Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý

môn trong nhà trường

Một bộ máy quản lý tốt chắc chắn vận hành công việc sẽ đạt kết quả cao. Phân công công việc hợp lý, phù hợp với năng lực sở trường mọi việc sẽ tiến hành trôi chảy. Với chủ đề năm học hiện nay “ Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng dạy học” đòi hỏi công tác quản lý nhà trường phải có sự phân cấp mạnh mẽ để mỗi người đều có trách nhiệm tham gia quản lý nhà trường, trách nhiệm với công việc được giao, tự chủ quyết định mọi vấn đề trong phạm vi quyền hạn của mình. Có như vậy mới tạo được sức mạnh tổng hợp đưa nhà trường ngày càng phát triển đi lên một cách vững chắc.

3.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp

- Tạo ra một guồng máy hoạt động nhịp nhàng, không bị chồng chéo. - Tạo ra sự đoàn kết nhất trí cao, thống nhất ý chí và hành động.

- Thúc đẩy hoạt động dạy và học trong nhà trường đạt tới kết quả đích thực

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Khẳng định rõ nhiệm vụ, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên trong bộ máy quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

* Khẳng định rõ nhiệm vụ, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên trong bộ máy quản lý.

Bộ máy quản lý chuyên môn nhà trường theo cơ cấu trực tuyến - chức năng như sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý chuyên môn Trường THPT Đầm Hà

Nhiệm vụ, vai trò của Hiệu trưởng

- Hiệu trưởng phụ trách toàn bộ khâu tổ chức và là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của nhà trường. Ngoài ra, Hiệu trưởng cần phấn đấu hoàn thiện về nhân cách người quản lý.

- Hiệu trưởng cần có tầm nhìn rộng và xa, bắt nhập nhanh với xu thế của thời đại. Nắm bắt chủ trương, cơ chế của Đảng và nhà nước cũng như của ngành giáo dục. Luôn đổi mới tư duy trong công tác quản lý, phải chịu khó quan sát, lắng nghe, chịu khó tìm tòi những mô hình mới, những cách làm điển hình của các trường tiên tiến, chắt lọc những tinh hoa áp dụng phù hợp với thực tế nhà trường.

- Mạnh dạn đổi mới cách quản lý, dám trao quyền và giao trách nhiệm cho cấp duới quyền. Chấp nhận những dị nghị ban đầu nhưng phải đảm bảo cái tâm, hết lòng vì tương lai nhà trường.

Hiệu trƣởng

P. Hiệu trƣởng 1 P. Hiệu trƣởng 2 P. Hiệu trƣởng 3

Tổ Lí Hoá Tổ NN-TD- GDQP Tổ Toán - Tin Tổ Văn - Sử Tổ Sinh - Địa - GDCD Tổ Hành chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hiệu trưởng cần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, phải hết lòng và đặc biệt là phải có uy tín, đồng nghiệp tôn trọng để có thể nhận xét, đánh giá chuyên môn GV. Đề ra yêu cầu cao về chuyên môn, đầu tư mạnh cho chất lượng mũi nhọn.

- Hiệu trưởng phải đánh giá chuẩn xác năng lực GV, phân công lao động hợp lý với khả năng của họ, sử dụng lao động một cách hiệu quả.

- Hiệu trưởng phải tạo được bầu không khí vui vẻ, xây dựng khối đoàn kết nhất trí cùng hướng vào mục tiêu chung của nhà trường. Tạo được không khí thi đua giữa các đơn vị tổ, cá nhân để tăng thêm động lực phấn đấu.

- Phải quan tâm đến đời sống GV, phấn đấu trong ba năm nữa GV có thể yên tâm với nguồn thu nhập của mình.

Nói tóm lại, uy tín thực của Hiệu trưởng có tác dụng tăng cường những yếu tố tích cực trong động cơ làm việc của GV, tạo thêm động lực cho GV, giúp tập thể GV, nhân viên dễ thống nhất trong mục đích hoạt động, góp phần tạo bầu không khí lành mạnh, tích cực tự giác, năng nổ của GV trong chuyên môn - góp phần quyết định sự thành công trong quản lý.

Nhiệm vụ, vai trò của các Phó Hiệu trưởng

Hiệu trưởng cụ thể hóa về nhiệm vụ, quyền hạn của các Hiệu phó bằng văn bản để nâng cao trách nhiệm pháp lý và giúp cho các Hiệu phó nắm rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót việc.

