Tương quan Stán D 1,3 của loài Bần trắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 72 - 162)

Sau khi thu thập số liệu về đường kính ngang ngực, đường kính tán và tính ra được diện tích tán, sau đó tiến hành xây dựng các phương trình tương quan cho loài Bần trắng (phụ lục 10). Một số kết quả tiêu biểu trình bày trong bảng 3.10 như sau:

Bảng 3.10. Các PT biểu thị quy luật tương quan giữa Stán - D1,3 của loài Bần trắng Chỉ tiêu thống kê PT Hàm thử nghiệm R SE Pa Pb F P hàm 1 Y = sqrt(a + b*X2) 0,760 311,885 0,002 0,000 35,5 0,000 2 Y = a + b*X2 0,690 006,622 0,743 0,000 23,6 0,000 3 Y = sqrt(a + b*X) 0,624 374,937 0,003 0,000 16,6 0,000 4 Y = (a + b*X2)2 0,569 0,934 0,000 0,002 12,4 0,002 Ở loài Bần trắng này, các phương trình được chọn có hệ số tương quan không được cao (R = 0,57 – 0,76). Các tham số (Pa, Pb, Phàm) để kiểm tra sự tồn tại của phương trình đều rất nhỏ (P < 0,05), trừ phương trình Y = a + b*X2 có tham số a lớn (P = 0.743 > 0,05).

Từ những kết quả so sánh các phương trình trên, luận văn chọn phương trình 1 trong bảng 3.10 như sau:

S tán = sqrt (-350.033 + 5.902 * DBH2) (4.6) Với R = 0,760

Và 4,7 cm < DBH <17,9 cm

Bần trắng tại khu vực nghiên cứu.

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa Stán - D1,3 của loài Bần trắng.

3.2.3.2. Tương quan Stán - D1,3 của loài Mấm trắng (Avicenia alba)

Trên cơ sở số liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu tương quan giữa Stán - D1,3 của loài Mấm trắng, kết quả thu được ở (phụ lục 11), với các phương trình tiêu biểu trong bảng 3.11:

Bảng 3.11. Các PT biểu thị quy luật tương quan giữa Stán - D1,3 của loài Mấm trắng. Chỉ tiêu thống kê PT Hàm thử nghiệm R SE Pa Pb F P hàm 1 Y = a + b*X2 0,810 4,426 0,406 0,000 250,6 0,000 2 Y = a + b*X 0,771 4,809 0,000 0,000 192,3 0,000 3 Y = (a + b*X2)2 0,759 0,861 0,000 0,000 178,3 0,000 4 Y = a + b*sqrt(X) 0,727 5,187 0,000 0,000 146,9 0,000 5 Y = (a + b*sqrt(X))2 0,719 0,920 0,000 0,000 139,9 0,000

Ở loài Mấm trắng, các phương trình được chọn đều có hệ số tương quan khá chặt (R = 0,72 – 0,81). Điều này chứng tỏ giữa Stán - D1,3 của loài Mấm trắng có mối tương quan với nhau. Các tham số trong các phương trình (Pa, Pb, Phàm) hầu hết đều

DBH (cm) S tá n ( m 2 ) S tán = sqrt(-350.033 + 5.902*DBH^2) 6 9 12 15 18 0 10 20 30 40 50 60

tồn tại với xác suất P < 0,05 ngoại trừ phương trình Y = a + b*X2 cho thấy tham số a không đạt (P = 0,406 > 0,05), do đó phương trình một đã không được ưu tiên chọn mặc dù có hệ số tương quan cao nhất trong các phương trình trong bảng 3.11, về sai số tiêu chuẩn (SE) tương đối cao. Dựa vào tiêu chuẩn F, tính tiện lợi và dễ sử dụng thì phương trình được chọn là phương trình 2 trong bảng 3.11.

Stán = - 5,98992 + 1,1527 * DBH (4.7) Với R = 0,771

Và 2,4 cm < DBH < 26,7 cm

Phương trình 4.7 là phương trình tối ưu để mô phỏng mối tương quan giữa Stán - D1,3 của loài Mấm trắng.

