Các nhân tố vô sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 49 - 50)

Để nghiên cứu cấu trúc RNM đề tài đã tiến hành đo đạc các thông số sau: - Thiết lập các ô đo đếm trên các tuyến. Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu

GPS để xác định vị trí các ô, dùng thước dây 20 m bao quanh ô sao cho kích cỡ 10 m x 10 m, và dùng dây nilong giới hạn kích thước ô đo đếm. Sau đó dùng la bàn để xác định hướng ô đo đếm và hướng khu vực nghiên cứu. - Đo thủy triều: Thông qua số liệu đo đạc về địa hình tại các tuyến nghiên cứu.

Sau đó dựa vào bảng số liệu mực nước thủy triều tại trạm đo Năm Căn năm 2009, để tính ra mức nước thủy triều ngập tại các khu vực nghiên cứu.

- pH đất được xác định ngay ngoài thực địa bằng cách khoan một lõi đất với đường kính 90 cm chiều dài 100 cm ở mỗi ô mẫu, sau đó đo trực tiếp pH đất bằng WTW Multi 340i lần lượt ở các tầng đất 10 cm và 40 cm (dựa theo phương pháp nghiên cứu của English và cộng sự, 1997) [21].

+ Bùn lỏng: Khi bước chân xuống bùn lỏng, bị lún quá đầu gối và khi cử động lại lún sâu hơn 30 m.

+ Bùn chặt: Khi bước chân xuống bùn chặt, bị lún khoảng 20 – 30 cm, khó lấy chân lên.

+ Sét mềm: Khi bước chân xuống sét mềm, bị lún khoảng 10 – 20 cm. + Sét cứng: Bước đi trên sét cứng, chân bị lún khoảng 5 cm.

+ Đất rắn chắc: Đi trên đất rắn chắc, ẩm ướt, chỉ in dấu chân không lún [8].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng ngập mặn tại cồn trong cửa sông ông trang, huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)