Yêu cầu đối với Hiệu trưởng trong việc thực hiện dạy học theo chương

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Yêu cầu đối với Hiệu trưởng trong việc thực hiện dạy học theo chương

trình mới

Trong công cuộc đổi mới chương trình, SGK đòi hỏi người Hiệu trưởng nhà trường phải có tư duy sâu sắc, có tầm nhìn trong việc “dạy và học”, nghiên cứu trước và nghiên cứu kỹ hơn những điều cần thiết về đổi mới chương trình, lường trước các tình huống và có cách ứng xử thích hợp trước những phản ứng của GV đối với chương trình, SGK mới, cũng như các hướng dẫn của cấp trên trong quá trình triển khai chương trình. Người Hiệu trưởng cần nắm vững một cách sâu sắc về sự cần thiết và đúng đắn của việc đổi mới chương trình, kiên định với hướng đi đã chọn, kiên trì thuyết phục người khác cùng làm theo.

Người Hiệu trưởng thấy được sự cấp thiết của việc ĐMPP dạy học, từ đó làm chuyển biến nhận thức cho toàn Hội đồng giáo dục. Bởi đây là yếu tố liên quan trực tiếp tới nâng cao chất lượng giáo dục thông qua tổ chức và chỉ đạo các hoạt động như: tổ chức hoạt động nghiên cứu, học tập về đổi mới PPDH; quy định và quản lý nề nếp, chất lượng của hoạt động tổ, nhóm chuyên môn; tổ chức các hoạt động trao đổi, học tập kinh nghiệm đơn vị thực hiện đổi mới PPDH có kết quả; tổ chức định kỳ thi tay nghề sư phạm; ĐMPP đánh giá hiệu quả giờ học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới ở trường THPT đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ hoạt động của các tổ chức nhà trường. Người Hiệu trưởng nhà trường cần phải chủ động và có kế hoạch kết hợp hành động với các tổ chức Đảng, Đoàn thể quần chúng của GV và HS, các tổ chức ở địa phương...

Quản lý tốt các nguồn lực nhằm thực hiện tốt chương trình SGK mới. Bên cạnh việc quản lý tốt nguồn lực con người, cần thiết phải quản lý tốt nguồn lực vật chất: phòng thí nghiệm thực hành, phòng học bộ môn, phòng máy tính, thư viện, các trang TBDH. Cần phải có biện pháp khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả những trang thiết bị hiện có; quan tâm, đáp ứng kịp thời yêu cầu về trang TBDH; cần có biện pháp kiểm tra khắc phục tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả các trang TBDH.

Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có khả năng lập kế hoạch tổng thể dài hạn, đồng thời sắp xếp kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trước mắt nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu của chương trình. Người Hiệu trưởng nhà trường phải chủ động tham gia hoàn thiện nội dung, cụ thể hoá nội dụng khó, nội dung gắn với địa phương, với thực tiễn đời sống; có kế hoạch chỉ đạo, tổ chức biên soạn một số chủ đề tự chọn, bài giảng mẫu...

Người Hiệu trưởng cần phải làm việc với GV theo phong cách quản lý mới, dân chủ, tôn trọng nhân cách GV, phân biệt rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong nhà trường, tôn trọng tính sáng tạo của GV, quan tâm tới đời sống GV, nhân viên, coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường.

Trong thực hiện đổi mới chương trình, SGK ở trường THPT, hơn ai hết người Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, biết ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ trong công tác quản lý nhà trường.

Tóm lại việc thực hiện đổi mới chương trình, SGK ở trường THPT đặt ra nhiều đòi hỏi mới đối với hoạt động sư phạm của GV và học tập của HS. Do đó đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với công tác quản lý của Hiệu trưởng nhà trường. Vì vậy, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có tầm nhìn trong tập thể sư phạm để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý HĐDH là nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng nhà trường và đổi mới quản lý HĐDH trong giai đoạn hiện nay là khâu then chốt để tạo nên môi trường thuận lợi, tối ưu cho sự thành công của đổi mới chương trình giáo dục THPT, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quản lý HĐDH suy cho cùng nhằm hướng tới nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS, làm cho kết quả dạy học của nhà trường tiệm cận cao nhất với mục tiêu cấp học THPT để HS có điều kiện phát huy năng lực cá nhân, có đủ khả năng tiếp tục học lên hoặc tham gia vào cuộc sống lao động vì lợi ích bản thân và xã hội.

Để đạt được mục tiêu trên, người quản lý phải am hiểu về lý luận quản lý: những khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH mà thực chất là quản lý chất lượng dạy của thầy và chất lượng học của trò đã được trình bày ở trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THPT ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)