Thực trạng chất lượng giảng dạy của trường THPT Đầm Hà

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 54)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng chất lượng giảng dạy của trường THPT Đầm Hà

* Nhận thức về công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường

Đội ngũ CBQL nhà trường nhận thức sâu sắc rằng: thương hiệu của một nhà trường là chất lượng giáo dục. Trong đó nhìn thấy rõ rệt nhất là chất lượng dạy học. Nên quản lý HĐDH phải đặt lên hàng đầu, là hoạt động chủ đạo, quyết định. Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhà trường lại họp để đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý dạy học để điều chỉnh và hướng tới các biện pháp quản lý mới.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL

TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng Điểm TB Thứ bậc

1 Quản lý việc thực hiện chương trình

giảng dạy của GV 12 4 3.75 1

2 Quản lý việc ĐMPP giảng dạy của GV 8 7 1 3.44 2

3 Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng xây

dựng đội ngũ 6 9 1 3.31 3

4 Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV 3 12 1 3.12 6

5 Quản lý hoạt động học tập của HS 6 9 1 3.31 3

6 Quản lý việc kiểm tra đánh giá của

GV và HS theo tinh thần đổi mới 4 10 2 3.12 6

7 Quản lý CSVC phục vụ cho HĐDH 6 8 2 3.25 5

Kết quả khảo sát trên cho thấy trong thời điểm hiện nay, khi đang thực hiện đổi mới chương trình SGK, vấn đề quản lý việc thực hiện chương trình là hết sức quan trọng, đặt lên hàng đầu. Có nhiều loại chương trình cùng tồn tại song song: chương trình chuẩn, chương trình nâng cao, chương trình tự chọn theo chủ đề bám sát, chủ đề nâng cao. Tất cả đều hết sức mới mẻ, cách thiết kế với mỗi chương trình cũng khác nhau, cách truyền tải cũng khác nhau, đó là chưa kể một GV có thể phải dạy nhiều loại chương trình ở nhiều khối khác nhau. Chính vì vậy, phải kiểm soát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thật chặt việc thực hiện chương trình của GV, tuyệt đối không thể dùng chương trình này để dạy cho chương trình kia. Hiện nay, Bộ Giáo dục chỉ cho chương trình khung, Sở Giáo dục xây dựng phân phối chương trình theo hướng chương trình khung và giảm tải của Bộ GD&ĐT, các trường phải tự xây dựng chương trình tự chọn, đặc biệt là phần tự chọn bám sát. Bởi vậy thực sự có phù hợp hay không vẫn còn đang phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Vì vậy, quản lý việc thực hiện chương trình phải ưu tiên số 1.

Quản lý ĐMPP cũng rất quan trọng (đứng vị trí số 2), là nhiệm vụ chủ chốt, vì đổi mới thực hiện chương trình gắn liền với ĐMPP. Nhận thức về ĐMPP của GV không phải ai cũng thấy là hết sức cần thiết, có người cho rằng miễn sao dạy cho HS hiểu, dạy hết chương trình kiến thức cơ bản là được, họ ngại phải làm lại từ đầu. Bởi vậy, để làm được điều này, CBQL phải thật sự tâm huyết, quyết tâm, kiểm tra sát sao, từng ngày, từng giờ.

Mức độ quan trọng tiếp theo là việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Đây là việc làm thiết thực, đảm bảo uy tín cho một nhà trường nói chung, đặc biệt là trường THPT Đầm Hà là một trường công lập duy nhất của một huyện miền núi suốt hơn 40 năm qua, hiện tại trường vẫn là niềm tin, niềm hy vọng của các cấp lãnh đạo địa phương và nhân dân trong huyện. Đội ngũ GV của trường trong những năm qua chất lượng rất thấp, không ổn định. Số GV mạnh, sắc sảo gần như không có, nhà trường đào tạo bồi dưỡng đến đâu thì phần lớn chuyển công tác, chuyển trường, chưa có sự kế thừa liên tục. Điều đó đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho quản lý nhà trường phải xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ mới có thể nâng cao chất lương HDDH.

