8. Cấu trúc luận văn
1.4.1 Khái quát về Phòng GD-ĐT
Phòng GD-ĐT là phòng chuyên môn thuộc UBND huyện. Trong phạm vi lãnh thổ, Phòng GD-ĐT là cơ quan QLNN về GD, tham mƣu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện các chủ trƣơng quản lí và phát triển sự nghiệp GD-ĐT của quận, huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh. Trong phạm vi ngành GD, Phòng GD là cơ quan quản lí trung gian giữa Bộ GD-ĐT và trƣờng học, quản lý trực tiếp trƣờng học. Do vậy, Phòng GD-ĐT vừa có tính chất của cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính, vừa có tính chất của cơ quan tham mƣu, cơ quan nghiên cứu, vừa có tính chất cơ quan tác nghiệp nghiệp vụ, vừa có tính chất cơ quan chiến lƣợc (hoạch định). Hoạt động của Phòng GD-ĐT có ý nghĩa với sự phát triển giáo dục và kinh tế - xã hội của quận, huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh, của mỗi trƣờng học, phƣờng, xã, thị trấn trong quận, huyện, hoặc thành phố trực thuộc tỉnh.
Bộ máy của Phòng GD gồm có Trƣởng phòng; giúp việc Trƣởng phòng có một số Phó trƣởng phòng, các chuyên viên và nhân viên. Ngoài ra một số cán bộ, giáo viên đƣợc phòng điều động làm nghiệp vụ chuyên môn và làm thanh tra viên kiêm nhiệm.
Chức năng của Phòng Giáo dục gồm :
*Chức năng nghiên cứu và lập kế hoạch: Là nghiên cứu đƣờng lối, chủ
trƣơng GD của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD- ĐT, các hƣớng dẫn của Sở GD- ĐT, nghiên cứu tình hình thực tiễn giáo dục và kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học Giáo dục. Những kết quả nghiên cứu đƣợc vận dụng để xây dựng chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chƣơng trình công tác sát với tình hình cụ thể, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và phát triển sự nghiệp GD đạt hiệu quả cao nhất.
*Chức năng tham mưu: Từ việc nghiên cứu và hoạch định kế hoạch, mà
làm tham mƣu bằng các chủ trƣơng, các văn bản chỉ đạo, các giải pháp thực hiện để chỉ đạo toàn ngành, phối hợp với các ngành, chỉ đạo các phƣờng, xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ giáo dục của địa phƣơng, kiến nghị với cấp trên những sửa đổi cho phù hợp.
*Chức năng tổ chức và chỉ đạo: Phòng GD có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo
thực hiện các chủ trƣơng, hƣớng dẫn của cấp trên, các kế hoạch phát triển giáo dục và chƣơng trình công tác đã đƣợc phê duyệt. Thực hiện sự chỉ đạo đối với các cơ sở GD-ĐT, thừa ủy quyền chỉ đạo đối với chính quyền ở cơ sở, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nhằm thực hiện kế hoạch giáo dục đã đƣợc đề ra.
*Chức năng thanh tra, kiểm tra: Quá trình chỉ đạo là thực hiện chức
năng thanh tra, kiểm tra nhằm uốn nắn lệch lạc, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ, tìm ra cách thức thực hiện hiệu quả.
Nhƣ vậy, phòng GD-ĐT là cơ quan tham mƣu, cơ quan quản lý, vừa thực hiện quản lý hành chính vừa thực hiện quản lý chuyên môn; thực hiện quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Đó là tính chất đa chức năng của Phòng GD.