Tương quan Stán D 1,3 cả khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 77 - 78)

Tương tự như việc nghiên cứu tương quan giữa Hvn - D1,3,trêncơ sở số liệu của tất cả các loài trong khu vực nghiên cứu được ghép lại với nhau để xây dựng và tìm ra phương trình tương quan tối ưu cho các loài của cả khu vực nghiên cứu về Stán - D1,3. Số liệu được phân tích và tiến hành thử nghiệm trên tất cả các phương trình được trình bày trong phụ lục 14. Kết quả các phương trình để xem xét và lựa chọn như sau:

Bảng 3.14. Các PT biểu thị quy luật tương quan giữa Stán - D1,3 cả khu vực nghiên cứu. Chỉ tiêu thống kê PT Hàm thử nghiệm R SE Pa Pb F P hàm 1 Y = a + b*X2 0,756 3,629 0,005 0,000 525,8 0,000 2 Y = sqrt(a + b*X2) 0,729 92,904 0,000 0,000 446,7 0,000 3 Y = a + b*X 0,696 3,980 0,000 0,000 370,8 0,000 4 Y = (a + b*X2)2 0,695 0,767 0,000 0,000 367,7 0,000 5 Y = (a + b*X)2 0,664 0,798 0,000 0,000 310,8 0,000 6 Y = a + b*sqrt(X) 0,646 4,232 0,000 0,000 282,4 0,000

Qua bảng 3.14 nhận thấy rằng, các phương trình đưa ra có hệ số tương quan khá chặt (R = 0,65 – 0,76). Mức ý nghĩa (Pa, Pb, Phàm) của các tiêu chuẩn để kiểm tra sự tồn tại của các tham số đều nhỏ (P < 0,05). Xét về sai số tiêu chuẩn (SE) chỉ có phương trình Y = sqrt(a + b*X2) có sai số tiêu chuẩn cao nên không được ưu tiên chọn, còn các phương trình còn lại có hệ số tiêu chuẩn tương đối thấp. Từ những kết quả so sánh và chọn lựa, nếu xét thêm tiêu chuẩn F, tính tiện lợi và dễ sử dụng thì phương trình được chọn là:

Stán = 0,800187 + 0,385565 * BDH2 (4.10) Với R = 0,756

Và 2,2 cm < DBH < 26,7 cm

Phương trình 4.10 thể hiện được mối tương quan giữa Stán - D1,3 cả khu vực nghiên cứu. Kết quả thu được từ tương quan này sẽ giúp cho công tác điều tra nghiên cứu dễ dàng và nhanh chóng hơn, tiết kiệm được sức lao động, thời gian tiền

bạc cho các nhà lâm nghiệp, các nhà nghiên cứu.

Biểu đồ 3.10. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa Stán - D1,3 cả khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 77 - 78)