Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 109 - 128)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Để nghiên cứu sự khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi đến 40 người gồm các đồng chí quản lý ngành, quản lý nhà trường, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và GV trường THPT Đầm Hà theo các mức độ:

* Tính cần thiết:

Rất cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 2 điểm; không cần thiết: 1 điểm.

* Tính khả thi:

Rất khả thi: 3 điểm; khả thi: 2 điểm; không khả thi: 1 điểm.

Qua tổng hợp và xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Về tính cần thiết của các biện pháp.

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Xếp thứ bậc 1

Thực hiện tốt các chủ trương đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học.

32 8 0 2.80 3

2 Xây dựng và nâng cao chất lượng

đội ngũ giáo viên. 36 4 0 2.90 1

3 Tăng cường xây dựng, củng cố nề

nếp dạy học. 35 5 0 2.88 2

4 Nâng cao hiệu quả hoạt đông của

các chức quản lý chuyên môn 30 10 0 2.75 4

5

Đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, kịp thời biểu dương guơng tốt, chấn chỉnh hiện tượng chưa tốt

29 11 0 2.73 5

6

Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục phục vụ cho việc dạy của thầy và việc học của trò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết trong công tác quản lý HĐDH trong trường phổ thông. Điểm TB các biện pháp tương đối cao từ 2.70 đến 2.90, trong đó các biện pháp đề xuất đều từ 70% trở lên số người được hỏi đánh giá là rất cần thiết.

Biện pháp hai được đánh giá cao nhất về mức độ rất cần thiết, điểm trung bình là 2.90 (đạt 90%). Điều đó rất phù hợp với thực tế nhà trường hiện nay và đó cũng thể hiện sự quan tâm của nhà trường và mong mỏi kỳ vọng của nhà trường vào đội ngũ GV - người đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Biện pháp 3 có điểm trung bình là 2.88 (đạt 87.5%) đứng thứ hai vì đây là biện pháp mang tính pháp quy. Nó tạo ra nền tảng vững chắc về trật tự, kỷ cương, tạo ra bầu không khí lành mạnh, tích cực, tự giác trong công việc.

Biện pháp 1 có điểm trung bình là 2.80 (đạt 80%) đứng thứ ba vì đây là biện pháp mang tính đường lối tác động vào nhận thức của mỗi thành viên trong nhà trường. Chỉ có thay đổi nhận thức, chỉ có nhìn nhận thật đúng mức về tầm quan trọng của sự đổi mới trong giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học thì mới có hành động đúng, mới nỗ lực quyết tâm phấn đấu hết mình mà thôi.

Muốn thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục, ĐMPP dạy học, nâng cao chất lượng dạy học việc đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, tăng cường CSVC, trang thiết bị, huy động các nguồn lực một cách tối đa hỗ trợ cho HĐDH là cần thiết. Các biện pháp khác cũng có điểm trung bình trên 2.70, rất cao chứng tỏ các biện pháp này không thể thiếu được trong quy trình quản lý HĐDH của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Về tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Xếp thứ bậc 1

Thực hiện tốt các chủ trương đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học.

35 5 0 2.88 2

2 Xây dựng và nâng cao chất lượng

đội ngũ giáo viên. 33 7 0 2.83 3

3 Tăng cường xây dựng, củng cố nề

nếp dạy học. 36 4 0 2.90 1

4 Nâng cao hiệu quả hoạt đông của

các chức quản lý chuyên môn 30 10 0 2.75 5

5

Đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, kịp thời biểu dương guơng tốt, chấn chỉnh hiện tượng chưa tốt

31 9 0 2.78 4

6

Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục phục vụ cho việc dạy của thầy và việc học của trò.

