Nhóm các biện pháp về điều kiện đảm bảo

Một phần của tài liệu biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Nhóm các biện pháp về điều kiện đảm bảo

* Mục tiêu của biện pháp này là: tạo ra các điều kiện để thực hiện tốt

hơn những biện pháp đã đƣợc đề xuất.

*Nội dung của nhóm biện pháp: gồm những tác động để thay đổi các điều kiện về thông tin, năng lực quản lý lãnh đạo và cơ chế chính sách.

*Cách thức thực hiện biên pháp:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quản lý nói chung, quản lý của Phòng GD-ĐT nói riêng, thông tin có vai trò rất quan trọng, nó là một yếu tố cấu thành hoạt động quản lý, thông tin chính là lực lƣợng vật chất. Việc chuyển giao tin tức trong bộ máy quản lý là một yêu cầu của hoạt và là yêu cầu số một, nếu không thỏa mãn yêu cầu này thì hoạt động quản lý bị đình trệ. Thông tin giúp nâng cao chất lƣợng quản lý và rèn luyện ý chí nhà quản lý bởi vì quá trình quản lý có bản chất là thu thập và xử lý thông tin.

Sự sai lệch thông tin sẽ làm cho quyết định của nhà quản lý thiếu chính xác, không kịp thời, tính khả thi thấp, thậm chí có thể dẫn tới hậu quả xấu. Thông tin trong quá trình quản lý của phòng GD-ĐT bao gồm tất cả các vấn đề có liên quan tới hoạt động của Phòng và của các nhà trƣờng, mà chủ yếu là:

- Thông tin về đội ngũ cán bộ, chuyên viên của Phòng. - Thông tin về các hoạt động của Phòng.

- Thông tin về Sở GD-ĐT và Chính quyền

- Thông tin về đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh các trƣờng trong năm học: số lƣợng, chất lƣợng, những đặc điểm riêng cần chú ý.

- Thông tin về những quy định của nhà nƣớc, của ngành GD-ĐT, của địa phƣơng, của nhiệm vụ năm học, những vấn đề mới, những vấn đề khó khăn nảy sinh trong quá trình vận hành bộ máy…

- Thông tin về qua trình GD diễn ra hằng ngày trong phạm vi các trƣờng, đối với tập thể, cán bộ giáo viên và học sinh.

Thông tin đƣợc thu thập phải đảm bảo yêu cầu cơ bản: Thông tin phải đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Trong nhiều trƣờng hợp cụ thể, thông tin còn phải đảm bảo tính bí mật trong suốt quá trình thu nhận và xử lý thông tin.

Thông tin có thể thu nhận từ nhiều kênh: Thông qua quan sát, tiếp xúc, trò chuyện, ghi nhớ không gian, trắc nghiệm, thực nghiệm, đo đạc xã hội học.v.v…Có thể lấy thông tin theo kế hoạch định kỳ, đột xuất bất ngờ một cách chủ động hay ngẫu nhiên.v.v…Điều chủ yếu là lãnh đạo Phòng GD phải có ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thức thƣờng trực nắm bắt và xử lý thông tin, phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng quản lý.

Để tiếp nhận thông tin một cách chính xác, trung thực, khách quan, lãnh đạo Phòng GD phải tổ chức các “kênh thu” nhiều chiều, từ chuyên viên, giáo viên, từ cán bộ quản lý, từ học sinh, từ các hoạt động thƣờng xuyên diễn ra trong Phòng cũng nhƣ ở các trƣờng và từ các mối quan hệ xã hội khác.

Thu thập và xử lý thông tin phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tính khoa học: phản ánh đúng tình trạng thực tế và đúng yêu cầu của quản lý đang cần.

- Tính phù hợp: đúng lúc, đúng chỗ, đúng chủng loại và kịp thời.

- Tính nhất quán: các thông tin phải thống nhất nhau, không trái ngƣợc nhau để quản lý khỏi bị lúng túng, thông tin phải nhất quán giữa các bộ phận trong bộ máy của tổ chức.

- Nâng cao năng lực của chủ thể quản lý Phòng GD

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Phòng GD có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo kịp sự phát triển không ngừng về quy mô, về yêu cầu của cấp học cũng nhƣ yêu cầu của xã hội đối với GD- ĐT mà nghị quyết (TW2) đã đề ra.

Đội ngũ này phải đảm bảo yêu cầu:

- Có khả năng lập kế và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động GD diễn ra trong các nhà trƣờng thuộc phạm vi quản lý Phòng GD-ĐT

- Đƣa ra và áp dụng có hiệu quả những biện pháp quản lý để nâng cao chất lƣợng hoạt động của cả tổ chức cũng nhƣ của mỗi thành viên của tổ chức…

- Có khả năng tổ chức, huy động, sử dụng có hiệu quả cao nhất tất cả các nguồn lực để duy trì và phát triển hoạt động của Phòng GD.

