Chuyển tiền thanh toán biên giới.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệpvà phát triển nông thôn việt nam (Trang 51 - 52)

II. Thực trạng sử dụng nghiệp vụ chuyển tiền trong

3.2.2.Chuyển tiền thanh toán biên giới.

3. Tình hình áp dụng nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền tại NHNo VN.

3.2.2.Chuyển tiền thanh toán biên giới.

Bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong hoạt động chuyển tiền là thanh toán biên giới. Thanh toán biên giới là hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh NHNo VN tại khu vực biên giới đờng bộ với các nớc. Trong thanh toán biên giới, phơng thức giao dịch chứng từ, xử lý nghiệp vụ đợc thực hiện trực tiếp giữa NHNo VN và ngân hàng nớc bạn, không phải sử dụng mạng thanh toán quốc tế của NHNo VN. Hiện tại, NHNo VN cung cấp các dịch vụ chuyển tiền qua biên giới dới các hình thức:

• Chuyển tiền qua tài khoản đối ứng.

• Phát hành hối phiếu chuyển tiền.

• Sử dụng séc chuyển tiền cầm tay cho cá nhân.

Hàng năm kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc rất lớn, trong đó gần 50% là hoạt động mậu dịch biên giới. Với lợi thế có mạng lới chi nhánh rộng khắp, lên tận các huyện, xã vùng sâu, vùng xa biên giới nên sau hơn 3 năm thực hiện thí điểm (từ tháng 12/1996), ngày 19/6/2000, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 2472/VPCP-KTTH cho phép NHNo VN chính thức áp dụng phơng thức thanh toán xuất nhập khẩu biên giới Việt-Trung. Hiện nay, có 7 chi nhánh NHNo VN cấp tỉnh và huyện, thuộc ba tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai đợc Tổng Giám đốc NHNo VN cho phép tiến hành hoạt động thanh toán biên giới với Trung Quốc.

Trong hoạt động biên mậu thì phơng thức chuyển tiền là thích hợp nhất vì vừa nhanh chóng, vừa giảm đợc chi phí, lại không có những đòi hỏi phức tạp về chứng từ. Vì vậy mà tỷ lệ thanh toán bằng phơng thức chuyển tiền cao hơn hẳn thanh toán bằng L/C. Nhìn chung hoạt động chuyển tiền thanh toán biên giới tại NHNo VN tăng trởng khá ổn định, bình quân 11,5%/năm. Tuy nhiên, thị phần thanh toán của NHNo VN mới chỉ chiếm từ 10-12% hoạt động mậu biên. Mặc dù con số này còn rất khiêm tốn nhng nếu xét trên thực tế là nghiệp vụ thanh toán biên giới của NHNo VN mới chỉ đợc thực hiện với Trung Quốc tại ba tỉnh, còn ba tỉnh biên giới nữa với Trung Quốc và hoạt động thanh toán biên giới với Lào, Cămpuchia còn cha đợc triển khai; và đặc biệt là xét trên cơ sở thực trạng hoạt động thanh toán trong quan hệ thơng mại Việt Nam - Trung Quốc thì vẫn cho thấy sự cố gắng nỗ lực và thành quả của NHNo VN. Ngày 26/5/1993, Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác và thanh toán giữa hai nớc theo đó mọi hoạt

động thanh toán phải thông qua ngân hàng. Song cho đến nay, thực tế cho thấy có rất ít doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng phơng thức thanh toán qua ngân hàng mà đa số vẫn thanh toán trực tiếp hàng đổi hàng hoặc theo kiểu tiền trao tay thông qua các chợ đổi tiền, các dịch vụ kinh doanh tiền của t nhân tại các thị xã, thị trấn biên giới. Không những thế, một bộ phận rất lớn hoạt động biên mậu là do t nhân thực hiện; ví dụ tại Lạng Sơn, t thơng chiếm 60% giá trị xuất nhập khẩu của tỉnh, mà bộ phận này gần nh không thanh toán qua ngân hàng.

Bảng 3.6:

Cơ cấu thanh toán biên giới

Từ 1998-2001 Đơn vị tính: nghìn USD. Năm Tiêu chí 1998 1999 2000 2001 L/C 26.374 46.444 61.061 80.799 Chuyển tiền 162.879 204.262 213.309 223.065 Tổng số 189.253 250.706 274.370 303.864

Nguồn: Đề án chiến lợc mở rộng kinh doanh đối ngoại của NHNo VN giai đoạn 2001- 2005

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệpvà phát triển nông thôn việt nam (Trang 51 - 52)