chiếm nhiều không gian nên mật độ cây thường thấp hơn so với những ô có các cây nhỏ hơn phát triển và tiết diện ngang cũng tăng theo các nhân tố trên như các cây ở ô OT – RHI 1 có D1,3 = 14,02 cm, Hvn = 14,7 m, N = 2.000 cây và G = 32,22 m2. Tuy nhiên, với những cây có D1,3 và Hvn đều nhỏ nhưng có mật độ cây N cao thì tiết diện ngang vẫn có thể đạt giá trị cao như ở ô OT – ARH 2 có D1,3 = 9,7cm, Hvn = 10,2 m, N = 3.400 cây và G = 32,02 m2. Điều này cho thấy một trong 3 nhấn tố D1,3, Hvn, N tăng thì tiết diện ngang G sẽ tăng.
3.2.2. Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực (Hvn - D1,3) D1,3)
Đường kính ngang ngực và chiều cao của cây là các chỉ số nói lên cấu trúc ảnh hưởng đến mật độ, sự phân bố không gian của các cá thể trong một quần thể thực vật nhất định. Do đó, mối quan hệ giữa hai chỉ số có thể được dùng để đánh giá hiện trạng sinh trưởng và phát triển của rừng.
Trong quá trình điều tra đo đạc, các yếu tố cây rừng gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Để khắc phục hiện tượng này, trong điều tra đo cây rừng, người ta thường xác định nhân tố dễ đo đếm để suy ra nhân tố còn lại thông qua các phương trình tương quan.
Để nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao cây và đường kính ngang ngực tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã thu thập các số liệu về chiều cao cây và đường kính ngang ngực tại các ô tiêu chuẩn. Sau đó kiểm tra lại nhằm loại bỏ những số liệu không hợp lý trong quá trình đo đếm và tiến hành các bước tính toán, dựa vào phần mềm Stagraphic 3.0 để xác định phương trình tương quan phù hợp nhất.