Tuổi phôi tr−ớc đông

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng trong chuyển phôi đông lạnh tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 34)

Đã có rất nhiều nghiên cứu so sánh kết quả sau chuyển phôi đông lạnh ở các tuổi phôi khác nhau: giai đoạn tiền nhân, giai đoạn phân chia sớm, giai đoạn phôi nang. Phần đông các tác giả đều báo cáo rằng đông phôi giai đoạn tiền nhân có tỷ lệ sống sau rã đông cao nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ làm tổ và có thai lâm sàng liên quan với tuổi phôi tr−ớc đông ở các nghiên cứu khác nhau là rất khác nhau.

* Đông phôi giai đoạn tiền nhân:

Đông phôi giai đoạn tiền nhân là biện pháp đ−ợc nhiều trung tâm chọn lựa khi cần đông phôi toàn bộ của những bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng (QKBT). Nghiên cứu hồi cứu ngẫu nhiên của Ferraretti (1999) [60] phân tích trên 125 bệnh nhân có nguy cơ QKBT, có E2 > 1500 vào ngày tiêm HCG và có > 15 noãn. Số bệnh nhân này đ−ợc chia làm 2 nhóm: nhóm chứng A: n = 67, chuyển phôi t−ơi: nhóm B: n = 58, đông phôi toàn bộ ở giai đoạn tiền nhân. Kết quả cho thấy tỷ lệ có thai (PR) của nhóm A là: 46,3%, nhóm B là 48,3%: Tỷ lệ sinh sống (live birth rate = LBR) của nhóm A là 38,8%, nhóm B là 39,6%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, ở nhóm B không có QKBT trong khi nhóm A có 4 tr−ờng hợp triệu chứng QKBT tăng

Có nhiều nghiên cứu đ−a ra −u thế của đông phôi giai đoạn tiền nhân so với các giai đoạn khác.

Theo nghiên cứu của Senn A 2000 [107], trên 382 bệnh nhân chia làm 3 nhóm. Nhóm 1: đông phôi giai đoạn tiền nhân, nhóm 2: đông phôi giai đoạn phân chia sớm, nhóm 3: 89 bệnh nhân không đông phôi đ−ợc do phôi phát triển kém, kết quả là tỷ lệ có thai (PR) và tỷ lệ sinh sống (LBR) sau chuyển phôi t−ơi giống nhau ở các nhóm. Tuy nhiên, tỷ lệ làm tổ (IR) và tỷ lệ có thai (PR) sau chuyển phôi đông lạnh (FET) ở nhóm 1 cao hơn rõ rệt nhóm 2: 10,5% so với 5,9%; 19,5% so với 10,9% (P<0,2) .

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác nh− nghiên cứu của Amarine ZO (2004) [36], hoặc nghiên cứu của Horne- G và cs.(1997) [67] lại đ−a ra kết luận là tỷ lệ sống của phôi sau rã đông và tỷ lệ có thai sau chuyển phôi đông lạnh của phôi giai đoạn tiền nhân và giai đoạn phân chia sớm cũng không có gì khác biệt.

* Đông phôi giai đoạn phân chia sớm:

Một trong những ảnh h−ởng xấu nhất của quá trình đông lạnh và rã đông là làm thoái hoá những tế bào của phôi ở giai đoạn phân chia sớm Edgar- D H( 2000) [57].

Các nghiên cứu trên phôi đông lạnh - rã đông giai đoạn phân chia sớm cho thấy phôi có khả năng sống khi còn giữ đ−ợc ít nhất một nửa số tế bào còn nguyên trong phôi sau rã đông. Tỷ lệ phôi sống (SR) sau rã đông khoảng 50 - 80%. Tỷ lệ sống cao nhất khi phôi tr−ớc đông có hình thái bình th−ờng, không có mảnh vỡ (fragment) và các tế bào đồng đều (Mandelbaunm 1994, [84])

Ngoài ra, lại có nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của phôi ngày 3 cao hơn ngày 2 nh−ng tỷ lệ có thai không có gì khác biệt [34]. Tóm lại, các nghiên cứu so sánh giữa đông phôi ngày 2 và ngày 3 có kết quả rất khác nhau.

* Đông phôi giai đoạn phôi nang (blastocyst):

ở nhiều n−ớc trên thế giới, luật pháp chỉ cho phép chuyển tối đa 3- 4 phôi để tránh đa thai [62].

Hơn nữa, một số bang ở Mỹ và nhiều n−ớc ở châu Âu chỉ cho phép chuyển 1- 2 phôi [94]

Vì vậy, việc nuôi cấy và chọn lựa đ−ợc phôi tốt nhất luôn luôn là mục tiêu để các trung tâm TTTON phấn đấu và hoàn thiện. Chỉ những phôi tốt và nuôi cấy trong môi tr−ờng tốt mới phát triển đ−ợc thành phôi nang. Do đó, khi chỉ đ−ợc chuyển 1- 2 phôi, các nhà chuyên môn có xu h−ớng muốn chuyển phôi nang để chọn lọc đ−ợc những phôi tốt nhất và chọn đ−ợc thời điểm chuyển phôi sinh lý hơn. Khi nuôi phôi đến giai đoạn phôi nang thì đ−ơng nhiên là sẽ có những tr−ờng hợp thừa phôi nang để đông phôi. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về đông phôi nang cho kết quả trái ng−ợc nhau. Nói chung, những báo cáo gần đây cho thấy kết quả tốt hơn rất nhiều, có lẽ vì ph−ơng pháp đông phôi nang đã đ−ợc hoàn thiện dần dần.

Ph−ơng pháp này đã đ−ợc nhiều trung tâm thụ tinh ống nghiệm −a dùng vì tính tiện lợi cũng nh− kết quả của nó cũng đang dần đ−ợc khẳng định.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng trong chuyển phôi đông lạnh tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 34)