Các nội dung quản lý khác cũng được đánh giá mức độ quan trọng từ khá trở lên: Quản lý hồ sơ chuyên môn cũng cần được chú trọng: phải tạo ra một nề nếp bài bản nhưng rất riêng của trường THPT Đầm Hà. Tất cả các loại hồ sơ theo một định chuẩn chung của nhà trường để dễ cho việc theo dõi, kiểm tra và chấm điểm. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo tinh thần đổi mới, quản lý việc phân công giảng dạy, quản lý về CSVC phục vụ cho HĐDH,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quản lý hoạt động học tập của HS... Các nội dung quản lý đó nếu thực hiện tốt sẽ là nền tảng cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý này chưa thật sự được đặt đúng tầm. Việc đánh giá kết quả học tập của HS còn giao toàn quyền cho tổ chuyên môn thống nhất, phân công giảng dạy tuy có sự chỉ đạo của BGH nhưng chủ yếu vẫn là tổ trưởng. Quản lý CSVC, trang thiết bị còn nhiều nan giải.

Tóm lại, đội ngũ quản lý đã có những nhận thức đúng đắn về các biện pháp quản lý, song cần phải có biện pháp tích cực, mạnh mẽ để có sự khởi sắc mới trong công tác quản lý.

* Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình

Từ đầu năm học, các tổ chuyên môn đã chi tiết hóa nội dung chương trình các môn học, thống nhất kế hoạch giảng dạy, kế hoạch dạy học tự chọn, trên cơ sở đó các cá nhân tự lập kế hoạch giảng dạy cho bản thân mình. Các kế hoạch này đều dược ký duyệt qua tổ trưởng chuyên môn và phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn vào đầu năm học. Các GV phải cụ thể hóa chương trình thực hiện thông qua sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài. Cứ sau 2 tuần, các tổ rà soát tiến độ thực hiện chương trình, ghi lại những bất cập xảy ra trong việc thực hiện tiến độ, báo cáo BGH để xử lý. Trên cơ sở báo cáo của GV, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra đối chiếu việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi HS, ký duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra của mình. BGH kiểm tra đột xuất: Kiểm tra sổ ghi đầu bài, đối chiếu với sổ báo giảng và phân phối chương trình chung, kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ. Thực tế chương trình mới có nhiều bài dài và khó, cách thiết kế ngược với chương trình cũ, có những bài số tiết ít so với nội dung truyền tải. Vì vậy cần phải thường xuyên họp tổ, nhóm chuyên môn để trao đổi, thiết kế bài dạy.

Một yêu cầu có tính chất pháp lý là phải thực hiện đúng, đủ theo phân phối chương trình, nghiêm cấm việc cắt xén, dạy dồn, đặc biệt là vào dịp cuối năm học. Điều này BGH kiểm soát được thông qua phiếu góp ý kiến của HS, phụ huynh vào dịp giữa kỳ và cuối mỗi kỳ học, năm học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.6: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Điểm TB Thứ bậc 1

Yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn, GV lập kế hoạch năm học, học kỳ và kiểm tra duyệt kế hoạch