29 11 0 2.73 6

Qua quá trình nghiên cứu và khảo nghiệm, chúng tôi thấy rằng các ý kiến cho rằng sáu biện pháp đề xuất trên đều có tính khả thi cao. Các biện pháp này đều đạt điểm rất cao từ 2.73 đến 2.90 chắc chắn rằng nếu tiến hành đồng bộ và có những bước đi phù hợp sẽ đạt được nhiều kết quả như mong muốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý HĐDH ở trường THPT Đầm Hà sẽ còn gặp những khó khăn nhất định. Bên cạnh việc cán bộ quản lý và GV nhà trường đổi mới một cách năng động, sáng tạo trong việc áp dụng các biện pháp quản lý có hiệu quả thì chất lượng giáo dục đào tạo HS cũng chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan. Song chúng tôi tin tưởng rằng với sự cố gắng nỗ lực, trường THPT Đầm Hà sẽ ngày càng phát triển đi lên tiến kịp các trường tiên tiến trong tỉnh.

Bảng 3.3: Tổng hợp đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

TT Tên biện pháp Cần thiết Khả thi Hiệu số

X Xi Y Yi D D2

1

Thực hiện tốt các chủ trương đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học.

2.80 3 2.88 2 1 1

2 Xây dựng và nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên. 2.90 1 2.83 3 -2 4

3 Tăng cường xây dựng, củng

cố nề nếp dạy học. 2.88 2 2.90 1 1 1

4 Nâng cao hiệu quả hoạt đông của

các chức quản lý chuyên môn 2.75 4 2.75 5 -1 1

5

Đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, kịp thời biểu dương guơng tốt, chấn chỉnh hiện tượng chưa tốt

2.73 5 2.78 4 1 1

6

Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục phục vụ cho việc dạy của thầy và việc học của trò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

2 2 6 1 ( 1) D r N N    

Trong đó: r: hệ số tương quan

D: Hiệu số các giá trị thứ bậc cần so sánh N: số các biện pháp đề xuất Thay các giá trị, ta có: 1 6.8 0, 77 6(36 1) r   

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy hệ số tương quan R= 0.77 thể hiện tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa có mức độ khả thi cao. Như vậy là các biện pháp của đề tài nghiên cứu có cơ sở để triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học của nhà trường.

2.60 2.65 2.70 2.75 2.80 2.85 2.90 Cần Thiết X K hả thi Y

Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tính cần thiết 2.80 2.90 2.88 2.75 2.73 2.70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 trình bày các biện pháp quản lý HĐDH ở trường THPT Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện tốt định hướng đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đó làm thay đổi nhận thức về quá trình dạy học, là động lực cho thầy đổi mới cách dạy, trò đổi mới cách học để nhằm tạo ra cho được sản phẩm có chất lượng cao đó là HS. Để có kết quả đó phải quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý chuyên môn chính là sự phân công trách nhiệm rạch ròi để mọi người phải chủ động phải phát huy vai trò của mình trong chỉ đạo HĐDH, phải tự nhận trách nhiệm về mình để mà cố gắng hết sức mình nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời tạo ra một cộng lực mạnh toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp giáo dục của trường THPT Đầm Hà. Xây dựng nề nếp kỷ cương chuyên môn của nhà trường một cách khoa học, phù hợp. Song muốn biết chất lượng đến đâu, công tác kiểm tra đánh giá cũng hết sức quan trọng. Đánh giá để tìm cách phát triển hơn lên, hoàn thiện hơn lên và đích cuối cùng là uy tín thương hiệu của nhà trường. Hỗ trợ đắc lực cho sự thay đổi ấy phải tạo được CSVC khang trang, trang thiết bị hiện đại nhằm tích cực hoá hoạt động của thầy và trò, tạo ra công cụ đổi mới thật sự.

Như vậy, sáu biện pháp mà chúng tôi đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp đề xuất có vai trò tác động khác nhau đến công tác quản lý của Hiệu trưởng nhà trường. Để nâng cao chất lượng HĐDH đòi hỏi từng biện pháp phải được nghiên cứu, thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, dựa trên cơ sở vận dụng và khai thác tối đa thế mạnh của từng yếu tố, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả trình bày ở các chương trên, chúng tôi rút ra một số kết luận và khuyến nghị như sau:

