8. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nhận thức của GV về vị trí, vai trò GV trong giai đoạn mới chưa cao, nên chưa có sự thay đổi về chất. Do cách tư duy, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo lối cũ đã ăn sâu thành nếp trong GV, HS và phụ huynh nên việc chỉ đạo thực hiện đổi mới không thể tránh khỏi những khó khăn cản trở.
Công tác quản lý chưa coi trọng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch chiến lược, chưa có tầm nhìn xa, các biện pháp quản lý chủ yếu dựa trên nền cũ, lối mòn, chưa có biện pháp để làm động lực soi đường, chưa cải tổ thật mạnh để bứt phá.
Việc tuyển dụng GV phụ thuộc vào cơ chế “xin, cho” từ trên Sở GD điều động về nên khi không đáp ứng được yêu cầu thì loại rất khó. Chính sách thu hút SVSP giỏi về trường là chưa có.
Cơ chế chính sách đối với CBGV tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chỉ theo chế độ tiền lương của Nhà nước, chưa thực đáp ứng cả về vật chất lẫn tinh thần để họ toàn tâm với nghề dạy học, để họ hào hứng với ĐMPP, đầu tư thời gian thích đáng vào chuyên môn của mình.
GV chưa có nghệ thuật để làm cho HS thấm nhuần tư tưởng: học thầy không tày học bạn, ít tạo cơ hội để các em học sinh thể hiện bản thân và trải nghiệm thực hành.
Môi trường học đường tuy nề nếp nhưng chưa thật sự thân thiện theo đúng nghĩa của nó, tất cả còn mang tính chất mệnh lệnh hành chính nhiều hơn là khơi dậy sự tự giác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết chƣơng 2
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH tại trường THPT Đầm Hà, chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau:
Trường THPT Đầm Hà là trường THPT công lập duy nhất của huyện Đầm Hà, được sự quan tâm rất lớn của huyện, các cấp lãnh đạo địa phương, là địa chỉ tin cậy của phụ huynh và HS. Với trách nhiệm lớn như vậy, nhà trường luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ chính trị của mình là thi đua “dạy tốt, học tốt”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Ngành giao cho. Nhà trường đã có nhiều biện pháp quản lý có tác dụng mạnh đến quá trình dạy của thầy và học của HS. Kết quả đào tạo của nhà trường đã được khẳng định bằng con số cụ thể, bằng niềm tin của các cấp lãnh dạo và nhân dân.
Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập quốc tế, sự đổi thay mạnh mẽ của giáo dục, các biện pháp quản lý của nhà trường còn nhiều bất cập, chưa thật sự bắt nhập với xu thế mới, nhà trường vẫn đứng ở tốp cuối khối các trường THPT trong toàn quốc cũng như tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THPT ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp
Quản lý để nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của Hiệu trưởng, là công tác trọng yếu nhất của quản lý các trường THPT. Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục và quản lý dạy học, nghiên cứu các Nghị quyết, định hướng của Đảng và Nhà nước về giáo dục, qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu quá trình dạy học ở trường THPT Đầm Hà, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH trường THPT Đầm Hà là hết sức cần thiết. Các biện pháp đó được dựa trên những nguyên tắc sau:
3.1.1. Tính kế thừa
Chúng ta không thể xây dựng một biện pháp mới hoàn toàn khi chúng ta không quan tâm đến cái hiện có, mà phải nghiên cứu xem nó đang diễn ra thế nào, cái nào còn tốt cần giữ gìn phát huy, cái nào không phù hợp cần phải chỉnh sửa hoặc thay thế. Nguyên tắc tính kế thừa thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập. Mặt khác, các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng vốn có của nhà trường, của xã hội; phát huy được ý thức tự giác, năng lực tiềm ẩn của đội ngũ GV, HS để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.1.2. Tính thực tiễn
Việc đề xuất các biện pháp quản lý cần phải chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của đơn vị, của địa phương, phải thiết thực, trọng tâm, đầy đủ, toàn diện để tăng cường quản lý HĐDH. Phải phát huy được tiềm lực mạnh, khắc phục những yếu kém, bất cập, chú ý trân trọng những gì tốt đẹp ta đã có, khơi dậy những gì ta chưa có, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công mục tiêu đề ra. Các biện pháp phải dựa trên căn cứ pháp lý để hình thành sự thống nhất trong tổ chức, đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh các yếu tố nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) theo thực tế hiện có của nhà trường, xa hơn là phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện tại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.3. Tính đồng bộ
Mục tiêu cuối cùng của quản lý HĐDH là nâng cao chất lượng dạy học, phải cho ra được “sản phẩm tốt nhất” được phụ huynh, được xã hội thừa nhận. Không phải đơn giản, một loạt các biện pháp phải được xây dựng đồng bộ trong mối tương quan với nhau, hỗ trợ nhau mới có kết quả. Chính vì vậy, đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm, hiểu sâu, chí định đưa ra các biện pháp theo chủ định của mình và chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ. Tuy nhiên có biện pháp chủ đạo, biện pháp hỗ trợ, song không vì thế mà coi trọng biện pháp này, xem nhẹ biện pháp khác để rồi tạo ra sự hẫng hụt khi thực hiện mục tiêu quản lý.
3.1.4. Tính hiệu quả
“Hiệu quả là kết quả đích thực”. Hiệu quả của các biện pháp được đề xuất được xác định bằng tác dụng của những biện pháp này với việc giải quyết tốt những tồn tại hiện có trong công tác quản lý HĐDH. Đích cuối cùng của mỗi biện pháp đưa ra là phải đạt được kết quả như thế nào. Một biện pháp được coi là hiệu quả, khi biện pháp đó được triển khai phải đạt kết quả như dự kiến và trong đó “chi phí” thì “ít nhất” mà đem lại “lợi ích” thì “nhiều nhất”; biện pháp phải giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn.
Tóm lại để xây dựng được các biện pháp quản lý HĐDH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới, cần phải căn cứ vào các nguyên tắc trên đây. Không nên quá coi trọng nguyên tắc này hoặc ngược lại xem nhẹ nguyên tắc khác, tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương, của xã hội mà linh hoạt trong việc phối hợp các nguyên tắc nhằm xây dựng được các biện pháp tối ưu nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của trường THPT Đầm Hà.