13 34 3 4.00 1

2 Tổ chức phổ biến cho GV nắm vững và thực

hiện đúng đủ phân phối chương trình 14 35 1 3.24 2

3 Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn kiểm tra việc

thực hiện chương trình giảng dạy của GV 13 34 3 3.20 3

4 Kiểm tra việc thực hiện dạy học tự chọn 2 38 10 2.84 5

5 Theo dõi việc thực hiện chương trình qua sổ

báo giảng và sổ ghi đầu bài 7 32 11 2.92 4

6 Kiểm tra việc thực hiện chương trình thông

qua dự giờ đột xuất 2 16 23 9 2.22 7

7 Có biện pháp xử lý GV thực hiện chưa đúng

theo phân phối chương trình 3 26 16 5 2.54 6

Qua khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy thấy rằng: việc lập kế hoạch, kiểm tra, duyệt kế hoạch được đánh giá là thực hiện tốt, GV nhận thức được phải thực hiện đúng đủ phân phối chương trình. Việc kiểm tra của tổ, nhóm chuyên môn thực hiên tương đối đều, thường xuyên. Còn việc theo dõi thực hiện qua sổ tự báo giảng và sổ ghi đầu bài cũng làm thường xuyên song vẫn còn mang tính hình thức vì các GV cho rằng có những tổ bao che cho nhau, việc ghi cho khớp giữa sổ đầu bài và sổ báo giảng là GV có thể làm được. Việc kiểm tra, dự giờ đột xuất còn ít hầu như chưa thực hiện được (18% GV khẳng định điều này). Tuy đã kiểm soát việc thực hiện dạy học tự chọn, song chưa liên tục, đa số ý kiến cho rằng nhiều GV dùng giờ dạy tự chọn để dạy bài học cho kịp phân phối chương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình. BGH phải nhìn nhận lại để có kiểm soát chặt chẽ hơn, phải làm cho mọi người thấy rằng đây là kỷ luật chuyên môn mà phải tự giác chấp hành với ý thức cao nhất. Xử lý hiện tượng vi phạm về thực hiện chương trình theo ý kiến GV còn nương nhẹ, có 10% đánh giá khâu quản lý này chưa tốt. Quá trình thanh kiểm tra nội bộ còn cả nể (có 34% GV khẳng định điều này). Còn một số GV đặc biệt là GV trẻ thực hiện chương trình chưa nghiêm túc, HS còn phản ánh nhiều.

* Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

Vấn đề này được BGH đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức một cách tích cực, thường xuyên, coi đây là một việc làm bắt buộc.

BGH có kế hoạch cụ thể giúp GV từng bước triển khai việc đổi mới PPDH; chỉ đạo các tổ sinh hoạt, nghiên cứu những chuyên đề phục vụ cho đổi mới PPDH bằng nhiều hình thức: trao đổi thảo luận các vấn đề về ĐMPP, bàn bạc xây dựng giáo án mẫu, chọn người thể hiện; tổ chức thao giảng, hội giảng, giám định GV giỏi cấp trường từ đó rút kinh nghiệm, phân tích những vấn đề khó, phân tích kỹ năng ĐMPP; tổ chức cho GV tham gia các lớp tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức sau đó về truyền đạt lại cho các thành viên trong tổ; giao trách nhiệm cho các tổ chuyên môn mỗi kỳ phải tổ chức hai chuyên đề về ĐMPP, một năm tổ chức ngoại khoá chuyên môn quy mô toàn trường một lần; tăng cường trang bị đồ dùng dạy học, các tiện ích phục vụ ĐMPP; tổ chức bồi dưỡng kiến thức tin học cho GV trong dịp hè; chỉ đạo việc ĐMPP gắn kết với việc tự bồi dưỡng chuyên môn.

Qua khảo sát cho thấy: nhà trường đã cố gắng trong việc bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho GV theo tinh thần đổi mới, GV cơ bản nắm được tinh thần, nội dung đổi mới PPDH, nắm được PPDH đặc trưng của từng bộ môn, giảm bớt cách dạy học mang tính chất truyền thụ kiến thức một chiều; chú ý phát huy tính tích cực, phát huy kinh nghiệm học tập của các đối tượng HS; tạo điều kiện cho HS được thực hành nhiều hơn; chú ý đến dạy cách học; phương pháp tự học cho HS. Nhà trường chú trọng quản lý việc kiểm tra đánh giá của GV và HS theo tinh thần đổi mới và sử dụng kết quả kiểm tra đổi mới PPDH trong đánh giá, xếp loại thi đua GV. Đến thời điểm này 100% GV đã biết sử dụng máy vi tính, soạn giảng bằng máy tính, biết sử dụng máy chiếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.7: Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Điểm TB Thứ bậc

1 Bồi dưỡng năng lực dạy học cho

GV theo tinh thần đổi mới 4 29 17 2.74 1

2

BGH có kế hoạch cụ thể giúp GV từng bước triển khai việc đổi mới PPDH, có kiểm tra, đánh giá, tổng kết, đầy đủ.

