Diễn thế tự nhiên của các loài cây rừng ngập mặn chính thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 45 - 47)

Quần thụ Mấm trắng (Avicenia alba) có xen ít Bần trắng (Sonneratia alba). Mấm trắng chiếm số lượng lớn là loài cây tiên phong lấn biển ở khu vực cửa Sông Ông Trang, sống trên dạng đất bùn lỏng, ngập triều sâu hàng ngày, độ lún của bước chân khi đi trên nền rừng là khoảng 40cm, xen kẽ ít Bần trắng - loài tiên phong, sống trên dạng bùn pha cát.

Quần thụ Mấm trắng (Avicennia alba) và Đước đôi (Rhizophora apiculata)

hỗn giao. Đây là diễn thế tiếp theo của loài Mấm trắng; đất đai vẫn ở dạng bùn lỏng, tuy nhiên đất đã ổn định và thành thục dần, độ lún của bước chân trên dưới 30 cm.

Quần thụ Đước đôi (Rhizophora apiculata) – Mấm trắng (Avicennia alba) – Vẹt tách (Bruguiera parviflora) hỗn giao. Quần thụ này hiện diện trên vùng đất đã khá ổn định, đất đai thuộc dạng bùn chặc, độ lún của bước chân trên nền rừng từ 7 -

10 cm. Trong quần thụ này Đước là loài chiếm ưu thế, có xen với Vẹt tách và Mấm trắng; trong đó loài Mấm trắng đã dần sụt giảm.

Quần thụ Đước Đôi (Rhizophora apiculata) – Vẹt tách (Bruguiera parviflora) hỗn giao. Quần thụ này xuất hiện trên khu vực đất đã ổn định, độ lún của bước chân trên nền rừng là từ 1 - 5 cm. Ở đây Mấm trắng và Bần trắng đã hoàn thành chức năng lấn biển và được thay thế bằng các loài cây khác. Trong đó Vẹt tách chiếm tỷ lệ lớn nhất kế đến là Đước, tạo thành khu rừng hỗn giao Đước – Vẹt tách.

Quần thụ Đước đôi (Rhizophora apiculata) – Dà quánh (Ceriops zippeliana)

– Vẹt tách (Bruguiera parviflora) hỗn giao. Dạng rừng này tồn tại trên khu vực đất đã hoàn toàn ổn định, độ lún của bước chân trên nền rừng là không đáng kể. Loài Vẹt tách đã dần mất ưu thế, thay vào đó là loài Dà quánh.

Quần thụ Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica) – Dà quánh (Ceriops zippeliana)

hỗn giao. Dạng rừng này hiện diện ở khu vực đất sét cứng, đất hầu như không còn bị lún. Chiếm ưu thế tuyệt đối là loài Vẹt trụ, kế đến là loài Dà quánh, Đước đã bắt đầu kém thích nghi trên dạng đất này, riêng loài Vẹt tách đã không còn tồn tại. Trên dạng đất này xuất hiện 1 số loài cây ngập mặn sống trên vùng đất cao ít ngập triều như Sú (Aegiceras corniculatum), Dà vôi (Ceriops tagal), Vẹt đen (Bruguiera sexangula) kể cả loài Ráng đại (Acrostichum aureum), một loài thích nghi ở vùng nước lợ.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)