Biện pháp 5: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của

viên và hoạt động học của học sinh, kịp thời biểu dương việc làm tốt, chấn chỉnh hiện tượng chưa tốt

3.2.5.1. Ý nghĩa của biện pháp

- Nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ hơn HĐDH, đặc biệt là quản lý ĐMPP kiểm tra, đánh giá, gắn chặt nội dung, chương trình với phương pháp giảng dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhìn nhận như một công cụ để phân loại, cho điểm mà cần thiết nhất là phải được nhìn nhận như một biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy chất lượng dạy của thầy và chất lượng học của HS, là công cụ để chuẩn đoán việc dạy của thầy và việc học của trò.

- Phải thực hiện kiểm tra cả hai phía đó là hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học của HS. CBQL không chỉ đơn thuần là ghi nhận thực trạng việc thực hiện đúng chương trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy, mức độ hoàn thành công việc của GV cũng như kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong quá trình dạy học và giáo dục, mà còn phải đề xuất được những cách thức, quyết định để cải tạo thực trạng, nâng cao chất lượng giáo dục; khắc phục hậu quả tình trạng học lệch của HS trong mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Thông qua kiểm tra đánh giá, khen thưởng những việc làm tốt, chấn chỉnh những hiện tượng chưa tốt để vừa kịp thời động viên khuyến khích tinh thần phấn đấu vươn lên và giữ vững kỷ cương nề nếp nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Giáo dục nhận thức cho GV và HS nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra đánh giá, đặc biệt là vai trò quan trọng của đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

- Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá GV.

- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS kết hợp với ĐMPP dạy học.

- Biểu dương những việc làm tốt, chấn chỉnh những hiện tượng chưa tốt.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

* Giáo dục nhận thức cho giáo viên nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra đánh giá.

- Phải làm cho GV nhận thức được rằng công tác kiểm tra đánh giá là một việc làm thường xuyên của bất kỳ một trường học nào, là một phần quan trọng trong công tác kiểm tra nội bộ trường học, là quy định bắt buộc của Bộ giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phải làm cho GV thật sự thoải mái khi mình được kiểm tra, coi đó là mình được giúp đỡ, biết mình đang đứng ở vị trí nào, còn những khiếm khuyết gì để rút kinh nghiệm phấn đấu tốt hơn lên. Đừng để không khí kiểm tra quá nặng nề để rồi lúc nào cũng trong tâm trạng nơm nớp lo sợ mình bị đánh giá rồi chuẩn bị đối phó.

- Phải kiểm tra đánh giá một cách nghiêm minh đúng thực chất, có ý thức xây dựng, nhưng cũng phải thực sự nghiêm khắc với các việc làm vi phạm quy chế chuyên môn.

- Sau kiểm tra phải có kết luận, thông báo công khai để các GV rút kinh nghiệm sâu sắc đồng thời có biện pháp uốn nắn giúp đỡ họ tránh sai sót và vẫn phải tiến hành theo dõi sự chỉnh sửa của GV.

- Qua công tác kiểm tra đánh giá, nhà trường tự kiểm định được chất lượng, tự đánh giá đội ngũ, từ đó xác định chiến lược phát triển của nhà trường.

* Giáo dục nhận thức cho giáo viên và học sinh về vai trò quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Đối với GV: Thông qua việc đánh giá kết quả học tập của HS, GV đánh giá được kết quả dạy của mình. Từ đó rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

- Đối với HS: Các em tự đánh giá được năng lực học tập của mình từ đó biết được những chỗ hổng kiến thức để bù đắp, biết lượng sức mình để đăng ký vào các trường Đại học, Cao đẳng.

- Đối với CBQL: Kết quả thi và kiểm tra là những căn cứ pháp lý cơ bản để đánh giá GV và HS, là những thông tin quan trọng làm cơ sở cho việc điều hành, chỉ đạo quá trình đào tạo trong nhà trường.

* Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá giáo viên

- Hiệu trưởng tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn; thống nhất kế hoạch, nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá chuyên môn; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được các tiêu chí, chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của GV, đồng thời quán triệt việc tổ chức, thực hiện trong Hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học và ở mỗi học kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá: thường xuyên, đột xuất hoặc theo kế hoạch định kỳ; kiểm tra toàn diện; kiểm tra theo chuyên đề, từng mặt.

- Lực lượng kiểm tra: gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng tổ phó, nhóm trưởng và một số GV đầu đàn, có kinh nghiệm trong chuyên môn. Tùy theo quy mô, hình thức kiểm tra mà quy định lực lượng cụ thể cho mỗi lần kiểm tra

- Những điểm cần lưu ý về nội dung kiểm tra:

. Kiểm tra chất lượng giáo án: xem soạn có đúng không, đủ không. Đặc biệt các bước thể hiện tiến trình bài giảng có sự ĐMPP hay không, thể hiện sự sáng tạo trong bài giảng hay không. Đánh giá đúng chất lượng của giáo án bằng thang điểm. Chọn những giáo án mẫu đặc sắc để khen thưởng triển khai cho các tổ học tập. Thật chú trọng khâu rút kinh nghiệm sau mỗi lần dạy và hướng dẫn HS cách tự học, điều đó thể hiện sự chỉnh chu của người GV và sự tự trao dồi chuyên môn của chính bản thân họ.

