MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC RỪNG VÀ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 104 - 108)

TRƯỜNG

Rừng ngập mặn Cà Mau là một trong những khu rừng có diện tích tập trung lớn, mức độ đa dạng sinh học cao và tăng trưởng nhanh ở Việt Nam. Trong đó RNM ở cửa sông Ông Trang là khu rừng ngập mặn tự nhiên khá nguyên vẹn và đang trong quá trình diễn thế tự nhiên rất đặc sắc. Để xem xét sự thay đổi về thành phần phân bố loài và sự thay đổi về cấu trúc tại khu vực nghiên cứu từ ngoài biển vào sâu trong đất liền trong phạm vi đề tài chúng tôi đã nghiên cứu tập trung vào 2 yếu tố là pH đất và chế độ ngập triều.

Bắt đầu diễn thế từ ngoài biển vào từ nơi có địa hình thấp nhất trong các tuyến nghiên cứu là sự hình thành của các quần xã Mấm trắng với số ngày ngập triều bình quân 30,4 ngày/ tháng (358 ngày/ năm), đây là tuyến có tần số ngập cao nhất trong các tuyến nghiên cứu. Với điều kiện ngập như vậy khó có loài cây rừng ngập mặn nào có thể chịu được và có thể xem đây là một trong những yếu tố giới hạn sự hình thành của các loài khác và tạo điều kiện cho loài Mấm trắng phát triển mạnh. Vì đây là khu vực có tần số ngập triều cao, ngập hàng ngày do đó giá trị pH đo được ở đây cũng cao nhất trong tất cả các tuyến nghiên cứu là 7,0 – 7,2, điều này phù hợp với nghiên cứu của Đặng Trung Tấn (2007). Với điều kiện thủy triều và pH thích hợp nên đây là tuyến mà loài Mấm trắng tiên phong chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với 93% tổng số loài trong tuyến nghiên cứu. Kết quả này cho thấy Mấm trắng là loài có khả năng tự thân xâm chiếm các vùng đất mới mà không cần có chổ dựa là những cánh rừng đã tồn tại trước đó. Vì điều kiện môi trường phù hợp cho Mấm trắng phát triển trong khoảng thời gian đầu từ giai đoạn cây tái sinh cho đến các cây trưởng thành có chiều cao và đường kính tương đối, cho nên chúng ta nhận thấy ở cấu trúc đứng và cấu trúc ngang giữa các ô nghiên cứu trong tuyến này

pH ở độ sâu 10cm 7,01 7,0 6,67 6,90 6,71 pH ở độ sâu 40cm 7,23 7,11 6,52 6,88 6,94 Ngày ngập/ tháng 30,4 29,0 25,2 23,7 18,87 Hvn 8,91 ± 0,5 6,3 ± 0,45 10,78 ± 0,59 13,66 ± 0,54 14,03 ± 0,35 D1,3 10,29 ± 0,78 9,95 ± 1,14 10,42 ± 0,93 11,74 ± 0,99 10,51 ± 0,79 Stán 6,43 ± 1,25 9,67 ± 2,42 7,74 ± 1,23 6,13 ± 1,15 3,10 ± 0,9

Loài ưu thế Mấm trắng 93% Bần trắng 58% Đước đôi 65% Đước đôi 83% Vẹt tách 94%

Số loài 3 3 4 3 3

Mật độ 107 50 113 88 79

Chỉ số Shannon 0,25 0,65 0,88 0,48 0,20

Độ tàn che 75% 52% 84% 71% 37%

Cây tái sinh 16.2 5.5 11.8 16.9

Chỉ số phức tạp 12,6 1,9 29,7 21,3 8,1

có sự biến động lớn về cả chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực với đường biểu diễn có rất nhiều đỉnh. Đây là tuyến mà loài Mấm trắng đang phát triển theo thời gian vì vậy mà các cấp chiều cao ở tuyến này chưa có sự phân tầng.

