Chế độ ngập triều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 60 - 61)

Bảng 3.3. Độ ngập triều tại các ô mẫu

Tuyến 1 OT-AVI 1 OT-AVI 2 OT-AVI 3 OT-AVI 4

∑ giờ ngập/ năm 2.846 2.846 2.846 2.846

∑ ngày ngập/ năm 358 358 358 358

TB ∑ngày ngập/ tháng 30,4 30,4 30,4 30,4

Cao độ địa hình (cm) 64,0 64,0 64,0 64,0

Tuyến 2 OT-SAV 1 OT-SAV 2 OT-SAV 3 OT-SAV 4

∑ giờ ngập/ năm 2.519 2.519 2.519 2.519

∑ ngày ngập/ năm 348 348 348 348

TB ∑ngày ngập/ tháng 29,0 29,0 29,0 29,0

Cao độ địa hình (cm) 67,5 67,5 67,5 67,5

Tuyến 3 OT-ARH 1 OT-ARH 2 OT-ARH 3 OT-ARH 4

∑ giờ ngập/ năm 1.598 1.598 1.598 1.598

∑ ngày ngập/ năm 302 302 302 302

TB ∑ngày ngập/ tháng 25,2 25,2 25,2 25,2

Cao độ địa hình (cm) 79,5 79,5 79,5 79,5

Tuyến 4 OT-RHI 1 OT-RHI 2 OT-RHI 3 OT-RHI 4

∑ giờ ngập/ năm 1.357 1.357 1.357 1.357

∑ ngày ngập/ năm 284 284 284 284

TB ∑ngày ngập/ tháng 23,7 23,7 23,7 23,7

Cao độ địa hình (cm) 83,5 83,5 83,5 83,5

Tuyến 5 OT-BRU 1 OT-BRU 2 OT-BRU 3 OT-BRU 4

∑ giờ ngập/ năm 911 1.025 701 935

∑ ngày ngập/ năm 229 244 198 235

TB ∑ngày ngập/ tháng 19,1 20,3 16,5 19,6

Cao độ địa hình (cm) 91,5 89,5 95,5 91,0

Khu vực nghiên cứu nằm trong chế độ bán nhật triều không đều, 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng trong ngày, hai đỉnh triều thường bằng nhau, nhưng hai chân triều lại không bằng nhau. Thủy triều có liên quan đến mức độ ngập của từng khu

vực, tùy theo địa hình cao hay thấp mà mức độ ngập và thời gian ngập sẽ khác nhau. Chế độ ngập triều không những có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng ngập mặn, mà còn tác động đến nhiều yếu tố khác như kết cấu, độ mặn của đất, sự bốc hơi nước, các sinh vật khác trong rừng. Đặc biệt, thuỷ triều là một nhân tố quan trọng trong việc phát tán hạt giống và cây giống ở RNM, ảnh hưởng mạnh đến phân bố loài trong RNM.

Giữa các ô đo đếm, số ngày ngập triều trong tháng trung bình là 27,40 ngày dao động từ khoảng 16,5 – 30,4 ngày/ tháng, trong đó 16 ô có số ngày ngập lớn hơn số ngày ngập trung bình, chiếm 80% tổng số các ô nghiên cứu. Điều này cho thấy đây là khu vực có tần số ngập triều cao (trên 300 ngày ngập/năm), vì đây là vùng đất mới bồi nên địa hình còn thấp ít biến động. Trừ các ô đo đếm ở tuyến số 5 (OT – BRU) địa hình của tuyến này tương đối cao, nên tần số ngập triều thấp hơn các tuyến khác. Tuy nhiên, số ngày ngập giữa các ô đo đếm không khác biệt ở 95%.

Trong khi đó giữa các tuyến trong khu vực nghiên cứu có sự khác ở mức sai số 0,05. Cụ thể, độ ngập triều trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16 – 30 ngày/tháng, trong đó giá trị cao nhất đạt được ở tuyến số 1 (OT – AVI) ngập 30 ngày/tháng, trên 352 ngày/năm và có số giờ ngập trong năm cũng đạt cao nhất so với các tuyến còn lại trong khu vực nghiên cứu, đây là khu vực loài Mấm trắng tiên phong phát triển nên tần số ngập triều rất cao. Số ngày ngập đạt giá trị thấp nhất ở tuyến số 5 (OT – BRU) với 18,87 ngày ngập trong tháng, trong đó ô OT – BRU 3 có số ngày và giờ ngập thấp nhất trong năm, do ở trong tuyến này địa hình tương đối cao, đất khá ổn định, độ lún của bước chân trên nền rừng khoảng 5 cm, với các điều kiện như trên cho thấy đây là khu vực thích hợp cho sự phát triển của loài Vẹt tách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 60 - 61)