Muốn vậy, lãnh đạo Phòng GD cần xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý GD của Phòng GD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dựa trên các yêu cầu của định hƣớng chiến lƣợc phát triển GD của nhà nƣớc và của địa phƣơng, lập kế hoạch bồi dƣỡng cán bộ quản lý dựa trên thực trạng năng lực quản lý của cán bộ với các chuẩn mực nhƣ:

- Xứng đáng là ngƣời đại diện cho chính quyền về mặt nắm vững và khả năng thực thi các quy chế GD - ĐT.

- Đảm đƣơng đƣợc nhiệm vụ củng cố, phát triển và điều hành tổ chức nhân lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

- Cán bộ quản lý phải thực sự là hạt nhân tạo động lực cho việc đổi mới công tác quản lý theo hƣớng độc lập, tự chủ, sáng tạo và biết nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý GD.

Trên cơ sở đánh giá, phân loại cán bộ quản lý về nhân phẩm đạo đức, năng lực công tác, trình độ chuyên môn; Lãnh đạo Phòng GD tiến hành phân công công tác dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, khoa học, hợp lý, đảm bảo điều hòa về năng lực để đội ngũ cán bộ quản lý có thể kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết về kinh nghiệm quản lý.

Tìm và cung cấp tài liệu (lấy từ các cơ sở bồi dƣỡng cán bộ quản lý) về quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý của Phòng GD để từng cán bộ quản lý có thể tự bồi dƣỡng kiến thức quản lý GD, quản lý mảng hoạt động của mình cho chính mình thông qua việc cập nhật các kiến thức lý luận và thực tiễn quản lý GD- ĐT, từ đó nâng cao năng lực, trình độ quản lý của bản thân. Trang bị “tạp chí GD” của Bộ GD- ĐT ra hai số một tháng, thƣờng kỳ cho đội ngũ cán bộ quản lý của Phòng để cán bộ quản lý có điều kiện nghiên cứu lý luận và thực tiễn GD từ đó áp dụng vào vị trí công tác của mình.

Tạo mọi điều kiện để cán bộ quản lý có thể tham gia học tập các lớp bồi dƣỡng về quản lý với nhiều hình thức, thời gian khác nhau, chẳng hạn nhƣ mở lớp huấn luyện nghiệp vụ quản lý; cử cán bộ quản lý tham dự các lớp bồi dƣỡng, tập huấn tại các trung tâm bồi dƣỡng cán bộ quản lý do Sở GD- ĐT tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức hoặc tham dự các lớp bồi dƣỡng tại các cơ quan ở trung ƣơng theo các kế hoạch của Sở GD- ĐT.

Đƣa ra yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ quản lý là phải thƣờng xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (nhất là kiến thức chuyên môn và phƣơng pháp sƣ phạm). Đồng thời phải gƣơng mẫu, tận tụy, có ý thức trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong quản lý.

Kiểm tra năng lực cán bộ quản lý thông qua xem xét hiệu quả công việc, tƣ thế tác phong lãnh đạo, tính gƣơng mẫu trƣớc quần chúng, tính kiên trì bền bỉ của họ, từ đó có kết luận chính xác về cán bộ để sử dụng cán bộ theo đúng tinh thần Nghị quyết TW3 (khóa VII và khóa VIII).

- Biện pháp về cơ chế, chính sách:

Cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp để lãnh đạo Phòng GD-ĐT và các chuyên viên chủ động phát huy khả năng của mình, cụ thể:

+ Chuyên viên là ngƣời chịu trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động của nhà trƣờng theo phân công của Phòng GD-ĐT, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ra các quyết định quản lý về GD theo đúng chức năng đƣợc qui định. Do đó các chuyên viên cũng phải đƣợc tham gia trong đề ra các chiến lƣợc, kế hoạch phát triển của trƣờng.

+ Đƣợc chủ động trong việc lập kế hoạch, qui định nền nếp sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội họp đúng định kỳ.

+ Đƣợc chủ động trong công tác tài chính, huy động xã hội hóa GD để tăng cƣờng cơ sở vật chất cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao đời sống, ổn định đội ngũ và nâng cao chất lƣợng công tác.

+ Tìm kiếm các nguồn thu bằng hoạt động hoặc khai thác cơ sở vật chất của Phòng GD. Các nguồn thu trên thƣờng nằm ngoài ngân sách và có thể do tổ chức Công đoàn quản lý nhằm chi tiêu vào việc thăm hỏi động viên cán bộ chuyên viên có hoàn cảnh khó khăn, chi khen thƣởng, lễ tết, tham quan du lịch…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Trách nhiệm của Phòng GD là tham mƣu và trực tiếp ban hành các văn bản quy định về việc thu chi, thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm nhằm phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực tài chính từ xã hội hóa GD vào việc nâng cao chất lƣợng và phát triển GD ở mỗi nhà trƣờng.

- Không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ chuyên viên, đảm bảo chế độ chính sách cho ngƣời lao động. Cần chú ý cải thiện môi trƣờng làm việc cho cán bộ chuyên viên, luôn coi việc thực hiện dân chủ cơ sở, đoàn kết nội bộ là công việc hàng đầu của các nhà quản lý, tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, cởi mở trong Phòng GD.

Một phần của tài liệu biện pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)