8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện tốt công tác
hội hoá giáo dục phục vụ cho việc dạy của GV và việc học của HS.
Cơ sở vật chất được coi là “nhân vật” thứ ba ngoài GV và HS, do đó nó có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng một giờ dạy, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện. Ngoài CSVC thì các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho việc dạy và học là cực kỳ quan trọng. Muốn đổi thay, muốn tăng cường, muốn hiện đại phải có nguồn tài chính. Chúng ta không thể nói xuông “đổi mới” khi trong tay không có gì cả. Vấn đề là ở chỗ huy động thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, đó là “tài” của nhà quản lý.
3.2.6.1. Ý nghĩa của biện pháp
- Nhằm tạo dựng CSVC nhà trường khang trang theo hướng chuẩn hoá hiện đại hóa.
- Góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện cho HS có thể phát huy năng lực tư duy, khả năng sáng tạo trong học tập, khả năng ứng dụng thực tế.
- Phát huy năng lực và trí tuệ của đội ngũ GV trong việc xây dựng trang thiết bị, thực hiện đổi mới giáo dục.
- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường ủng hộ một cách tích cực trong việc tăng cường CSVC và trang thiết bị hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng mới, bổ sung, hoàn thiện và ngày càng nâng cấp CSVC nhà trường đáp ứng đổi mới chương trình dạy học..
- Quản lý việc mua sắm, trang bị PTDH. - Quản lý việc sử dụng các PTDH. - Quản lý bảo quản PTDH.
- Chủ động và tích cực khai thác thêm các nguồn kinh phí trong và ngoài ngân sách để tăng cường CSVC, bổ sung cho việc mua sắm, trang bị PTDH.
- Tăng cường thực hiện xã hội hoá các nguồn lực đầu tư cho việc mua sắm, trang bị các loại PTDH.
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện
* Xây dựng mới, bổ sung, hoàn thiện và ngày càng nâng cấp CSVC nhà trường.
- Xây dựng cải tạo khu nhà học đảm bảo đúng quy cách: hệ thống đèn điện, quạt đảm bảo sáng sủa, thoáng mát, đủ bàn ghế cho HS, các khu nhà vệ sinh sạch sẽ đảm bảo vệ sinh trong suốt buổi học.
- Cải tạo lại phòng thư viện, bổ sung các loại sách tham khảo phù hợp và thiết thực cho việc dạy và học của GV và HS.
- Phải cải tạo sân tập thể dục tách riêng và xa các lớp học văn hoá có chỗ để HS rèn luyện thể lực, giáo dục thể chất không làm ảnh hưởng đến các lớp học trong lớp.
- Phải sắp xếp lại, xây dựng nội quy phòng thí nghiệm thực hành, đảm bảo HS phải được thực hành tại chỗ theo đúng tiến độ phân phối chương trình.
- Trồng thêm hệ thống cây cảnh, cây xanh, cải tạo bồn hoa, tạo môi trường “xanh - sạch - đẹp”, tạo không khí thân thiện trong các hoạt động của nhà trường.
Tóm lại, nếu CSVC nhà trường càng khang trang thì niềm tự hào kiêu hãnh về mái trường của HS và GV càng tăng lên gấp bội, đó chính là động lực để GV quyết tâm dạy, HS quyết tâm học, yêu mến và mong muốn được học ở ngôi trường thân yêu này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Quản lý việc mua sắm, trang bị PTDH
- Kiểm kê, khảo sát các chủng loại và tính đồng bộ của các PTDH để có kế hoạch mua sắm, trang bị kịp thời, thiết thực và hiệu quả. Khi mua sắm, trang bị các loại PTDH cần chú trọng đến những TBDH hiện đại, loại bỏ những PTDH lạc hậu, không phù hợp. Đồng thời có kế hoạch cho GV bồi dưỡng và tự bồi dưỡng khả năng sử dụng các loại PTDH hiện đại đó. Thường xuyên theo dõi, giám sát để nắm bắt những thiết bị hư hỏng, mất mát trong quá trình sử dụng và có kế hoạch bổ sung kịp thời.
- Chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc mua sắm PTDH, đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chủng loại, đồng bộ về nhu cầu sử dụng. Tránh việc mua sắm các PTDH về không sử dụng được vì chất lượng kém, hoặc phải nhận những TBDH do cấp trên đưa về không theo nhu cầu và kế hoạch nhà trường.
* Biện pháp quản lý việc sử dụng PTDH
- Chỉ đạo việc xây dựng nội quy, kế hoạch sử dụng PTDH của các tổ, nhóm chuyên môn và cá nhân.
- Phân cấp quản lý và xây dựng lề lối làm việc, sử dụng PTDH có hiệu quả. Quy định rõ trách nhiệm của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, cán bộ phụ trách PTDH.
- Chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn của nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào sử dụng PTDH. Tổ chức thao giảng, dự giờ, thi GV dạy giỏi có sử dụng PTDH như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ĐMPP. Nhận xét rút kinh nghiệm về phương pháp, kỹ năng và hiệu quả sử dụng PTDH trong các giờ dạy của từng GV để có hướng phát huy. Xây dựng các quy ước, quy định về sử dụng các loại PTDH của GV trong quá trình lên lớp thông qua hệ thống hồ sơ, sổ theo dõi cho mượn, trả của cán bộ phụ trách PTDH và phấn phối chương trình hàng tuần của GV.
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng PTDH của GV và HS. Cuối mỗi kỳ học, năm học, cần đánh giá cụ thể việc sử dụng PTDH của tổ, của nhóm chuyên môn và từng GV, trên cơ sở đó đánh giá thi đua xếp loại GV hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Chủ động và tích cực khai thác thêm các nguồn kinh phí trong và ngoài ngân sách để tăng cường CSVC, bổ sung cho việc mua sắm, trang bị PTDH
- Sau mỗi năm học, nhà trường phải có kế hoạch xây dựng mới CSVC, tu bổ sữa chữa, lập văn bản trình Sở Giáo dục, sau đó dự toán kinh phí trình Sở Tài chính để bảo vệ ngân sách.Ngoài ra trong trường học, còn có các nguồn quỹ như: quỹ xây dựng trường, quỹ học phí.. nhà trường cần phải tính toán dành phần kinh phí phù hợp cho việc tăng cường CSVC, trang thiết bị.
Đặc biệt, nhà trường cần tham mưu với các cấp lãnh đạo xúc tiến xây dựng nhanh khu trường mới theo kế hoạch để trường nhanh chóng có khu trường mới đảm bảo đủ diện tích, sân chơi bãi tập, các phòng chức năng, trang thiết bị.. đảm bảo cho hoạt động dạy học của trường có hiệu quả.
* Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để huy động các nguồn lực chung tay xây dựng nhà trường, đầu tư một cách tốt nhất cho hoạt động dạy và học
- Đầm Hà là một huyện có đời sống kinh tế thu nhập còn ở mức thấp, để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục chủ yếu dựa vào Hội cha mẹ HS. Bởi vậy, kế hoạch xây dựng bổ sung CSVC, PTDH, xây dựng các quỹ (khuyến học, tài năng trẻ...) phải được thống nhất với Hội cha mẹ HS, cùng Hội cha mẹ HS huy động sự đóng góp của các bậc phụ huynh, các tổ chức chính quyền đoàn thể ngoài xã hội, tạo sự cộng đồng trách nhiệm, gắn bó, phối hợp trong việc xây dựng CSVC, trang bị PTDH, ủng hộ các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong trường học.
- Bên cạnh đó, cần tăng cường giao lưu kết nghĩa với các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn, tranh thủ viện trợ của các chương trình, dự án nhằm bổ sung các điều kiện CSVC - PTDH hiện đại cho nhà trường.
Tăng cường CSVC, trang thiết bị là vấn đề nhà trường đang rất chú trọng để môi trường học đường thật sự lý tưởng, tạo sự hăng say trong dạy và học của GV và HS, làm cho thầy trò ngày càng thêm yêu trường lớp, càng thêm gắn bó góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Quản lý HĐDH BP1 BP2 BP6 BP3 BP5 BP4