Theo Đặng Trung Tấn (2007) cho biết trong khi loài Mấm trắng phát triển ở phía đầu Cồn nơi hướng ra biển, tại nơi đó không thấy sự xuất hiện của loài Bần trắng, mà nghiên cứu của ông cho rằng loài Bần trắng chỉ xuất hiện ở 2 mặt bên của Cồn chủ yếu nằm bên ngoài rừng Mấm trắng. Tuyến 2 trong khu vực nghiên cứu với loài ưu thế là Bần trắng chiếm 58%, tuy nhiên các số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng của loài này thấp hơn Mấm trắng, điều này cho thấy Mấm trắng là loài tiên phong đi trước và loài Bần trắng chỉ xuất hiện khi trước đó đã xuất hiện một quần thụ Mấm trắng. Điều này phù hợp với kết quả phân tích mối quan hệ giữa các quần xã với mức tương đồng 40% thì quần xã Mấm trắng và Bần trắng ở cùng một nhóm, chứng tỏ điều kiện môi trường để loài Bần trắng xuất hiện ban đầu giống với loài Mấm trắng, tuy nhiên về sau có sự khác nhau Bần trắng phát triển trên vùng mà giá trị pH trung bình là 7,0 và tần số ngập triều là 29 ngày/tháng đều thấp hơn so với loài Mấm trắng phù hợp với nghiên cứu của Đặng Trung Tấn (2007). Với các điều kiện như trên tuyến này đã hình thành nên các quần xã hỗn giao giữa Mấm trắng và Bần trắng và rất ít Đước đôi, chính vì vậy mà cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của tuyến này còn có nhiều biến động và chưa có sự phân tầng rõ ràng. Các cây ở tuyến này là những cây mới tái sinh nên nên tập trung chủ yếu là những cây nhỏ với chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực đều thấp, điều này dẫn đến đây là tuyến có chỉ số phức tạp thấp.

Tuyến 3 là tuyến gồm các quần xã với hỗn giao giữa các loài như Mấm trắng, Đước đôi và một số ít Vẹt tách, đây là tuyến đang diễn ra sự thay thế giữa loài Mấm trắng sang Đước đôi, với địa hình được nâng lên nên tần số ngập triều đã thấp hơn, chế độ triều được xem là một trong nhưng nhân tố quan trọng dẫn đến việc thay thế loài diễn ra tại tuyến này, cộng thêm do tần số ngập thấp hơn dẫn đến giá trị pH giảm. Chính vì đây là tuyến chuyển giao giữa các loài nên chúng có thành phần laoì cao nhất và các câu trúc đứng và ngang có sự biến bộng rất lớn.

Sau một thời gian loài Đước đôi sẽ thay thế hết toàn bộ Mấm trắng. Khác với 2 loài trước Đước đôi được hình thành trên vùng đất đã được bồi tụ cao hơn, biểu hiện cụ thể là chế độ ngập triều, với thời gian ngập là 23,7 ngày/ tháng (284 ngày/năm) và mức ngập triều thấp thì pH cũng giảm theo với giá trị là 6,89. Đây là tuyến loài Đước đôi phát triển tương đối ổn định nên cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của tuyến cũng tiến dần đến ổn định và có sự phân tầng khá rõ, tập trung chủ yếu là những cây đã trưởng thành với chiều cao trung bình đạt 13,66 và đường kính ngang ngực là 11,74. Vì vậy mà chỉ số phức tạp ở tuyến này khá cao.

Loài Vẹt tách xuất hiện gần như cùng thời điểm với loài Đước đôi cho đến khi loài Đước đôi thay thế hẳn loài Mấm trắng. Tuy nhiên, lúc đó loài Vẹt tách chiếm số lượng rất ít, nhưng càng vào sâu bên trong loài Vẹt tách càng chiếm ưu thế vì điều kiện địa hình cao hơn và chế độ triều thích hợp, với số ngày ngập trung bình ở tuyến 5 này là 18,8 ngày/tháng, điều này rất phù hợp với phân nhóm độ ngập theo các loài cây ngập theo các loài cây ngập mặn của De Haan (1931) [14]. Với việc phát triển ổn định trên vùng đất tương đối ổn định nên việc phân bố theo cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của tuyến này đã có sự phân tầng rõ ràng, tập trung chủ yếu ở tầng trên, làm cho số lượng cây tái sinh ở tuyến này rất thấp. Đây là tuyến loài Vẹt tách chiếm ưu thế với 94% tổng số cây trong tuyến 5, vì vậy chỉ số đa dạng loài ở tuyến này thấp với giá trị là 0,2.

Tóm lại, nhìn chung cả khu vực nghiên cứu từ ngoài biển vào, ta nhận thấy chiều cao địa hình ngày càng cao, vì vậy tần số ngập triều ngày càng thấp, dẫn đến việc pH đất cũng giảm dần theo các tuyến do địa hình cao nên ít ngập nước. Với sự thay đổi đó kéo theo sự thay đổi về thành phần phân bố loài và cấu trúc rừng theo từng tuyến nghiên cứu.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)