3 33 12 2.70 4

3 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng PTDH

hiện đại 2 23 22 3 2.48 5

4 Tổ chức các giờ dạy mẫu theo tinh

thần đổi mới PPDH 4 17 21 8 2.34 6

5 Quản lý việc kiểm tra đánh giá của

GV và HS theo tinh thần đổi mới 4 30 15 1 2.74 1

6

Sử dụng kết quả kiểm tra đổi mới PPDH trong đánh giá, xếp loại thi đua GV

3 34 10 3 2.74 1

Việc chỉ đạo các tổ chuyên môn thiết kế giáo án mẫu, dạy thử nghiệm được xây dựng theo kế hoạch từng tháng, từng học kì, những giờ đó các tổ chuyên môn phải thông báo trên bảng để cả tổ và có thể các tổ khác cùng dự. Tuy nhiên vấn đề này thực hiện chưa thường xuyên mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

Tuy các biện pháp quản lý đổi mới PPDH hết sức cố gắng, song cũng còn nhiều bất cập:

- Mặc dù có sinh hoạt chuyên đề ở các tổ, song việc bồi dưỡng kỹ năng, kỹ thuật đổi mới PPDH vẫn còn rất chung chung. Định hướng cụ thể cho từng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bài đổi mới như thế nào chưa có, mới chỉ do kinh nghiệm của mỗi cá nhân truyền cho nhau. Kết quả là một bộ phận GV còn lúng túng bị động, phụ thuộc vào sách GV, sách thiết kế bài giảng mà chưa chủ động xây dựng, tổ chức HĐDH, lựa chọn phương pháp và cách đánh giá theo định hướng ĐMPPDH. Chưa có chuyển biến đáng kể trong cách dạy, chưa chủ động thiết kế được một bài giảng hay, còn nặng nề về dạy chữ, nhẹ về cách dạy học, cách tư duy, chưa chú ý rèn luyện năng lực tự học cho HS.

- Nhiều GV (nhất là GV có tuổi) với tâm lý ngại thay đổi, ngại tốn thời gian, công sức đầu tư soạn lại giáo án, tư duy rất cổ hủ: dạy thế nào hết chương trình là được, học sinh không phản ánh điều gì không tốt là được, cứ mải đổi mới phỏng có ích gì. Thay đổi tư tưởng ấy quả không phải là dễ. Thậm chí có tư tưởng chỉ cần sử dụng CNTT, trình chiếu nhiều là ĐMPP. Một số GV lạm dụng trình chiếu, biến “trình chiếu thành trình chép”. Điều này thật nguy hiểm, HS học rất hoang mang vì chưa hình dung được thầy cô nói gì thì hình ảnh đã mất.

- Phương tiện dạy học là một trong những điều kiện quan trọng nhất để thực hiện nội dung giáo dục, giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng thực hành, nhưng việc tập huấn hướng dẫn GV sử dụng thiết bị ngay cả Sở Giáo dục cũng chưa thực hiện một cách chu đáo, đó là chưa kể đến cán bộ phụ trách thí nghiệm nhà trường có nhưng năng lực hạn chế. Việc thực hành đồng loạt hầu như không thực hiện được, các môn học đòi hỏi có thiết bị thí nghiệm thực hành nói chung khó thực hiện, chất lượng TBDH kém.

Vẫn còn hiện tượng “dạy chay” hoặc lúng túng trong sử dụng thiết bị, chưa biết khai thác, tận dụng phương thức dạy học hay các dụng cụ thí nghiệm theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Chủ yếu GV làm cho HS quan sát minh họa cho lời giảng, chưa quan tâm cho HS tự thực hành trải nghiệm.

Hoạt động kiểm tra chuyên môn còn máy móc, chưa tạo điều kiện cho hoạt động sư phạm sáng tạo của GV, tiêu chí đánh giá giờ dạy tốt còn chung chung, chưa cập nhật theo định hướng đổi mới PPDH. Việc tổng kết, trao đổi kinh nghiệm còn ít, vì thời gian rất hạn hẹp, hơn nữa còn nể nang, sợ ảnh hưởng đến đồng nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thật sự nhà trường chưa có những hình thức khuyến khích GV tích cực ĐMPP, mà chủ yếu dựa vào sự tự giác là chính.

* Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá theo tinh thần đổi mới.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)