Tương quanH vn D 1.3 của loài Vẹt tách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 69 - 70)

Trên thực tế, để đo chính xác chiều cao của các cây rừng là rất khó. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xây dựng phương trình tương quan giữa Hvn - D1,3 của loài Vẹt tách nhằm đáp ứng yều cầu của đề tài nói riêng và có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu tiếp theo về loài Vẹt tách nói chung. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm các phương trình được trình bày trong phụ lục 8. Kết quả thử nghiệm đã chọn ra được 6 phương trình được trình bày trong bảng3.8.

Bảng 3.8. Các PT biểu thị quy luật tương quan giữa Hvn - D1,3 của loài Vẹt tách. Chỉ tiêu thống kê PT Hàm thử nghiệm R SE Pa Pb F P hàm 1 Y = 1/(a + b/X) 0,837 0,012 0,000 0,000 236,2 0,000 2 Y = (a + b*ln(X))2 0,783 0,221 0,000 0,000 159,8 0,000 3 Y = a*Xb 0,781 0,136 0,000 0,000 158,0 0,000 4 Y = a + b*sqrt(X) 0,740 1,575 0,004 0,000 122,2 0,000 5 Y = (a + b*sqrt(X))2 0,737 0,240 0,000 0,000 119,9 0,000 6 Y = exp(a + b*sqrt(X)) 0,731 0,149 0,000 0,000 116,1 0,000

Từ bảng 3.8 cho thấy, hệ số tương quan của các phương trình khá cao (R > 0,73 – 0,84). Điều này chứng tỏ giữa Hvn - D1,3 có mối tương quan khá chặt chẽ với nhau. Mức ý nghĩa (Pa, Pb, Phàm) của các tiêu chuẩn để kiểm tra sự tồn tại của các tham số đều rất nhỏ (P = 0,000 – 0,004 < 0,05), sai số tiêu chuẩn (SE) khá thấp. Dựa vào tiêu chuẩn F của Fisher, tính tiện lợi và dễ sử dụng thì phương trình được chọn là:

Hvn = 1/ (0,0372 + 0,3858/DBH) (4.4)

Với R = 0,837

Và 3,1 cm < DBH < 19,7 cm.

Phương trình (4.4) được chọn đối với loài Vẹt tách là phù hợp để mô phỏng mối tương quan này.

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa Hvn - D1,3 của loài Vẹt tách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)