Để khảo sát mật độ cây tái sinh, chúng tôi đã tiến hành đếm số cây con trong 80 ô (1 m x 1 m) trên 16 ô tiêu chuẩn, mỗi ô đếm 5 ô tái sinh.
Số liệu được tính toán và cho ra kết trong bảng 3.18 qua như sau:
Bảng 3.18. Số cây tái sinh trên 1 ha Tuyến 1 Cây
TS/ha Tuyến 3 Cây
TS/ha Tuyến 4 Cây
TS/ha Tuyến 5 Cây TS/ha OT-AVI 1 21.000 OT-ARH 1 5.800 OT-RHI 1 5.400 OT-BRU 1 15.800 OT-AVI 2 21.600 OT-ARH 2 3.600 OT-RHI 2 7.600 OT-BRU 2 14.200 OT-AVI 3 13.600 OT-ARH 3 6.600 OT-RHI 3 21.600 OT-BRU 3 19.600 OT-AVI 4 8.600 OT-ARH 4 6.000 OT-RHI 4 12.600 OT-BRU 4 18.200
Tái sinh rừng là một quá trình diễn ra theo những qui luật nhất định, phụ thuộc vào đặc tính sinh học của từng loài cây, điều kiện địa lý và hoàn cảnh của một kiểu rừng.
Qua tính toán số liệu cho thấy, số cây con tái sinh trung bình là 12.612 cây/ha. Trong đó số cây con tái sinh cao nhất ở ô OT – RHI 3 với 21.600 cây/ha thuộc tuyến 4, tương ứng với độ tàn che của các cây tầng trên của ô này là 49,75% và ở ô OT – ARH 2 có số cây con tái sinh thấp nhất 3.600 cây/ha thuộc tuyến 3, ứng với độ tàn che 86,82%. Điều này cho thấy, ở những khu vực có độ tàn che càng cao thì mật độ cây con tái sinh càng thấp, do nhu cầu ánh sáng cho các cây con không đủ để phát triển và chúng sẽ bị chết đi khi sử dụng hết chất dinh dưỡng bên trong trụ mầm. Vì vậy mà các cây con tái sinh ở khu vực này thường không cao quá 0,5 m.