. Kiểm tra chất lượng dạy của GV qua dự giờ, thăm lớp: việc kiểm tra dưới nhiều hình thức, báo trước hoặc không báo trước. Chú ý khâu tổ chức giờ học, HS được làm việc thế nào. Để đánh giá mức độ tiếp thu của HS nên cho HS kiểm tra ngắn ít phút sau giờ dạy bằng vấn đáp hoặc viết. Sau dự giờ cần nhận xét rút kinh nghiệm sâu sắc. Nên để cho GV được đối thoại với những giám khảo trước khi đánh giá xếp loại. Đối với các giờ dự đông người, nên tổ chức nhận xét tập thể dưới sự chủ trì của tổ trưởng chuyên môn. Nếu giờ dạy nhiều ưư điểm thì nên tuyên truyền rộng rãi kết quả.

. Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chương trình, đối chiếu với kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng để tránh hiện tượng giảng dạy tùy tiện. Đặc biệt việc quản lý sổ đầu bài, BGH phải ghi nhận xét và ký vào sổ đầu bài sau một tuần học và xem xét tiến độ chương trình của tất cả các môn.

. Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại của GV đối với HS: Phải hết sức nghiêm túc vì đây chính là căn nguyên phát sinh tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Kiểm tra miệng, 15 phút, kiểm tra 45 phút, thi học kỳ có theo đúng phân phối chương trình hay không, đề kiểm tra có thật sự đầu tư hay qua loa chiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lệ, việc chấm trả bài có đúng thời gian quy định hay không, bài trả cho HS có ghi ý kiến nhận xét, sửa chữa uốn nắn cho các em không, chấm điểm có chính xác công bằng hay không. Hàng tháng, BGH phải ký chốt sổ điểm để tránh trường hợp sửa chữa điểm, nâng điểm. Quy định mỗi tháng vào sổ điểm chính một lần.

- Để có kết quả kiểm tra, đánh giá thật sự khách quan nhà trường thiết kế phiếu hỏi ý kiến HS sau mỗi kỳ học. Các HS được hỏi ý kiến là những em có tinh thần trách nhiệm cao.Qua ý kiến của các em nhà trường có thêm thông số để kiểm tra và đánh giá.

- Tất cả hồ sơ kiểm tra phải được lưu giữ cẩn thận và làm cơ sở đánh giá các lần sau.

Kiểm tra, đánh giá GV là công việc quan trọng và cần thiết trong toàn bộ quá trình quản lý. Đó là sự xác nhận của nhà trường đối với năng lực, phẩm chất của GV. Đánh giá giúp nhà quản lý có được phong cách sử dụng (đào tạo, bồi dưỡng) hữu hiệu, đồng thời giúp GV rèn luyện vươn lên hoàn thiện mình hơn trong nghề nghiệp. Vì vậy, cần có những nhận xét chính xác của nhà quản lý.

* Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học.

- Mục đích của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là vừa cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa là cơ chế điều khiển hữu hiệu chính quá trình này. Để thực hiện tốt các chức năng kiểm tra, đánh giá kết hợp với đổi mới PPDH, BGH chỉ đạo triển khai kế hoạch trong toàn thể GV, HS và đội ngũ CBQL nhà trường.

Đối với giáo viên:

- Tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về kiểm tra đánh giá HS theo tinh thần đổi mới.

- Thiết kế hệ thống câu hỏi kiểm tra theo ma trận đề trên tinh thần phát huy tính sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của người học. Hướng dẫn HS đọc SGK một cách hiệu quả, tăng cường đặt câu hỏi để kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của các em tự đọc được. Qua đó rèn luyện cho các em kỹ năng đọc sách và diễn đạt ý kiến, thu nhận thông tin phản hồi về học lực của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chú ý kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau với hình thức phát phiếu hỏi, phiếu nhận xét về bài làm của bạn.

- Phối hợp một cách hợp lý giữa trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, kiểm tra lý thuyết với kiểm tra thực hành, kiểm tra vấn đáp với kiểm tra viết, kiểm tra của GV với tự kiểm tra của HS, nhằm tạo điều kiện đánh giá một cách toàn diện và hệ thống kết quả học tập của HS. Các kì kiểm tra, thi phải tiến hành nghiêm túc, đánh giá đúng mức, các câu hỏi phải đảm bảo phân loại HS. Các cuộc thi học kỳ được tổ chức đồng loạt, đánh số báo danh, phân phòng thi, phân công GV coi thi, chấm thi có rọc phách, chấm chung để GV kiểm tra chất lượng cho nhau.