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa Stán - D1,3 của loài Mấm trắng.

3.2.3.3. Tương quan Stán - D1,3 của loài Đước đôi (Rhizophora apiculata)

Số liệu về diện tích tán và đường kính ngang ngực qua phân tích, thử nghiệm tất cả các phương trình (phụ lục 12). Sau đây là một số các phương trình để xem xét và lựa chọn: DBH (cm) S t án ( m 2 ) S tán = -5.98992 + 1.15268*DBH 5 10 15 20 25 30 0 10 20 30 40

Bảng 3.12. Các PT biểu thị quy luật tương quan giữa Stán - D1,3 của loài Đước đôi Chỉ tiêu thống kê PT Hàm thử nghiệm R SE Pa Pb F P hàm 1 Y = a + b*X2 0,697 2,620 0,000 0,000 131,1 0,000 2 Y = (a + b*X2)2 0,652 0,590 0,000 0,000 102,9 0,000 3 Y = (a + b*X)2 0,635 0,602 0,000 0,000 93,9 0,000 4 Y = a + b*sqrt(X) 0,632 2,830 0,000 0,000 92,5 0,000 5 Y = (a + b*sqrt(X))2 0,616 0,614 0,000 0,000 84,9 0,000 Từ bảng 3.12 cho thấy, hệ số tương quan của các phương trình ở mức tương đối (R > 0,62 – 0,70), điều này chứng tỏ giữa Stán - D1,3 của loài Đước đôi có mối tương quan với nhau. Mức ý nghĩa (Pa, Pb, Phàm) của các tiêu chuẩn để kiểm tra sự tồn tại của các tham số đều rất nhỏ (P = 0,000 < 0,05), sai số tiêu chuẩn (SE) khá thấp. So sánh giữa các phương trình với nhau ta nhận thấy phương trình 1 trong bảng 3.12 có ưu thế nhất:

Stán = 1,99641 + 0,028 * DBH2 (4.8) Với R = 0,697 và 2,2 cm < DBH < 21,7 cm

Chứng tỏ phương trình được chọn đối với loài Đước đôi là phù hợp để mô phỏng mối tương quan này.

Biểu đồ 3.8. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa Stán - D1,3 của loài Đước đôi.

DBH (cm) S tá n ( m 2 ) S tán = 1.99641 + 0.0280753*DBH^2 0 4 8 12 16 20 24 0 4 8 12 16

3.2.3.4. Tương quan Stán - D1,3 của loài Vẹt tách

Trên cơ sở số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên tất cả các phương trình được trình bày trong phụ lục 13. Kết quả thử nghiệm đã đưa ra được phương trình để xem xét và lựa chọn trong bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13. Các PT biểu thị quy luật tương quan giữa Stán - D1,3 của loài Vẹt tách. Chỉ tiêu thống kê PT Hàm thử nghiệm R SE Pa Pb F P hàm 1 Y = (a + b*X2)2 0,736 0,658 0,000 0,000 109,8 0,000 2 Y = a + b*X 0,719 2,740 0,000 0,000 99,5 0,000 3 Y = (a + b*sqrt(X))2 0,704 0,689 0,000 0,000 91,5 0,000 4 Y = exp(a + b*X) 0,675 0,953 0,000 0,000 77,8 0,000 5 Y = exp(a + b*X2) 0,670 0,959 0,000 0,000 75,7 0,000 Kết quả trong bảng 3.13 cho thấy được các dạng phương trình dùng để mô tả mối tương quan giữa Stán - D1,3 ở loài Vẹt tách để xem xét và lựa chọn, với hệ số tương quan tương đối (R = 0,67 – 0,74). Mức ý nghĩa (Pa, Pb, Phàm) của các tiêu chuẩn để kiểm tra sự tồn tại của các tham số đều rất nhỏ (P = 0,000 < 0,05), sai số tiêu chuẩn (SE) khá thấp. Nếu xét thêm tiêu chuẩn F của Fisher và tính tiện lợi, dễ sử dụng thì phương trình được lựa chọn là:

