Để thấy một cách toàn diện về cấu trúc của các ô và trên các tuyến, luận văn này đã sử dụng chỉ số phức tạp để xem xét và so sánh trên cơ sở định lượng, sau khi tính toán các số liệu thu thập được kết quả thể hiện ở bảng 3.18 như sau:
Bảng 3.19. Chỉ số phức tạp Ic của các ô trong khu vực nghiên cứu
Kí hiệu Sl N (cây)/ha G (m2)/ha Hvn (m) Ic
OT- AVI 1 1 2.300 28,2 9,8 6,4 OT-AVI 2 2 3.200 29,7 8,3 15,8 OT-AVI 3 3 2.700 26,9 9,4 20,5 OT- AVI 4 2 2.500 18,1 8,4 7,60 Tb - tuyến 1 2,0 ± 1,23 2.675 ± 614 25,7 ± 8,29 9,0 ± 1,18 12,6 ± 10,72 OT-SAV 1 3 1.300 6,8 6,4 1,70 OT-SAV 2 2 1.500 13,5 5,4 2,20 OT-SAV 3 2 1.200 9,4 6,2 1,40 OT-SAV 4 2 1.000 15,5 7,6 2,30 Tb - tuyến 2 2,3 ± 0,80 1.250 ± 331 11,3 ± 6,25 6,4 ± 1,45 1,9 ± 0,67 OT-ARH 1 4 3.000 30 11,1 40,0 OT-ARH 2 3 3.400 32 10,2 33,3 OT-ARH 3 3 2.800 28,2 10,6 25,1 OT-ARH 4 3 2.100 28,3 11,5 20,5 Tb - tuyến 3 3,3 ± 0,80 2.825 ± 865 29,6 ± 2,84 10,9 ± 0,90 29,7 ± 13,78 OT-RHI 1 2 2.000 32,2 14,7 18,9 OT-RHI 2 3 2.000 30,5 14,9 27,2 OT-RHI 3 2 1.500 22,5 14,8 10,0 OT-RHI 4 3 3.300 25,1 11,7 29,1 Tb - tuyến 4 2,5 ± 0,92 2.200 ± 1.225 27,6 ± 7,22 14,0 ± 2,47 21,3 ± 13,90 OT-BRU 1 2 1800 19,5 14 9,80
OT-BRU 2 1 1500 12,5 14,3 2,70
OT-BRU 3 1 2700 21,8 14,2 8,40
OT-BRU 4 2 1900 22,4 13,5 11,5
Tb - tuyến 5 1,5 ± 0,92 1.975 ± 815 19,1 ± 7,23 14 ± 0,57 8,1 ± 6,1
Qua kết quả phân tích và tính toán nhận thấy:
Chỉ số phức tạp trung bình cả khu vực là 14,72 ± 5,43. Trong đó, tuyến 3 (OT – ARH) có chỉ số phức tạp cao nhất là 29,7 ± 13,78, vì đây là tuyến hỗn giao giữa các loài với sự chuyển tiếp từ Mấm trắng sang Đước đôi, nên thành phần loài có sự phong phú hơn và mật độ cây trong tuyến này cũng đạt cao nhất, kèm theo đó chiều cao cây và tiết diện ngang cũng đạt giá trị cao. Vì vậy mà Ic của tuyến này đạt cao nhất.
Chỉ số phức tạp thấp nhất ở tuyến 2 (OT – SAV) là 1,9 ± 0,67, yếu tố chủ yếu làm cho tuyến này có chỉ số phức tạp nhỏ nhất là do đây là tuyến những cây Bần trắng và Mấm trắng tiên phong nên số lượng và kích thước cây nhỏ (tiết diện ngang và chiều cao cây nhỏ).
Các tuyến như OT – BRU và tuyến OT – AVI có chỉ số phức tạp xấp xỉ giá trị trung bình, ở tuyến OT – BRU do là tuyến đang phát triển ổn định trên điều kiện sống ổn định vì vậy thành phần loài không phong phú chủ yếu là Vẹt tách. Còn tuyến OT – AVI chỉ số phức tạp không cao là do tuyến này loài phát triển chủ yếu là Mấm trắng tiên phong, các cây ở đây chưa được cao lắm. Ở tuyến 4 (OT – RHI) có chỉ số phức tạp khá cao, vì đây là khu vực hỗn giao giống với tuyến OT – ARH có thành phần loài tương đối cao, tuy nhiên mật độ cây thấp hơn tuyến 3 vì tuyến này đã dần ổn định nên các cây tự tỉa thưa để phát triển về kích thước.
Nhận xét: Khi chỉ số phức tạp Ic lớn thì một trong các nhân tố như Sl, N, G, Hvn cũng lớn hoặc cả 3 nhân tố đều lớn, nói cách khác là chỉ số phức tạp tỉ lệ thuận với các nhân tố Sl, N, G, Hvn và ngược lại. Cụ thể như ô tiêu chuẩn OT – ARH 1 có chỉ số phức tạp Ic lớn nhất là 40 vì ô này các nhân tố khác cũng cao như thành phần loài cao nhất là 4 loài, N = 3.000 cây/ha, G = 30 m2/ha, Hvn = 11,1 m. Một trong các nhân tố liên quan thấp thì chỉ số phức tạp cũng giảm theo như trường
hợp ở ô OT – ARH 2 mặc dù có N = 3.400 cây/ha, G = 32 m2/ha nhưng Hvn = 10,2 m và thành phần loài thấp hơn có 3 loài thì chỉ số phức tạp sẽ thấp hơn Ic = 33,3.