Đối với học sinh:

- Chú ý nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ bản của từng chương, từng bài. Biết tổng hợp, phân tích các vấn đề thuộc phạm vi lĩnh hội. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kỹ năng nói, viết, diễn đạt, kỹ năng giao tiếp.

- Tham gia vào quá trình tự đánh giá kết quả học tập của bản thân để tự điều chỉnh cách học, cách lĩnh hội kiến thức. Từ đó có ý thức rèn luyện, rèn kỹ năng, củng cố khắc sâu kiến thức.

- Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu, làm giàu thêm kiến thức và đào sâu suy nghĩ để nâng cao hiểu biết của mình.

Đối với tổ chuyên môn:

- Tổ trưởng triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết hợp với ĐMPP dạy học trong toàn tổ.

- Kiểm tra chặt chẽ tiến độ kiểm tra đánh giá, nội dung kiểm tra đánh giá của GV.

- Trao đổi thảo luận đi đến xây dựng ngân hàng đề để phục vụ việc kiểm tra định kỳ, thi khảo sát, thi chuyên đề, thi thử tốt nghiệp, thi thử đại học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với BGH:

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, thanh tra viên kiêm nhiệm thường xuyên giám sát, kiểm tra quy trình đánh giá HS đảm bảo phát triển kỹ năng vận dụng các kiến thức thực tiễn. Hình thức kiểm tra được tích hợp trong kiểm tra giáo án, hệ thống câu hỏi, việc dẫn dắt, đặt câu hỏi trong từng bài giảng của GV.

- Trực tiếp dự giờ, thăm lớp, nắm tình hình giảng dạy của GV và tình hình học tập của HS. Cần chú ý nhận xét, rút kinh nghiệm về cách đặt câu hỏi hướng dẫn HS trả lời, giải bài tập, nhận xét và cho điểm.

- Thống nhất trong toàn thể Hội đồng sư phạm việc sử dụng kết quả đổi mới kiểm tra đánh giá làm một tiêu chí xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GV.

Mục tiêu đổi mới PPDH phải đi đôi với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Đánh giá càng chính xác kết quả học tập của HS thì càng có sức động viên khuyến khích các em phấn đấu vươn lên, tạo ra sự công bằng và khí thế thi đua trong học tập của HS.

* Biểu dương những việc làm tốt, chấn chỉnh những hiện tượng chưa tốt. - Thi đua khen thưởng luôn đi cùng với kiểm tra đánh giá. Hiệu trưởng phải luôn phát động các phong trào thi đua trong toàn trường, qua đó tạo nên không khí lao động hăng hái, kích thích động viên GV tích cực trong mọi hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Cần xây dựng những tiêu chí thi đua chính xác, cụ thể. Việc bình xét thi đua phải công bằng, dân chủ, công khai. Muốn thế chỉ có thể thông qua kết quả kiểm tra đánh giá mà thôi. Những GV xếp loại tốt qua kiểm tra đánh giá toàn diện hay từng mặt phải có sự biểu dương kịp thời để nhân rộng điển hình, để các thành viên khác noi theo, đồng thời chính bản thân GV đó càng phải cố gắng hơn nữa để giữ vững uy tín của mình. Những bài dạy tốt, những giáo án hay có thể gửi lên mạng, gửi lên Sở, lưu thư viện để mọi người cùng chia sẻ học tập. Phải có chế độ khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần để tạo động lực cho mọi người quyết tâm phấn đấu. Trái lại, những GV không đạt yêu cầu qua kiểm tra đánh giá tuỳ theo mức độ để có biện pháp nhắc nhở, rút kinh nghiêm, uốn nắn, sửa chữa. Thậm chí nếu vi phạm quy chế một cách “cố tình” phải có hình thức kỷ luật thích đáng, có thể buộc phải chuyển đổi công việc để làm gương cho người khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về phía HS, nhà trường cần phải trân trọng sự cố gắng của các em. Một cách giải hay, một bài kiểm tra điểm tốt, một câu trả lời độc đáo, thông minh sáng tạo, ta cần phải khuyến khích kịp thời có thể là lời khen tại chỗ, có thể tuyên dương trong các Hội nghị học tốt do Đoàn thanh niên tổ chức hoặc lưu lại trong phòng truyền thống hay trong những cuộc triển lãm nhỏ. Nhưng thiết thực nhất là hàng tuần biểu dương trước cờ, tặng thưởng cho các em có nhiều điểm 10, có nhiều cố gắng vươn lên trong từng tuần. Khích lệ kịp thời tạo ra động lực dây chuyền tác động lẫn nhau sẽ cuốn hút các em hừng hực khí thế phấn đấu. Tuyên dương để kích động, song phải phê phán chấn chỉnh những hiện tượng lười học, những HS cá biệt. Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh để theo dõi sự tiến bộ của các em. Hàng tháng GVCN phải báo cáo tình hình tiến bộ của các em HS này.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)