Stán = (0,5421 + 0,0098 * DBH2)2 (4.9) Với R = 0,736 và 3,1 cm < DBH < 19,7 cm Chứng tỏ phương trình được chọn là phù hợp để mô phỏng mối tương quan này

Biểu đồ 3.9. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa Stán - D1,3 của loài Vẹt tách DBH (cm) S tá n ( m 2 ) S tán = (0.542084 + 0.00983996*DBH^2)^2 0 4 8 12 16 20 0 4 8 12 16

3.2.3.5. Tương quan Stán - D1,3 cả khu vực

Tương tự như việc nghiên cứu tương quan giữa Hvn - D1,3,trêncơ sở số liệu của tất cả các loài trong khu vực nghiên cứu được ghép lại với nhau để xây dựng và tìm ra phương trình tương quan tối ưu cho các loài của cả khu vực nghiên cứu về Stán - D1,3. Số liệu được phân tích và tiến hành thử nghiệm trên tất cả các phương trình được trình bày trong phụ lục 14. Kết quả các phương trình để xem xét và lựa chọn như sau:

Bảng 3.14. Các PT biểu thị quy luật tương quan giữa Stán - D1,3 cả khu vực nghiên cứu. Chỉ tiêu thống kê PT Hàm thử nghiệm R SE Pa Pb F P hàm 1 Y = a + b*X2 0,756 3,629 0,005 0,000 525,8 0,000 2 Y = sqrt(a + b*X2) 0,729 92,904 0,000 0,000 446,7 0,000 3 Y = a + b*X 0,696 3,980 0,000 0,000 370,8 0,000 4 Y = (a + b*X2)2 0,695 0,767 0,000 0,000 367,7 0,000 5 Y = (a + b*X)2 0,664 0,798 0,000 0,000 310,8 0,000 6 Y = a + b*sqrt(X) 0,646 4,232 0,000 0,000 282,4 0,000

Qua bảng 3.14 nhận thấy rằng, các phương trình đưa ra có hệ số tương quan khá chặt (R = 0,65 – 0,76). Mức ý nghĩa (Pa, Pb, Phàm) của các tiêu chuẩn để kiểm tra sự tồn tại của các tham số đều nhỏ (P < 0,05). Xét về sai số tiêu chuẩn (SE) chỉ có phương trình Y = sqrt(a + b*X2) có sai số tiêu chuẩn cao nên không được ưu tiên chọn, còn các phương trình còn lại có hệ số tiêu chuẩn tương đối thấp. Từ những kết quả so sánh và chọn lựa, nếu xét thêm tiêu chuẩn F, tính tiện lợi và dễ sử dụng thì phương trình được chọn là:

Stán = 0,800187 + 0,385565 * BDH2 (4.10) Với R = 0,756

Và 2,2 cm < DBH < 26,7 cm

Phương trình 4.10 thể hiện được mối tương quan giữa Stán - D1,3 cả khu vực nghiên cứu. Kết quả thu được từ tương quan này sẽ giúp cho công tác điều tra nghiên cứu dễ dàng và nhanh chóng hơn, tiết kiệm được sức lao động, thời gian tiền

bạc cho các nhà lâm nghiệp, các nhà nghiên cứu.

Biểu đồ 3.10. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa Stán - D1,3 cả khu vực nghiên cứu

3.3. CẤU TRÚC RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC CỒN TRONG CỬA SÔNG ÔNG TRANG SÔNG ÔNG TRANG

Trong nghiên cứu cấu trúc rừng được chia ra thành nhiều dạng như sau: - Cấu trúc sinh thái: Nghiên cứu tổ thành loài, dạng sống tầng phiến của

rừng, đa dạng sinh học.

- Cấu trúc theo không gian: Nghiên cứu sự sắp xếp của các thành phần cấu tạo nên hệ sinh thái rừng, bao gồm cấu trúc theo phương thẳng đứng (tầng thứ), cấu trúc theo phương nằm ngang (mật độ cây, mô hình phân bố trên bề mặt đất).