Nhiệm vụ, vai trò của Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn

Vai trò của Hiệu phó chuyên môn cực kỳ quan trọng, vì đánh giá một trường học, điều đầu tiên là quan tâm về chuyên môn: nề nếp, chất lượng, hiệu quả...Vì vậy, đòi hỏi Hiệu phó chuyên môn phải có tầm chỉ đạo, giúp sức hết lòng cùng Hiệu trưởng thúc đẩy chuyên môn nhà trường lên tầm cao mới, phải có cái khác biệt với các trường khác về cách thức quản lý chuyên môn. Làm được điều đó không phải là đơn giản, phải bền bỉ, công phu và ý chí quyết tâm. Cái khó của Hiệu phó là không được quyền tự quyết hết mọi vấn đề mà phải tham mưu với Hiệu trưởng để quyết định. Vì vậy, Hiệu phó phải làm được hai vai: thứ nhất, thu phục được anh em về mặt chuyên môn. Thứ hai, phải tạo được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

niềm tin và bản lĩnh với Hiệu trưởng để thống nhất quyết định. Do vậy, Hiệu phó cần phải phấn đấu để nâng cao uy tín chuyên môn:

- Phải giỏi thật sự chính bộ môn mình, phải am hiểu các bộ môn khoa học khác. Phải dành thời gian học, đọc chương trình SGK các bộ môn để khi nói phải đúng, phải trúng, có sức thuyết phục.

- Luôn tạo ra khí thế thi đua dạy và học, khơi dạy sự say mê nghề nghiệp của GV.

- Phải thật nghiêm khắc trong việc quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của GV. Không dễ dãi bỏ qua, không cứng nhắc xét nét.

- Tạo không khí chia sẻ, học hỏi lẫn nhau trong đồng nghiệp.

- Ngoài công việc chuyên môn, phải phối kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác tạo ra sự cộng lực thúc đẩy chuyên môn mà mình phụ trách.

Nhiệm vụ, vai trò của Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC

- Hiệu phó phụ trách CSVC công việc cũng hết sức nặng nề, cần phối hợp tốt giữa chuyên môn với CSVC góp phần quan trọng trong việc ĐMPP, nâng cao chất lượng giảng dạy. CSVC tốt tạo cho GV càng phải trao dồi chuyên môn sao cho xứng tầm hơn, thúc đẩy HS làm việc tích cực hơn vì các em có đủ điều kiện hỗ trợ cho việc “hành”. Hiệu phó phụ trách CSVC phải cùng tham gia phụ trách tổ chuyên môn.

Nhiệm vụ, vai trò của Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức, hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Hiệu phó phụ trách giáo dục đạo đức, các hoạt động ngoài giờ lên lớp hỗ trợ rất nhiều cho công tác dạy và học. Phải luôn tạo ra sân chơi trí tuệ để thu hút HS tham gia, phải luôn quan tâm đến biến đổi tâm lý của tuổi học trò để hướng chúng vào hoạt động tích cực. Một nhà trường thân thiện, HS tích cực đòi hỏi đồng chí Hiệu phó phải dốc sức hết lòng. Hiệu phó phụ trách giáo dục đạo đức phải cùng tham gia phụ trách ba tổ chuyên môn.

Mặc dù BGH mỗi đồng chí một công việc cụ thể, đồng chí nào cũng tham gia phụ trách tổ chuyên môn để bản thân mỗi đồng chí cũng đều phải tự trao dồi kiến thức chuyên môn và phải hiểu thật sâu chuyên môn mới có thể hướng GV và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HS vào hoạt động trọng tâm là dạy và học. BGH phải có sự phối kết hợp thống nhất. Nội bộ phải đoàn kết một lòng, tất cả vì sự nghiệp chung của nhà trường. BGH thật sự phải có uy và được anh em nể trọng, tập hợp được sức mạnh tập thể để xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.

Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn

- Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của các GV thuộc tổ (từ việc làm kế hoạch dạy học, soạn giáo án, lên lớp, kiểm tra chấm bài, từ dạy chính khoá đến dạy ngoại khoá, bồi dưỡng HS giỏi, ôn tập, phụ đạo...).

- Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn - tự học, tự rèn trong tổ. - Quản lý việc ĐMPP dạy học đối với bộ môn thuộc tổ.

- Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng theo kế hoạch. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật GV.

Tổ trưởng chuyên môn có quyền hạn

- Cho phép GV thuộc tổ nghỉ tối đa một buổi trong tháng khi có việc hết sức cần thiết trên cơ sở bố trí GV dạy thay đủ và báo cáo với BGH.

- Tham mưu, đề xuất, trao đổi với Hiệu trưởng, Hiệu phó về phân công giảng dạy trong phạm vi bộ môn của tổ và việc cử GV đi đào tạo bồi dưỡng.

* Sự phối hợp của Hiệu trưởng với các lực lượng giáo dục

Trong HĐDH ở trường không thể bó gọn trong quản lý chuyên môn mà còn phải tăng cường các hoạt động phối hợp một cách toàn diện đồng bộ. Đặc biệt, phải biết phát huy sức mạnh tập thể qua việc tổ chức, định hướng các hoạt động đoàn thể, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ HS. Làm được tốt vấn đề này chính là nghệ thuật của nhà quản lý.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)