Địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 43 - 45)

Huyện Ngọc Hiển 3 mặt giáp biển, một mặt giáp sông, địa thế cô lập hoàn toàn. Địa hình bằng phẳng, cao trung bình từ 0,5 – 0,7 m, thường xuyên ngập triều biển, riêng vùng ven biển Đông có địa hình cao hơn (từ 1,2 – 1,5 m). Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch tự nhiên và kênh mương chằng chịt. Do hình thành từ các trầm tích biển trẻ nên nhìn chung nền đất yếu, lớp bùn hữu cơ và sét hữu cơ dày từ 0,7- 1,7 m, lớp bùn sét dày 1,3 – 1,4 m [47].

Nguyễn Ngọc Trân và cộng sự (1996) phân chia đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng huyện Ngọc Hiển, Cà Mau như sau [46]:

Bảng 1.3. Địa mạo – thổ nhưỡng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Đơn vị địa mạo Đơn vị thổ nhưỡng Diện tích

Bãi triều cao

(Slikke intertidal haute)

Đất bãi bồi

(Salie Hydraquents) 2.180 ha Bãi triều thấp

(Slikke intertidal bassee)

Đất bãi bồi

(Silic Hydraquents) 3.060 ha Đồng bằng châu thổ

(Plaine deltaique supratidale)

Đất phèn tiềm tàng mặn

(Pale sulflic salic Tropaquents) 540 ha

Bãi bồi – Đê sông (Leveé naturelle)

Đất phù sa dưới RNM (Salic Fluvaquents)

Đất phèn tiềm tàng sâu dưới RNM

(Sulfic salic Fluvaquents)

7.260 ha 10.420 ha

Cồn bãi cổ (Cordonancien)

Đất phèn tiềm tàng nông dưới

RNM (Salic sulfatquents) 1.330 ha

Đất phèn tiềm tàng nông dưới

RNM (Salic sulfatquents) 94.670 ha Bưng lầy

(Marais maritime)

Đất phèn tiềm tàng nông sâu

dưới RNM (Salic sulfatquents) 1.530 ha

Đất than bùn phèn tiềm tàng mặn 310 ha

1.3.5. Tính chất đất

1.3.5.1. Kết cấu đất

Chủ yếu là đất sét và bùn (< 17 cm) chiếm 90% ở tầng 10cm; 78% ở tầng 40 - 50 cm. Còn lại là bùn thô (17 – 67 cm); không cát [46].

1.3.5.2. Dung trọng đất

Thịt pha sét : 1,5 (1,4 –1,6) Đất thịt mặn : 1,3 (1,2 – 1,3) Sét : 1,25 (1,2 – 1,3) [46]

1.3.5.3. Độ mặn và các dạng đất mặn

Nhóm đất mặn có diện tích 207.284 ha, chiếm 39,9 % diện tích toàn tỉnh. Trong đó, chủ yếu là đất mặn trung bình chiếm 100.731 ha và đất mặn ít chiếm 74.740 ha, còn lại là đất mặn nặng. Độ mặn của đất biến động từ 20 ‰ đến 38 ‰, trung bình là 26,7 ‰.

Về phương diện xâm nhập mặn và tính chất hóa học có thể chia thành:

a) Đất mặn thường xuyên là đất quanh năm bị ảnh hưởng mặn bao gồm đất dưới rừng ngập mặn và vùng ven biển.

Chỉ số pH (H2O) thường ở mức trung hòa đến hơi kiềm (7 - 8). Hàm lượng % Cl- khá cao 0,5 – 1,4 % ngay ở tầng mặt.

EC cũng ở mức cao 7,5 – 8,3 ms/cm.

b) Đất mặn theo mùa chỉ bị mặn trong mùa khô bao gồm đất mặn ít và trung bình ở sâu trong nội đồng.

Hàm lượng % Cl- thấp hơn hẳn so với đất mặn thường xuyên 0,06 – 0,15 % ngay ở tầng mặt.

EC cũng ở mức thấp 4 - 5 ms/cm [48].

1.3.6. Chất lượng nước [46]

Môi trường nước ở Cà Mau bao gồm nước sông rạch, đầm lầy, nước ven biển. Đây là môi trường sinh sống của các loài thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao, là nơi có sự phát triển của các loài cây rừng ngập mặn và sự phát triển của giao thông vận tải.

Môi trường nước thường thay đổi theo mùa, nước bị nhiễm phèn, mặn trong mùa khô. Quá trình lan truyền ô nhiễm thường ảnh hưởng trực tiếp lên hệ sinh thái rừng ngập mặn.

1.3.7. Thực vật ở Cà Mau

1.3.7.1. Thảm thực vật RNM [11]

Tổng số loài cây RNM hiện có tại Cà Mau là 66 loài. Trong đó chia ra:

 Cây rừng ngập mặn chính thức 27/32 loài hiện có ở Việt Nam.

 Cây tham gia RNM: 28 loài.

 Các loài chuyển tiếp sinh thái (nhập cư): 38 loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)