3.3.1. Cấu trúc sinh thái

3.3.1.1. Tổ thành loài

Nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài được xem là công việc quan trọng đầu tiên trong việc nghiên cứu cấu trúc rừng, nhằm chỉ ra những loài nào hiện đang tồn tại

DBH (cm) S tá n ( m 2 ) Stán = 0.800187 + 0.0385565*DBH^2 0 5 10 15 20 25 30 0 10 20 30 40

trong khu vực nghiên cứu đó và những loài cây khác cùng sinh sống. Từ đó xem xét sự đóng góp của các loài thực vật này trong sự hình thành quần xã rừng.

Trong hệ sinh thái rừng tự nhiên nhiệt đới, thành phần hệ thực vật hết sức phong phú đa dạng, hệ sinh thái này được quyết định bởi các đặc điểm của hệ thực vật và sự thích ứng của loài với điều kiện lập địa nơi chúng sinh sống. Nhưng đối với hệ sinh thái RNM thì phong phú về thành phần loài thực vật có thấp hơn so với các loại rừng trong đất liền, vì chúng là những loài mới được hình thành trên những vùng đất mới.

Kết quả điều tra trong khu vực nghiên cứu có 4 loài chính đều là những cây RNM thực thụ đó là các loài: Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Đước đôi

(Rhizophora apiculata), Mấm trắng (Avicenia alba), Bần trắng (Sonneratia alba). Trong đó loài Đước đôi chiếm số lượng nhiều nhất với 157 cây, chiếm 36%, kế đến là loài Mấm trắng với số lượng là 144 cây, chiếm 33%, tiếp theo là Vẹt tách với 104 cây, chiếm 24% và cuối cùng là Bần trắng chiếm 7% (phụ lục 4.1, 4.2, 4.3, 4.4).

Thành phần loài (Sl): Qua kết quả phân tích cho thấy, số lượng loài từ 1 – 4 loài, trung bình là 2,3 ± 0,37 loài. Trong đó số lượng ô tiêu chuẩn có số loài lớn hơn mức trung bình là 8 ô, chiếm 40% tổng số các ô đo đếm. Số ô có số loài thấp hơn số loài trung bình là 12 ô, chiếm 60% tổng số các ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu. Thành phần loài cao nhất ở ô OT - ARH 1 thuộc tuyến 3, là tuyến các loài thực vật đang ở giai đoạn chuyển giao từ loài Mấm trắng, Bần trắng sang loài Đước đôi nên số loài trong tuyến này cao hơn những nơi khác trong khu vực nghiên cứu. Thành phần loài thấp nhất nằm ở các ô OT - BRU 2, OT - BRU 3 thuộc tuyến 5, là tuyến có các loài thực vật sống trên điều kiện đất đai ổn định và đây là nơi thích hợp cho loài Vẹt tách phát triển vì vậy thành phần loài hạn chế hơn các tuyến khác.

Từ bảng số liệu 3.4, cho thấy mật độ phân bố các cây trong một hecta (suy ra từ các ô đo đếm) không lớn. Mật độ cây trung bình đạt 2.185 cây/ha, trong đó ở ô OT – ARH 2 đạt giá trị cao nhất với mật độ 3.400 cây/ha và thấp nhất ở ô OT – SAV 4 với mật độ 1.000 cây/ha.

cá thể /ô đo đếm. Trong đó, có 9 ô có số cá thể lớn hơn mức trung bình, chiếm 45% tổng số các ô trong khu vực nghiên cứu và 11 ô có số cá thể nhỏ hơn mức trung bình, chiếm 55% tổng số các ô trong khu vực nghiên cứu. Điều này cho thấy có sự biến động về số lượng cá thể trong các quần xã.

