Thực trạng về công tác quản lý tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Thực trạng về công tác quản lý tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn được coi là xương sống của nhà trường, mỗi tổ chuyên môn là một nhà trường thu nhỏ. Tổ trưởng chuyên môn có vai trò rất lớn trong công tác chỉ đạo điều hành, mọi hoạt động của nhà trường đều dựa vào tổ chuyên môn. Thành công của nhà trường phần nhiều do thành tích chuyên môn đem lại. Các GV trưởng thành hầu hết từ sự giúp đỡ chính ở các tổ chuyên môn.

Đứng trước yêu cầu đổi mới của giáo dục, các tổ chuyên môn cũng cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng. Các tổ chuyên môn cần phải tự chủ động đổi mới cách thức sinh hoạt chuyên môn sao cho các thành viên thấy thật sự bổ ích, mong đến ngày họp tổ để được trao đổi thể hiện, phải làm cho các thành viên thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải có trách nhiệm chuyên môn với đồng nghiệp. Ngoài việc học tập chuyên môn trong tổ, tổ trưởng còn phải biết vươn tầm liên kết với các trường ngoài để các vấn đề chuyên môn lúc nào cũng nóng bỏng, mới mẻ. Hiện nay, đang tiếp tục thực hiện chủ đề năm học: “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng dạy học”, nhà trường phân cấp quản lý tới từng tổ chuyên môn, giao cho các tổ chuyên môn chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng đội ngũ, hiệu quả dạy học, tỉ lệ HS giỏi các cấp, tỉ lệ đỗ Đại học, Cao đẳng. Song thực tế hiện nay, nhiều lúc các tổ chuyên môn còn rất lúng túng:

Vấn đề bồi dưỡng đội ngũ không tự chủ động, tham mưu mà cứ phải chờ kế hoạch nhà trường. Ngay đến ĐMPP dạy học, không có kế hoạch chi tiết lâu dài mà chỉ xuất phát từ tính chủ quan của tổ trưởng và mang tính chất thời vụ, khi nhà trường phát động thì rất hăng hái, khi ngừng phát động thì phong trào lắng xuống.

Họp tổ chuyên môn còn mang tính chất hành chính sự vụ, phổ biến văn bản, ký duyệt giáo án chứ chưa tranh thủ tối đa cho việc trao đổi chuyên môn, chưa thật sự tận dụng hết chất xám của từng cá nhân.

Trong tổ khi nhận xét, đánh giá năng lực, giờ dạy GV còn nể nang, nâng đỡ nhau lên để thể hiện tinh thần đoàn kết.

Đầu năm BGH duyệt kế hoạch tổ chuyên môn, thấy các tổ rất nhiều ý tưởng hay thực hiện trong năm nhưng do thiếu có sự kiểm tra của BGH nên hầu hết các ý tưởng đều tan biến.

Còn một vấn đề mà BGH cần quan tâm đó là sự động viên khích lệ những GV có năng lực chuyên môn. Nếu BGH không thật sự trực tiếp vào cuộc, chắc chắn đội ngũ GV không phát triển mạnh lên được, GV trẻ sẽ thất vọng và chán nản.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông đàm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)