Mối liên hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 107 - 109)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp

Sáu biện pháp đã đề xuất trên có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Mỗi biện pháp có một thế mạnh riêng, có vị trí cần thiết trong công tác quản lý HĐDH của GV và HS trường THPT Đầm Hà. Nếu thiếu một trong các biện pháp đó thì việc quản lý HĐDH sẽ kém hiệu quả, vì chúng có quan hệ ràng buộc mật thiết với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ, bổ sung cho nhau, chúng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường. Tại thời điểm hiện nay, đối với trường THPT Đầm Hà biện pháp 3 là biện pháp chính yếu để thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học nói riêng. Nó tạo ra nền tảng vững chắc về trật tự, kỷ cương, tạo ra bầu không khí lành mạnh, tích cực, tự giác trong công việc. Làm tốt biện pháp này chính là thay đổi nếp cũ, trì trệ bấy lâu, buộc người thầy giáo phải quyết tâm phấn đấu khẳng định bản thân mình trước yêu cầu đổi mới, HS có nhận thức và động cơ, ý thức học tập hiệu quả hơn.

Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp 1: Đây là biện pháp quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời và có hiệu quả chủ trương đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt biện pháp này chính là tạo thế chủ động trong việc tiếp cận những yêu cầu đổi thay của chương trình giáo dục, là nền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tảng để thực hiện tốt các biện pháp tiếp sau đó, đội ngũ giáo viên có nắm được tầm quan trọng của chất lượng giảng dạy trong nhà trường thì mới có ý thực thực hiện những biện pháp khác một cách có hiệu quả.

Biện pháp 2: Biện pháp này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong các trường THPT, vì giáo viên là một nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Với tình hình thực tế của nhà trường hiện nay người quản lý phải quan tâm xây dựng bồi dưỡng đội ngũ chất lượng tốt, biết cách bố trí và sử dụng đúng người vào đúng việc, sẽ giúp cho họ có được sự tự tin trong công việc, có trách nhiệm hơn trong công việc và phát huy được tối đa năng lực, sở trường của bản thân trong công tác giảng dạy.

Biện pháp 3: Đây là một biện pháp mang tính pháp quy, yêu cầu mọi người trong tổ chức phải thực hiện. Nó tạo ra nền tảng vững chắc về trật tự, kỷ cương, tạo ra bầu không khí lành mạnh, tích cực, tự giác trong công việc. Đây là biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với biện pháp 2. Cả hai biện pháp này thực hiện một cách đồng bộ sẽ quyết định sự thành công của quá trình đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Biện pháp 4: Thực hiện tốt biện pháp chính là tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý đồng thời xác đinh rõ trách nhiệm của các thành viên, các tổ chức tham gia quản lý nhà trường mà chủ yếu là quản lý HĐDH.

Biện pháp 5: Trong công tác quản lý không thể thiếu biện pháp này. Việc kiểm tra đánh giá khách quan, sát thực, đúng qui chế sẽ giúp cho cả lãnh đạo, GV, HS nhìn nhận đúng về mình từ đó có sự điều chỉnh tích cực góp phần hoàn thiện nhiệm vụ dạy học.Việc thực hiện tốt biện pháp này góp phần hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Biện pháp 6: Đây là biện pháp hỗ trợ đắc lực cho HĐDH trong nhà trường. Tăng cường CSVC, trang thiết bị là động lực thúc đẩy thầy trò quyết tâm “dạy tốt, học tốt”.

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường THPT, các nhà quản lý cần thực hiện một cách hài hoà và đồng bộ các biện pháp. Biết lựa chọn, biết kết hợp các biện pháp một cách phù hợp điều kiện hoàn cảnh thì mới có thể đem lại hiệu quả cao.Vì các biện pháp có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để cùng đạt đến mục tiêu giáo dục mà các nhà trường đã đặt ra.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)