Bảng 3.15: So sánh thành phần loài và mật độ cá thể giữa các ô đo đếm trong khu vực Kí hiệu ô mẫu Sl N OT - AVI 1 1 2.300 OT - AVI 2 2 3.200 OT - AVI 3 3 2.700 OT - AVI 4 2 2.500 OT - SAV 1 3 1.300 OT - SAV 2 2 1.500 OT - SAV 3 2 1.200 OT - SAV 4 2 1.000 OT - ARH 1 4 3.000 OT - ARH 2 3 3.400 OT - ARH 3 3 2.800 OT - ARH 4 3 2.100 OT - RHI 1 2 2.000 OT - RHI 2 3 2.000 OT - RHI 3 2 1.500 OT - RHI 4 3 3.300 OT - BRU 1 2 1.800 OT - BRU 2 1 1.500 OT - BRU 3 1 2.700 OT - BRU 4 2 1.900

3.3.1.2. Các chỉ số đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và sự cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng của loài người và sự bền vững của hệ sinh thái trên trái đất.

Trên thế giới và tại Việt Nam có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đa dạng sinh học. Kết quả của các công trình nghiên cứu đã thống kê được sự đa dạng sinh học trên toàn cầu và từng khu vực, đề xuất được các phương pháp điều tra, đánh giá và bảo tồn đa dạng sinh học. Nhìn chung, đa số các nghiên cứu đi theo hướng điều tra đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố mối trường đến sự phân bố loài, nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của đa dạng sinh học. Một số nghiên cứu về cấu trúc, sự phong phú về thành phần loài nhằm xây dựng các cơ sở khoa học phục vụ việc khôi phục, quản lý rừng hợp lý. Một số nghiên cứu khác đã phân tích, đánh giá đa dạng sinh học bằng các chỉ số đa dạng theo phương pháp định lượng với sự hỗ trợ tính toán của các phần mềm tin học chuyên dùng để thống kê tính đa dạng, đánh hiện trạng đa dạng sinh học, quan trắc biến động quần xã, so sánh tính đa dạng theo thời gian và không gian dựa trên các mẫu thu ngẫu nhiên từ quần xã, xác định mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. Hiện nay, phương pháp này đang được các nhà khoa học ở nước ngoài thường dùng để đánh giá, phân tích đa dạng sinh học. Ở Việt Nam phương pháp định lượng trong nghiên cứu đa dạng sinh học cũng đã được áp dụng.

Vì vậy, để tiến hành nghiên cứu đa dạng sinh học tại Cồn Trong cửa sông Ông Trang bằng phương pháp định lượng. Chúng tôi đã thu thập số liệu về thành phần loài, số lượng cá thể trong các ô đo đếm, sau các bước kiểm tra và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm PRIMER 5, đã thu được những kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.16.

Qua kết quả phân tích trên và phụ lục 20:

- Đa dạng loài Margalef (d): Trong các ô đo đếm cho thấy chỉ số đa dạng loài biến động từ 0 - 0,88 trung bình 0,43 ± 0,11. Chỉ số đa dạng của 8 ô đo đếm lớn hơn chỉ số đa dạng trung bình, chiếm 40% tổng các ô đo đếm. Trong đó chỉ số đa

dạng loài cao nhất ở ô OT - ARH 1 là 0,88 với số loài trong ô này là 4 loài cao nhất trong các ô đo đếm và chỉ số đa dạng loài thấp nhất là 0 ở các ô OT - BRU 2, OT - BRU 3 vì các ô này chỉ có một loài duy nhất nên không có chỉ số đa dạng loài. Số liệu này chứng tỏ chỉ số đa dạng loài ở khu vực này thấp.

Bảng 3.16. Các chỉ số ĐDSH của các ô đo đếm

Kí hiệu ô mẫu Sl d J' H'(loge) D – ưu thế Simpson

OT - AVI 1 1 0,00 0,00 1 OT - AVI 2 2 0,29 0,34 0,23 0,88 OT - AVI 3 3 0,61 0,29 0,32 0,85 OT - AVI 4 2 0,31 0,63 0,44 0,72 OT - SAV 1 3 0,78 0,49 0,54 0,71

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 72 - 162)