tài liệu biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)