1. Kết luận

Trong các nhà trường, quản lý HĐDH là then chốt, nó có tính chất quyết định tới chất lượng Giáo dục và Đào tạo của nhà trường. Nâng cao chất lượng dạy học là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng. Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của quản lý trường học, là lương tâm, là trách nhiệm của nhà quản lý, của thầy cô giáo nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Vì vậy, quản lý để nâng cao chất lượng dạy học là yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết. Đổi mới công tác quản lý HĐDH trong các nhà trường nói chung và trường THPT Đầm Hà nói riêng có ý nghĩa hết sức thiết thực nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy của đội ngũ thầy cô giáo là hết sức quan trọng, tuy nhiên nó không thể tách rời với công tác quản lý hoạt động học tập của HS, bởi lẽ HS chính là đối tượng trung tâm của quá trình dạy học và cũng là sản phẩm cuối cùng của công tác quản lý trong nhà trường. Chính vì vậy các nhà quản lý cần phải quan tâm cả hai phía đó là công tác quản lý người dạy và người học.

Các vấn đề về lý luận quản lý; quản lý giáo dục; quản lý HĐDH, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt đông dạy học, những yêu cầu xã hội và xu thế phát triển của trường THPT Đầm Hà đã được tác giả phân tích đầy đủ, làm cơ sở lý luận trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận văn.

Trường THPT Đầm Hà đến nay đã hơn 40 tuổi. CSVC, nề nếp dạy và học đều đã ngày được quan tâm đầu tư và ổn định. Các CBQL, các thầy cô giáo cũng đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của việc quản lý HĐDH dạy học trong trường học. Nhà trường đã xây dựng được các biện pháp quản lý, chỉ đạo các tổ chức trong nhà trường thực hiện có hiệu quả các nội dung dạy và học, đào tạo ra các thế hệ HS đức độ và tài năng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều bất cập cần được khắc phục và tăng cường công tác quản lý HĐDH trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, của đất nước trong thời kỳ hội nhập, căn cứ vào tình hình thực tế của huyện Đầm Hà, các điều kiện, thực trạng của trường THPT Đầm Hà, tác giả đưa ra 6 biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng đổi mới quản lý dạy học theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và hướng dẫn của Bộ giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT Đầm Hà.

Biện pháp 1: Thực hiện tốt các chủ trương đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học.

Biện pháp 2: Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng, củng cố nề nếp dạy học.

Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý chuyên môn trong nhà trường.

Biện pháp 5: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, kịp thời biểu dương việc làm tốt, chấn chỉnh hiện tượng chưa tốt.

Biện pháp 6: Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục phục vụ cho việc dạy của GV và việc học của HS.

Những biện pháp này đã được khảo nghiệm và có tính cần thiết và khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Định hướng chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH một cách cụ thể, sâu sắc. - Cải tiến qui trình đánh giá, thi cử cho phù hợp với nội dung chương trình của cấp học, với yêu cầu ĐMPP dạy học.

- Tham mưu với chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện phân cấp quản lý về tổ chức nhân lực cho Hiệu trưởng các trường THPT, đặc biệt là lĩnh vực tuyển chọn, điều động, tiếp nhận GV đảm bảo chất lượng giáo dục cho nhà trường.

- Tham mưu với Chính phủ tăng cường tỷ lệ ngân sách cho giáo dục ngang tầm với các nước trong khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2. Với UBND tỉnh Quảng Ninh

- Quan tâm và đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nói chung và của trường THPT Đầm Hà nói riêng. Sớm ghi vốn và xây dựng trường THPT Đầm Hà theo quy hoạch.

- Có chế độ khuyến khích động viên thích đáng đội ngũ GV có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng HS giỏi, những GV và CBQL có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

- Có chính sách thu hút nhân tài - những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, những thạc sĩ về địa phương công tác. Tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên có năng lực học thạc sĩ.

- Định hướng những bước đi lớn, giúp CBQL vạch ra hướng phát triển chiến lược phù hợp với thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

2.3. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

- Tham mưu với UBND tỉnh các chế độ, chính sách ưu tiên đặc biệt đối với đội ngũ GV và công tác quy hoạch, phát triển nhà trường.

- Giao quyền chủ động cho các nhà trường trong việc tuyển dụng GV.

- Tạo điều kiện cho CBQL được thường xuyên tham gia học tập, bồi dưỡng và đào tạo có hệ thống về lý thuyết và nghiệp vụ quản lý.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 109 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)