Những yếu tố có tác dụng duy trì đối với côngviệc của chuyên viên

Một phần của tài liệu biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3.1.Những yếu tố có tác dụng duy trì đối với côngviệc của chuyên viên

Phòng GD-ĐT

Các yếu tố có tác động duy trì đối với công việc của chuyên viên Phòng GD thuộc về môi trƣờng làm việc của chuyên viên. Đó là môi trƣờng tại Phòng GD và môi trƣờng của các trƣờng mà chuyên viên về làm việc. Có thể kể đến các yếu tố cụ thể sau:

- Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc thuận lợi an toàn và thoải mái sẽ tạo cảm giác thỏa mãn cho chuyên viên trong công việc. Trƣờng hợp ngƣợc lại, họ có thể bất mãn khi làm việc. Tuy nhiên không phải vì thế mà họ không làm việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chính sách và qui định quản lý của cơ quan (Phòng và trƣờng )

-Điều này có nghĩa là toàn bộ hoạt động của Phòng GD hoặc một trƣờng học mà chuyên viên phụ trách địa bàn (hoặc về làm việc) đƣợc quản lý và tổ chức nhƣ thế nào.

- Sự giám sát

-Năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp xã hội và sự cởi mở của lãnh đạo Phòng GD- ĐT cũng nhƣ các Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng các trƣờng.

- Những mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân

Khi mối quan hệ giữa các chuyên viên trong Phòng GD xấu đi, nó có thể cản trở công việc. Nhƣng khi các mối quan hệ này tốt đẹp- hay ít nhất ở mức chấp nhận đƣợc- nó sẽ không tạo ra sự khác biệt đáng kể nào trong hành vi ứng xử của các chuyên viên.

- Công việc ổn định

Có thể nói rằng hầu hết mọi ngƣời thƣờng không cảm thấy đƣợc động viên từ việc mình đang có một việc làm, nhƣng ngƣời ta sẽ rất sa sút tinh thần nếu có nguy cơ bị mất việc.

1.4.3.2.Các yếu tố tạo động lực làm việc cho chuyên viên Phòng GD

- Sự hoàn thành công việc

Sự thỏa mãn của bản thânkhi hoàn thành một công việc, giải quyết các vấn đề và nhìn thấy những thành quả từ nỗ lực của mình.

- Sự công nhận

Sự thỏa mãn của bản thân khi hoàn thành tốt một công việc. Điều này có thể đƣợc tạo ra từ bản thân từng cá nhân hoặc từ sự đánh giá của mọi ngƣời.

- Bản thân công việc.

Những ảnh hƣởng tích cực từ công việc lên mỗi ngƣời. Chẳng hạn, một công việc có thể thú vị, đa dạng, sáng tạo và thách thức.

- Trách nhiệm

Mức độ ảnh hƣởng của một ngƣời đối với công việc. Mức độ kiểm soát của mỗi ngƣời đối với công việc có thể bị ảnh hƣởng phần nào bởi quyền hạn và trách nhiệm đi kèm với nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cơ hội phát triển

Là những cơ hội thăng tiến trong tổ chức. Cơ hội phát triển cũng xuất hiện nếu trong công việc hàng ngày ngƣời ta có quyền quyết định nhiều hơn để thuwch thi các sáng kiến.

Có thể nói tất cả các yếu tố trên đều là cảm nhận của con ngƣời về bản thân công việc.

Một phần của tài liệu biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)